-
Xử lý vi phạm đất đai là thách thức lớn của ngành Tài nguyên và Môi trường -
Vẫn còn địa phương chưa hoàn thành ban hành văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai -
Thông qua Luật Đất đai là một trong 10 sự kiện tiêu biểu của ngành Tài nguyên và Môi trường -
Chính thức áp dụng thu phí không dừng tại tất cả làn xe ra/vào sân bay Nội Bài -
Thủ tướng Chính phủ đôn đốc thực hiện tổng kiểm kê tài sản công -
Phân công cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản quy định chi tiết thi hành các luật, nghị quyết mới
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2019 (đánh giá lại) tính bằng USD (theo tỷ giá hối đoái) đạt quy mô khá và tăng lên; thứ bậc trong khu vực, ở châu Á và trên thế giới đã có sự cải thiện. Năm 2020 đạt 343,3 tỷ USD, năm 2021 đạt 362 tỷ USD. Kết quả này đạt được do nhiều yếu tố. Có yếu tố do tăng trưởng GDP đạt được liên tục trong thời gian dài (tính đến nay đạt 41 năm, chỉ thấp thua kỷ lục 44 năm do Trung Quốc đang nắm giữ). Có yếu tố do tỷ giá VND/USD ổn định, từ 2 năm nay còn giảm.
Nếu tính bằng USD theo sức mua tương đương (PPP) còn có quy mô lớn hơn và thứ bậc còn cao hơn. Năm 2020 đạt 1.060,8 tỷ USD, năm 2021 đạt 1.118,6 tỷ USD. Ngoài 2 nguyên nhân như trên, còn do chênh lệch tỷ giá VND/USD và tỷ giá PPP hiện còn lớn và cao hơn con số tương ứng của nhiều nước. Với quy mô tổng GDP như trên, Việt Nam có sức hấp dẫn tăng lên của các nhà đầu tư, thương mại và khách quốc tế.
Do dân số tăng chậm lại, GDP tính bằng USD cao lên, nên GDP bình quân tính bằng USD đã cao lên cả về quy mô tuyệt đối, cả về thứ bậc trong khu vực, ở châu Á và trên thế giới. Nếu GDP năm 2019 lần đầu tiên vượt qua mốc 3.400 USD, thì năm 2020 đạt 3.518 USD và năm 2021 đạt 3.675 USD. Nếu tính bằng USD theo tỷ giá PPP còn cao hơn, năm 2019 đạt 10.578 USD, năm 2020 đạt 10.871 USD, năm 2021 đạt 11.356 USD và thứ bậc cũng cao hơn.
Tuy nhiên, do thứ bậc về tổng GDP còn thấp khá xa so với thứ bậc về dân số, nên thứ bậc về GDP bình quân đầu người còn thấp xa so với thứ bậc về tổng GDP và thứ bậc về dân số. Nguy cơ “tụt hậu xa hơn”, “chưa giàu đã già” vẫn còn hiện hữu. Giải pháp có tầm quan trọng hàng đầu là tăng trưởng cao và bảo đảm sự bền vững của tốc độ đó trên cơ sở nâng cao hiệu quả đầu tư, nâng cao mức năng suất lao động, coi khoa học - công nghệ là động lực của tăng trưởng, giáo dục - đào tạo là chìa khóa của khoa học - công nghệ.
Xuất, nhập khẩu mấy năm nay đạt được nhiều sự vượt trội. Quy mô tuyệt đối về kim ngạch xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ đứng thứ hạng cao hơn thứ hạng về tổng GDP và cao hơn thứ hạng về GDP bình quân đầu người. Tỷ lệ kim ngạch xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ/GDP của Việt Nam tăng lên (so với GDP đánh giá lại, nếu năm 2015 là 67,7%, thì năm 2019 đạt 79,6%, năm 2020 đạt 82,3%, năm 2021 đạt 92,9%).
Con số trên thuộc loại cao trên thế giới, chỉ thua Hồng Kông (177,5%), Singapore (173,5%) - là 2 thương cảng có tính trung chuyển lớn của thế giới và Ireland (126,8%), các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (92,5%) - là 2 quốc gia xuất khẩu xăng dầu lớn. Nhiều mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam đứng thứ hạng cao trên thế giới. Năm 2021 là năm thứ 6 liên tục xuất siêu; ở vị thế xuất siêu với nhiều thị trường (trong đó 34 thị trường xuất siêu trên 1 tỷ USD).
Tuy nhiên, do công nghiệp hỗ trợ còn yếu, tính gia công lắp ráp còn lớn, hiệu quả và sức cạnh tranh còn thấp, nên kim ngạch nhập khẩu còn lớn. Khu vực trong nước có tỷ trọng xuất khẩu thấp, tỷ trọng nhập khẩu cao, nên khu vực này liên tục nhập siêu lớn.
Dự trữ ngoại hối của Việt Nam đã tăng từ 28,3 tỷ USD năm 2015 lên 78,3 tỷ USD năm 2019 và khoảng 100 tỷ USD năm 2021- từ chỗ chỉ tương đương 2 tháng nhập khẩu, nay đã đạt được trên 3 tháng nhập khẩu - vượt ranh giới an toàn tài chính theo thông lệ quốc tế. Dự trữ ngoại hối tăng do nhiều yếu tố: lượng ngoại tệ từ các nguồn như FDI, kiều hối, chi tiêu của khách quốc tế… về Việt Nam đạt quy mô khá; cán cân thương mại thặng dư; tỷ giá USD ở trong nước ổn định, 2 năm gần đây giảm…
Chỉ số phát triển con người (HDI) của Việt Nam đứng thứ 117/188 quốc gia và vùng lãnh thổ có số liệu so sánh. Chỉ số thu nhập sau đánh giá lại đã cao lên. Tuy nhiên, tổng thu nhập quốc gia (GNI) so với GDP còn thấp và có xu hướng giảm (từ 98,16% năm 2005 xuống còn 96,19% năm 2010, xuống còn 94,24% do thu nhập thuần túy từ nước ngoài mang dấu âm (tức là chuyển ra nước ngoài nhiều hơn từ nước ngoài chuyển về trong nước).
Từ so sánh quốc tế trên, có thể thấy, vị thế của Việt Nam trong khu vực, ở châu Á và trên thế giới đã tăng lên về nhiều chỉ tiêu chủ yếu so với cách đây trên 5 năm, trong đó có chỉ tiêu về xuất khẩu, quy mô GDP, dự trữ ngoại hối. Tuy nhiên, thứ hạng về GDP bình quân đầu người vẫn còn thấp; một số chỉ tiêu còn gặp nhiều thách thức khi so sánh quốc tế, khi so với mục tiêu đến năm 2025, 2030 và 2045. Điều này đòi hỏi phải có giải pháp quyết liệt về nhiều mặt, trong đó có tăng trưởng GDP về tốc độ, chất lượng và sự bền vững.
-
Thủ tướng chỉ đạo thực hiện các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2025 -
Chính thức áp dụng thu phí không dừng tại tất cả làn xe ra/vào sân bay Nội Bài -
Thủ tướng Chính phủ đôn đốc thực hiện tổng kiểm kê tài sản công -
Phân công cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản quy định chi tiết thi hành các luật, nghị quyết mới -
Nghệ An hoàn thành sắp xếp, tinh gọn bộ máy chính quyền trước ngày 10/2/2025 -
Khắc phục bất cập khám chữa bệnh bảo hiểm y tế theo địa giới hành chính -
Xác định tên bộ mới khi hợp nhất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Bộ Tài nguyên và Môi trường
- Nhà máy Quang Lân - Sơn Tuylips đồng hành cùng xu hướng "Marketing Xanh"
- Tủ đông Kangaroo là Sản phẩm hiệu suất năng lượng cao nhất 2024
- Chào bán phần vốn góp của Công ty cổ phần Tổng công ty Tín Nghĩa tại Công ty cổ phần Đầu tư Tín Nghĩa Á Châu
- Doanh nghiệp xuất nhập khẩu gia tăng lợi thế từ giải pháp Techcombank
- Đăng tin bất động sản dễ dàng, nhanh chóng với nền tảng Radanhadat.vn
- Giải pháp tài chính trọn gói dành cho doanh nghiệp SME và Start-up