Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 26 tháng 04 năm 2024,
Sống nhờ tín dụng, ngân hàng đắn đo hạ lãi vay
Thùy Liên - 03/02/2015 09:13
 
Tuần qua, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã hiệu triệu các ngân hàng thương mại hạ thêm 1-1,5% lãi vay trung, dài hạn trong năm 2015. Tuy nhiên, những “uẩn khúc” trong hoạt động kinh doanh và tình hình sức khỏe khiến không phải ngân hàng nào cũng hào hứng với việc giảm lãi vay.
TIN LIÊN QUAN
TIN LIÊN QUAN
Nhà băng khó có cửa lãi đậm năm 2015
50.000 tỷ cho vay mua nhà 10 năm, lãi suất 7%/năm
Ám ảnh nợ xấu vẫn bủa vây ngân hàng
Kích cầu sức mua góp phần khơi thông dòng chảy tín dụng
Ngân hàng cổ phần chậm giảm lãi suất

Lớn cam kết, nhỏ đắn đo

Ngày 27/1/2015, Thống đốc NHNN đã ban hành Chỉ thị 01/CT-NHNN về tổ chức thực hiện chính sách tiền tệ và bảo đảm hoạt động ngân hàng an toàn, hiệu quả năm 2015. Theo đó, các ngân hàng phải phấn đấu tiếp tục giảm mặt bằng lãi suất cho vay trung, dài hạn thêm 1-1,5%/năm.

Với giá vốn dao động trong khoảng 5 - 5,5%/năm, nhiều ngân hàng thương mại cổ phần hiện không muốn giảm lãi suất cho vay trung, dài hạn. Ảnh: Đức Thanh
Với giá vốn dao động trong khoảng 5 - 5,5%/năm, nhiều ngân hàng thương mại cổ phần hiện không muốn giảm lãi suất cho vay trung, dài hạn. Ảnh: Đức Thanh

Phát biểu trong buổi gặp gỡ báo chí cuối tuần qua để thông báo về chỉ thị trên, Phó thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng yêu cầu: “Các ngân hàng cần tích cực cân đối vốn và chi phí để giảm lãi suất”.

Hưởng ứng lời hiệu triệu của Thống đốc, nhiều ngân hàng lớn đã lên kế hoạch giảm thêm lãi suất. Ông Nguyễn Hoàng Dũng, Phó tổng giám đốc VietinBank cho hay, thời gian tới, Ngân hàng sẽ nghiên cứu giảm lãi vay trung dài hạn 1-2% so với mặt bằng chung.

Còn TS. Cấn Văn Lực, Giám đốc Trung tâm Đào tạo BIDV cho rằng, mức giảm 1-2% lãi suất cho vay trong năm 2015 là khả thi. “Với lạm phát mục tiêu 5%, trần lãi suất năm nay khó hạ thêm, song các ngân hàng vẫn có thể cắt giảm các chi phí hành chính, giảm thêm lãi suất cho vay để hỗ trợ doanh nghiệp”, ông Lực nói.  

Trong khi một số ngân hàng lớn cho biết sẽ giảm lãi vay theo chủ trương của NHNN, thì các ngân hàng TMCP lại có vẻ đắn đo.

Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư, lãnh đạo một ngân hàng TMCP cho hay: “Tín dụng tăng chậm, thì hạ lãi vay để có thêm khách hàng là chuyện ngân hàng muốn làm, không phải đợi NHNN nhắc nhở. Tuy nhiên, các ngân hàng cũng có nhiều vấn đề phải lo lắng. Hiện lợi nhuận của nhiều ngân hàng đang bị “ngốn”, bởi trích lập dự phòng rủi ro nợ xấu. Vì vậy, lãi vay giảm không chỉ ảnh hưởng đến lợi nhuận, mà còn đến cả sức khỏe của ngân hàng, cho nên lãi suất không phải muốn hạ là hạ được ngay”.

Theo vị lãnh đạo trên, hiện giá vốn của các ngân hàng TMCP dao động ở mức 5-5,5%/năm, trong khi đó, giá vốn của khối ngân hàng TMCP quốc doanh chỉ khoảng 3% do có nhiều kênh huy động vốn rẻ như tiền giải ngân ODA, tiền gửi của Kho bạc Nhà nước, tiền gửi thanh toán của các doanh nghiệp nhà nước… Do đó, việc ngân hàng quốc doanh hạ thêm lãi suất cho vay không phải là việc khó, nhưng với ngân hàng cổ phần thì không đơn giản.

Bên cạnh đó, theo giới ngân hàng, một nguyên nhân khác khiến ngân hàng lớn không mấy khó khăn khi hạ lãi suất là từ hôm qua (ngày 1/2/2015), Thông tư 36/2014/TT-NHNN chính thức có hiệu lực. Theo đó, các ngân hàng sẽ được sử dụng 60% vốn ngắn hạn để cho vay trung, dài hạn thay vì 30%  như trước. Việc “nới” room cho vay trung dài hạn giúp các ngân hàng quốc doanh tăng mạnh cho vay trung, dài hạn. Lượng vay ra lớn sẽ bù đắp được phần lợi nhuận hao hụt do giảm lãi vay.

Sống nhờ tín dụng, ngân hàng khó giảm lãi vay

Kết quả kinh doanh năm 2014 mà các ngân hàng vừa công bố cho thấy, thu nhập của các ngân hàng chủ yếu đều đến từ lãi thuần (tức thu từ tín dụng). Trong khối ngân hàng quốc doanh, duy nhất Vietcombank thu hơn 30% lợi nhuận từ dịch vụ, còn lại đa phần các ngân hàng đều kinh doanh theo kiểu truyền thống, hoạt động cho vay là chính.

Đây cũng chính là lý do các ngân hàng “neo” lãi suất cho vay ở mức cao. Dù các ngân hàng khẳng định chênh lệch lãi suất hiện nay rất thấp, chỉ 2-2,5%, song dựa trên giá vốn bình quân mà các ngân hàng huy động hiện nay, có thể thấy, các ngân hàng vẫn “ăn” chênh lệch lãi suất khá cao (5-6%). Nếu trừ chi phí, con số này vẫn lên tới 3-4%.

Các chuyên gia ngân hàng cho rằng, chỉ khi ngân hàng sống bằng dịch vụ, thì mới có thể nâng cao chất lượng, hạ lãi suất cho vay để cạnh tranh khách hàng.

Lãi vay giảm tới 3, cho vay chỉ giảm 1

() Trần lãi suất huy động có thể giảm thêm 0,5% sau động thái một loạt ngân hàng thương mại cổ phần quốc doanh ồ ạt hạ lãi suất. Tuy lãi suất huy động đang giảm nhanh, nhưng lãi suất cho vay giảm rất chậm.

Bóc mẽ mánh khóe “ăn gian” lãi suất

(Baodautu.vn) Có hiện tượng doanh nghiệp vay vốn ngân hàng với lãi suất 6%/năm, sau đó đi gửi tiết kiệm với lãi suất trên 7%/năm để hưởng chênh lệch.  Ngân hàng có thể giảm 1-2% lãi suất cho vay Tái phát phá giá lãi vay, lách trần huy động

Ngân hàng tự chôn chân với chỉ tiêu tín dụng

(Baodautu.vn) Với chỉ tiêu tăng trưởng 12 - 14%, tín dụng năm 2014 chắc chắn sẽ gặp nhiều khó khăn để cán đích.  Sacombank tăng trưởng tín dụng đạt gần 8% Tái phát phá giá lãi vay, lách trần huy động

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư