-
Tiết kiệm chi phí nuôi tôm, đồng hành bảo vệ môi trường với ADVANCE PRO -
Năm 2029, Hoà Phát sẽ sản xuất thép đường ray phục vụ Dự án Đường sắt tốc độ cao -
Sắp xếp, tinh gọn bộ máy: Không để thủ tục hành chính kém thuận lợi hơn -
KITA Group: Từ đơn vị M&A đến Nhà kiến tạo những dự án “đình đám” -
Nhiều doanh nghiệp đặt kế hoạch kinh doanh tăng trưởng hai con số -
Doanh nghiệp trở lại thị trường: Thước đo mới của môi trường kinh doanh
Trả lời phỏng vấn trên Thời báo Phố Wall, ông Dennis van Schie, Giám đốc bán hàng và marketing của Sony, không nêu chính xác hãng đặt mục tiêu bao giờ sẽ trở thành hãng di động lớn thứ 3 trên thế giới, tuy nhiên, ông này nói “không phải là trong 10 năm nữa, mà sớm hơn rất nhiều”.
Sony hiện đang sở hữu thị phần chỉ khoảng 7%, tuy nhiên, với quyết tâm của mình cùng với dòng điện thoại cao cấp Xperia Z1 vừa tung ra thị trường được đánh giá tốt, hãng di động Nhật Bản hy vọng sẽ sớm đạt được mục tiêu vốn đích ngắm của các ông lớn trên thị trường di động. Thực tế của thị trường di động từ đầu năm nay đã diễn ra một bức tranh khá thú vị khi hàng loạt hãng di động, từ Sony, HTC, LG, BlackBerry đều dồn sức để chiếm ngôi thứ 3 trên thị trường di động thay vì ngôi vị thứ 1 hay thứ 2. Điều này cũng dễ hiểu bởi hai ông lớn Samsung và Apple gần như đã chắc chắn ở hai vị trí đầu tiên của thị trường.
Theo Giám đốc marketing của Sony tại Anh, việc mua lại cổ phần của Ericsson trong liên doanh Sony Ericsson sẽ giúp hãng gia tăng vị thế của hãng một cách nhanh chóng hơn nhờ vào những kinh nghiệm trước đây của hãng về ứng dụng, dịch vụ, và phần cứng. Do đó, Sony sẽ có nhiều lợi thế cạnh tranh.
Ông Dennis cũng cho biết kinh nghiệm trên thị trường TV cũng đã giúp hãng tối ưu hoá cho các thiết bị di động, và Sony Mobile cũng có đặc ân khi có thể tiếp cận với tất cả các công nghệ cảm biến camera hàng đầu của công ty.
Theo WSJ, chiến lược đầy tham vọng của Sony là nhằm vượt trước các đối thủ, như HTC, và các “mối đe doạ” mới nổi đến từ Trung Quốc, như Huawe, ZTE.
Tuy vậy, đại diện Sony thừa nhận hãng đăng gặp khó khăn ở hai thị trường quan trọng là Trung Quốc và Mỹ. Tại đây, Sony gần như “không tồn tại hoặc chỉ chiếm một thị phần rất nhỏ”.
Khôi Linh (VnExpress)
-
KITA Group: Từ đơn vị M&A đến Nhà kiến tạo những dự án “đình đám” -
Nhiều doanh nghiệp đặt kế hoạch kinh doanh tăng trưởng hai con số -
Cập nhật giá đơn vị Quỹ liên kết đơn vị của AIA Việt Nam ngày 15/1/2025 -
Trung tâm thương mại GO! Ninh Thuận chính thức khai trương -
Doanh nghiệp trở lại thị trường: Thước đo mới của môi trường kinh doanh -
Novaland bác tin ông Bùi Thành Nhơn thôi chức Chủ tịch HĐQT -
Cam kết những giá trị bền vững dẫn lối cho sự phát triển của Masterise
- Xuân Quê hương 2025 - “Việt Nam vươn lên trong Kỷ nguyên mới”
- Nutifood mang xuân yêu thương đến nhiều hoàn cảnh khó khăn
- Giá dầu tăng cao tác động đến logistics toàn cầu: Tối ưu chuỗi cung ứng là yếu tố sống còn
- Sacombank-SBL thay đổi địa chỉ chi nhánh Đà Nẵng
- Mô hình hệ sinh thái thành công trên thế giới, xu thế không thể bỏ qua
- Thành lập Công ty bất động sản Trần Anh Land