
-
Dự án quy mô 480 ha của Cao su Đồng Phú được chấp thuận đầu tư
-
Nam Việt lên kế hoạch với nhiều tham vọng
-
Đức Long Gia Lai gần 8 năm chưa trả hết nợ trái phiếu
-
Vinaconex muốn bán toàn bộ 51% vốn tại Vinaconex ITC
-
Công ty chứng khoán tăng vốn để tìm động lực cạnh tranh và phát triển -
Cảng Phước An: Cổ đông đề nghị trả cổ tức, minh bạch giao dịch với bên liên quan
Tăng trưởng thị trường trong nước và khu vực là động lực lớn nhất
Sau 10 năm công bố nhằm phác họa bức tranh tăng trưởng toàn cảnh của doanh nghiệp Việt, Vietnam Report cũng đồng thời tiến hành khảo sát các doanh nghiệp FAST500 về những yếu tố quan trọng nhất góp phần tạo nên thành công và định hướng hoạt động của doanh nghiệp trong thời gian tới.
Đánh giá về những yếu tố đóng góp nhiều nhất vào tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp trong giai đoạn 5 năm vừa qua (2015-2019), có tới 52,1% doanh nghiệp đánh giá tăng trưởng của thị trường trong nước và khu vực là yếu tố dẫn đầu. Động lực theo sau là phát triển các dòng sản phẩm mới với 47,9% doanh nghiệp lựa chọn; mở rộng thị trường hiện có (45,8%); Phát triển các phân khúc thị trường mới (35,4%) và Sẵn có lao động có tay nghề với chi phí cạnh tranh (25%).
Trong ba năm liên tiếp, nhiều doanh nghiệp FAST500 đều cho rằng sự tăng trưởng của thị trường trong nước và khu vực là nguyên nhân chủ yếu tạo đà cho tăng trưởng của doanh nghiệp, bên cạnh nỗ lực của doanh nghiệp trong việc mở rộng thị trường và phát triển các dòng sản phẩm mới.
![]() |
Top 5 yếu tố đóng góp nhiều nhất vào sự tăng trưởng của doanh nghiệp trong giai đoạn 2015-2019 Khảo sát các doanh nghiệp FAST500, tháng 03/2020 |
5 thách thức tăng trưởng – 4 chiến lược ưu tiên
Cùng với các nhân tố thúc đẩy, nhóm doanh nghiệp này cũng chỉ ra 5 thách thức và rào cản lớn nhất của cộng đồng doanh nghiệp FAST500 trong bối cảnh hiện tại. Trong đó, đứng đầu là về biến động thị trường do tác động của dịch bệnh COVID-19. Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng lo ngại về sự trỗi dậy của các đối thủ cạnh tranh; chi phí đầu vào tăng; các thủ tục hành chính phức tạp; lo lắng về những bất ổn trong môi trường kinh doanh Sự “đứt gãy” cả về cung và cầu sẽ bị kéo dài trên toàn cầu cho đến khi vắc-xin chống COVID-19 được sử dụng rộng rãi (dự báo nhanh nhất là đến giữa năm 2021), nhưng những hậu quả kinh tế sẽ tồn tại dai dẳng trong trung hạn và dài hạn.
![]() |
Top 5 thách thức lớn nhất đối với tăng trưởng của doanh nghiệp - Khảo sát các doanh nghiệp FAST500, tháng 03/2020 |
Nhìn chung, các doanh nghiệp FAST500 nhận định rằng sẽ tập trung vào 4 ưu tiên chiến lược để vượt qua thách thức tăng trưởng trong thời gian này, đó là Nỗ lực tăng trưởng doanh thu/lợi nhuận trong các thị trường hiện tại (79,2%); Cải thiện chất lượng sản phẩm và tăng năng suất (66,7%); Giới thiệu và phát triển sản phẩm/dịch vụ mới (41,7%); Cắt giảm chi phí (39,6%).
Riêng đối với vấn đề nhân lực, do ảnh hưởng nhiều từ tình hình dịch bệnh COVID19, nhiều doanh nghiệp FAST500 đang lựa chọn giải pháp chiến lược Tự động hóa một số chức năng nhất định trong doanh nghiệp và Đào tạo chung cho lực lượng lao động về cách thức sử dụng dữ liệu nhằm tinh gọn bộ máy lao động thích ứng trong bối cảnh mới.
Viễn thông – Công nghệ thông tin được kỳ vọng là ngành tiềm năng nhất 3 năm tới
Trong khoảng ba năm tiếp theo, top 5 ngành được nhiều doanh nghiệp FAST500 đánh giá tiềm năng nhất là Viễn thông – Công nghệ thông tin, Nông nghiệp sạch, Công nghệ sạch, Bán lẻ và Y tế – Dược phẩm. Điều này cũng thể hiện đúng theo xu hướng và định hướng phát triển hiện nay của các doanh nghiệp trong nước, đó là hướng đến đẩy mạnh phát triển công nghệ gắn với bảo vệ môi trường, thúc đẩy nông nghiệp sạch – công nghệ sạch; ứng dụng công nghệ thông tin trong tự động hóa, học máy và trao đổi dữ liệu; giảm thiểu thời gian cũng như tiết kiệm chi phí trong quá trình giao nhận và tăng cường sự kết nối giữa các quốc gia. Song song với đó, nhu cầu về chăm sóc sức khỏe luôn là yếu tố được chú trọng hàng đầu, đặc biệt là trong giai đoạn đại dịch bùng phát và diễn biến ngày càng phức tạp như hiện nay.
Trong nhiều đợt khảo sát các doanh nghiệp FAST500 hàng năm về khuyến nghị chính sách từ doanh nghiệp, kỳ vọng về việc tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, cải thiện cơ sở hạ tầng và cải thiện môi trường pháp lý luôn là những vấn đề gây “đau đầu” cho cả doanh nghiệp lẫn các nhà hoạch định chính sách. Trong đó, theo nhiều chuyên gia, việc cải thiện môi trường pháp lý là “chìa khóa” để hỗ trợ doanh nghiệp bước qua cánh cửa hội nhập thành công, đón đầu những cơ hội mà các hiệp định RCEP, CPTPP và EVFTA có thể mang lại, đồng thời tiếp tục ổn định nền tảng để tiến tới thực hiện mục tiêu tăng trưởng theo định hướng vững bền.
![]() |
Vietnam Report điểm mặt những doanh nghiệp được ví như “ngôi sao đang lên với tăng trưởng nhanh nhất năm 2019 |

-
Cảng Phước An: Cổ đông đề nghị trả cổ tức, minh bạch giao dịch với bên liên quan -
Chứng khoán Tiên Phong có tân Chủ tịch HĐQT, đặt kế hoạch doanh thu 1.379 tỷ đồng -
Nhiệt điện Phả Lại lên tiếng về việc dây chuyền 1 kinh doanh thua lỗ liên tục -
Becamex IDC giảm 150 triệu cổ phiếu chào bán ra công chúng thông qua đấu giá trên HoSE -
Thép Tiến Lên tiếp tục kế hoạch chào bán 112,32 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu -
Liên tục thâu tóm cảng biển, Viconship phải tìm dòng tiền mới -
ĐHĐCĐ SASCO: Chia cổ tức cao kỷ lục, định hướng chiến lược hướng sân bay Long Thành
-
Bệnh viện FV: Bệnh nhân được BHYT chi trả 100% quyền lợi khi khám, chữa bệnh
-
Sun Casa Square đẩy mạnh thi công, dự kiến bàn giao vào cuối năm 2025
-
DXMD Việt Nam tiếp tục ghi danh vào Top 10 sàn giao dịch bất động sản xuất sắc Việt Nam
-
Câu lạc bộ Doanh nhân Sài Gòn chính thức đổi tên thành Hội doanh nhân Sài Gòn
-
Từ quầy hàng nhỏ đến doanh nghiệp bài bản: VPBank tiếp sức đúng lúc, đồng hành dài lâu
-
Giải pháp phát triển bền vững toàn diện cho doanh nghiệp trong kỷ nguyên mới