
-
Dự án điện mặt trời: Bối rối xử lý chuyện kiểm tra công tác nghiệm thu
-
Canada là nước nhập khẩu cá tra lớn thứ 2 của Việt Nam trong khối CPTPP
-
Việt Nam là 1 trong 5 nước xuất khẩu nhiều hàng hóa vào hệ thống Walmart
-
Bài học về “công việc cần hoàn thành” của start-up -
Samsung “cất nóc” Trung tâm R&D lớn nhất Đông Nam Á -
Một tuần đầy thử thách, tỷ phú Phạm Nhật Vượng, doanh nhân Mai Hữu Tín, Chủ tịch PVN, CEO Gelex nói gì
![]() |
Tôi mới khởi nghiệp 3 lần và thất bại cả 3. Mỗi lần mất một ít tiền, nhưng có thêm một số mối quan hệ, mất một ít thời gian, nhưng có thêm một số kinh nghiệm. Với tôi, đó là lãi và muốn chia sẻ những kinh nghiệm thu gặt được.
Phải biết mình sẽ mất bao nhiêu
Tiền ai cũng cần, nhưng không phải ai cũng có thể nhận được ngay khi bắt tay khởi động các dự án start-up.
Trước khi có thể lấy được tiền của thiên hạ thì bạn đã mất đủ loại chi phí, từ thuê văn phòng, thuê nhân sự, truyền thông quảng cáo đến đủ loại phí dịch vụ khác. Chưa kể, việc tập trung toàn thời gian vào start-up khiến bạn không thể làm một việc khác để kiếm thêm thu nhập, cứ tính ngót ngét 100 triệu đồng/năm.
Vậy nên, trước khi khởi động, hãy tính đến những đồng tiền dự phòng, những phương án an toàn cho cuộc sống, nên tính cả đến đường lui và nhất định đừng cắm đầu chạy bạt mạng. Khởi nghiệp thất bại sẽ là một cú sốc tinh thần cực lớn nếu bạn không chuẩn bị.
Tận dụng được bao nhiêu mối quan hệ
Tôi nghĩ rằng, dùng từ "tận dụng" có lẽ cũng không quá, vì cũng như xã hội này, start-up không thể vượt ra khỏi quy luật “kẻ nào có nhiều mối quan hệ (và giàu có) hơn, kẻ đó sẽ chiếm ưu thế hơn!”.
Đừng ảo tưởng rằng, start-up là một cuộc chơi công bằng. Cơ hội cho ai cũng có, nhưng tỷ lệ thành công thì không giống nhau. Bạn chuẩn bị điều đó như thế nào? Có nên tận dụng các mối quan hệ gia đình trong quá trình khởi nghiệp không?
Mất bao nhiêu thời gian
Thường thì chúng ta sẽ dành toàn bộ thời gian và tâm huyết cho dự án khởi nghiệp, tuy nhiên cũng có những người ý thức được những rủi ro của việc start-up. Họ chấp nhận vừa làm một công việc ra tiền, vừa bắt tay vào làm điều mình thích.
Nghĩa là thời gian bị chia nhỏ và có thể sẽ chẳng đến đâu nếu không tập trung toàn phần.
Hãy ngồi chia lại quỹ thời gian của mình, xác định bao nhiêu phần trăm cho công việc chính, bao nhiêu cho hoạt động cá nhân, bao nhiêu cho những dự định tương lai. Và nhớ là luôn có thời hạn cho những dự định của mình, nếu không hoàn thành đúng hạn thì nên dẹp start-up đó đi.
Sẵn sàng học từ start-up
Điều này là hiển nhiên, học từ thất bại, học từ thành công, đâu đâu cũng là những bài học. Nhưng, tôi nghĩ "thành công" thích hợp cho một câu chuyện, còn thất bại giúp bạn học được nhiều, thấm thía, dằn vặt, thậm chí là day dứt, đấy cũng là học.
Chỉ cần bạn sẵn sàng để chiến đấu, sẵn sàng để học hỏi và hiểu rằng, thất bại cũng là một phần của "câu chuyện thành công".
Nhưng vẫn có một lời khuyên dành cho bạn. Nếu start-up đó đã đến hồi kết, hãy kết thúc nó để tìm kiếm một con đường mới, đừng mãi buồn đau trăn trở và níu kéo, đó mới là con đường đúng đắn.
Start-up là một trào lưu mà bất cứ ai cũng nên thử, chỉ cần biết điểm dừng và biết lúc nào nên dừng là được.

-
Việt Nam là 1 trong 5 nước xuất khẩu nhiều hàng hóa vào hệ thống Walmart -
Bài học về “công việc cần hoàn thành” của start-up -
Thanh toán không tiếp xúc ngày càng phổ biến, ngành F&B tận dụng để phục hồi nhanh -
Giấy phép sản xuất, kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất có thời hạn 5 năm -
Samsung “cất nóc” Trung tâm R&D lớn nhất Đông Nam Á -
Vì 1 dự thảo thông tư, doanh nghiệp phải gửi kiến nghị tới 4 bộ trưởng
-
C.P. Việt Nam chuyển đổi số công tác nhân sự với giải pháp SAP SuccessFactors
-
ThaiBinh Seed đoạt giải Nhì Hội thi VIFOTEC với giống ngô nếp TBM18
-
Tập đoàn Amway: Một thập kỷ liên tục giữ “ngôi vương”
-
Thị trường bất động sản phía Nam xuất hiện thêm hai tân binh
-
Mời thầu thi công phần thô, hoàn thiện mặt ngoài dự án Kim Chung - Di Trạch (lần 2)
-
Công cụ mới giúp doanh nghiệp tránh rủi ro khi hợp tác nước ngoài