-
Các nhà lãnh đạo G20 kêu gọi tăng nguồn tài chính khí hậu lên hàng nghìn tỷ USD -
Thị trường M&A toàn cầu khởi sắc -
"Hiệu ứng Trump" kéo giá vàng xuống đáy 2 tháng, đưa bitcoin tăng dựng đứng -
Chủ tịch Fed nêu quan điểm thận trọng, kiên nhẫn sau khi hạ lãi suất -
Ngay sau bầu cử Tổng thống Mỹ, Fed nới lỏng chính sách tiền tệ, giảm lãi suất thêm 0,25% -
Hãng thông tấn AP: Ông Trump tái xuất phi thường, đắc cử Tổng thống thứ 47 của Mỹ
Biển hiệu ngân hàng SVB tại thành phố Santa Clara, California, Mỹ. |
Giới quan sát và các cựu quan chức Mỹ cho rằng sự đổ vỡ của hai ngân hàng Silicon Valley Bank (SVB) và Signature trong tháng này và trường hợp ngân hàng thứ ba đang lâm nguy First Republic (cổ phiếu bốc hơi 47,11%) trong tuần trước đã chỉ ra rằng việc tập trung quản lý theo quy mô có thể khiến các quan chức mù quáng trước mối đe dọa từ những ngân hàng nhỏ.
Kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã đề phòng các bài kiểm tra sức chống chịu (stress test) quan trọng nhất đối với các ngân hàng lớn. Năm 2018, Quốc hội Mỹ thông qua đạo luật, trong đó miễn trừ nhiều tổ chức cho vay hạng trung khỏi mức giám sát chặt chẽ nhất khi đưa ra quy định áp dụng giám sát chặt chẽ đối với các ngân hàng có tài sản hơn 250 tỷ USD, tăng gấp 5 lần so với ngưỡng trước đó.
Sau sự sụp đổ của một số ngân hàng nhỏ gần đây, giới phân tích đang đặt câu hỏi về tính phù hợp của việc nới lỏng quy định giám sát cấp cao.
"Họ (các nhà hoạch định chính sách - BTV) đã tập trung vào nhiều thứ khác, và chỉ một thứ mà họ không chú ý đến đã gây ra cuộc khủng hoảng này", ông Todd Phillips, cựu cố vấn pháp lý của Tập đoàn Bảo hiểm Tiền gửi Liên bang (FDIC), bình luận sau sự cố của Silicon Valley Bank (SVB) và Signature.
Giới chức Mỹ đã nhanh chóng vào cuộc vì lo sợ sự sụp đổ của SVB và Signature có thể lây lan sang nhiều tổ chức cho vay khác.
Fed đang trong quá trình xem xét điều chỉnh các quy định giám sát ngân hàng và quá trình này do ông Michael Barr, người phụ trách giám sát ngân hàng, dẫn dắt. Những thay đổi có thể bao gồm mở rộng diện áp dụng đối với nhiều ngân hàng hơn thay vì chỉ áp dụng cho những doanh nghiệp lớn nhất Phố Wall, cùng với việc yêu cầu họ công bố các khoản lãi và lỗ chưa thực hiện.
Ông Barr đánh giá, rủi ro có thể tích tụ trên toàn hệ thống tài chính Mỹ, bao gồm từ các tổ chức ở nhiều quy mô và loại hình khác nhau.
Trong khi đó, ông Martin Gruenberg, người đứng đầu Tập đoàn Bảo hiểm Tiền gửi Liên bang, cảnh báo rằng các ngân hàng phải đối mặt với "rủi ro tiêu cực đáng kể" do Fed tăng lãi suất để chống lạm phát.
Năm 2010, Mỹ thông qua Đạo luật cải cách và bảo vệ người tiêu dùng của Phố Wall Dodd - Frank với một loạt quy định mới, bao gồm quy định về mức vốn cao hơn đối với các ngân hàng, đồng thời yêu cầu họ phải lập kế hoạch đề phòng đổ vỡ.
Fed từ lâu khẳng định họ đã điều chỉnh các quy định của mình theo hướng doanh nghiệp cấp vùng tuân thủ các quy định ít nghiêm ngặt hơn so với các ngân hàng top đầu.
Tuy nhiên, nhiều ngân hàng hạng trung ở Mỹ đã than phiền rằng họ phải gánh chịu các chi phí tuân thủ nặng nề và không cần thiết không tương xứng với rủi ro.
Ông Harris Simmons, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Ngân hàng Zions Bancorp, từng nói với các nhà lập pháp Thượng viện Mỹ vào năm 2017 - thời điểm mà tài sản của ngân hàng này vừa vượt ngưỡng 50 tỷ USD - rằng Zions Bancorp không có "loại rủi ro hệ thống vốn là đặc trưng của các tổ chức ngân hàng lớn nhất".
Đến năm 2018, các nhà lập pháp Mỹ thông qua đạo luật quy định các ngân hàng có giá trị tài sản từ 250 tỷ USD trở lên mới phải chịu giám sát chặt chẽ. Quy định này khiến số lượng các ngân hàng trong diện bị giám sát chặt chẽ của Fed giảm hơn một nửa.
"Đạo luật năm 2018 được xây dựng dựa trên tiền đề đáng ngờ rằng các ngân hàng có tài sản dưới 250 tỷ USD không phải là một nhóm quan trọng trong hệ thống", ông Dan Tarullo, cựu Thống đốc Fed, người phụ trách về các quy định của Fed đối với ngân hàng sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008.
Ông James Abbott, phát ngôn viên của ngân hàng Zions, cho biết quá trình đánh giá nội bộ và nền tảng khách hàng đa dạng đã đảm bảo sự ổn định của ngân hàng này. Mặc dù ngân hàng Zions tin rằng mức độ rủi ro không giống các ngân hàng lớn nhất, nhưng ông Abbott nhận định rằng "rõ ràng là một ngân hàng tập trung quá mức vào bất kỳ loại tài sản hoặc nợ phải trả nào có thể tạo ra hiệu ứng gợn trong hệ thống".
Một số nhà quan sát cho rằng đạo luật năm 2018 đánh dấu một bước dịch chuyển đáng kể khi áp dụng các quy định nhẹ nhàng hơn đối với các ngân hàng vừa và nhỏ.
Trong cùng khoảng thời gian đó, Fed đã sửa đổi một số quy định do Randal Quarles, một đảng viên Đảng Cộng hòa, người đứng đầu tham mưu xây dựng các quy định của Fed đối với lĩnh vực ngân hàng từ năm 2017 đến năm 2021.
Ông Quarles đã cắt giảm chi phí pháp lý cho các tổ chức cho vay với tài sản dưới 700 tỷ USD. Ông cũng đã nỗ lực cải tiến các bài kiểm tra sức chống chịu (stress test) mà Fed đề ra cho các ngân hàng lớn - một dạng bài "sát hạch" hàng năm để đảm bảo các ngân hàng có thể sống sót qua một cuộc khủng hoảng giả định.
Các động thái của ông Quarles đôi lần khiến các đảng viên Cộng hòa thất vọng, những người đang tìm cách hủy bỏ mạnh mẽ hơn bộ quy tắc hậu khủng hoảng dưới thời chính quyền Tổng thống Donald Trump.
Thế nhưng, các động thái của ông Quarles cũng vấp phải sự chỉ trích mạnh mẽ từ một số đảng viên Đảng Dân chủ. Bà Lael Brainard, cựu Thống đốc Fed và hiện là cố vấn kinh tế hàng đầu của Tổng thống Joe Biden, đã không đồng tình với các quyết định nới lỏng quy định của Fed.
Bà Brainard và một số quan chức khác cho rằng Fed đã vượt ra khỏi những gì Quốc hội yêu cầu, làm suy yếu các biện pháp then chốt chống lại các lỗ hổng dẫn đến cuộc khủng hoảng năm 2008.
Trong khi đó, ông Quarles lại cho rằng những thay đổi của ông đã làm rõ hoặc điều chỉnh tốt hơn các quy tắc của Fed để phản ánh rủi ro của các công ty có quy mô khác nhau đối với hệ thống tài chính. Cựu quan chức Fed khẳng định rằng những thay đổi chính sách mà ông đưa ra không liên quan đến sự sụp đổ của SVB.
Trong một cuộc phỏng vấn mới đây, ông Quarles rằng những thay đổi đó là "phẫu thuật… tinh chỉnh các quy định để đảm bảo rằng chúng hoạt động hiệu quả nhất có thể mà không phát sinh thêm rủi ro".
Trên thực tế, những thay đổi về giám sát ngân hàng dưới sự chỉ đạo của ông Quarles đã quá tập trung vào quy trình hợp pháp và về cơ bản là công bằng hơn cho các ngân hàng, chứ không khuyến khích các thẩm tra viên thay đổi nội dung quyết định của họ.
-
Dự trữ vàng của Nga tăng vọt 33% trong năm 2024, đạt giá trị kỷ lục 207 tỷ USD -
"Ông trùm" quỹ ETF lo sợ "cảm giác an toàn giả tạo" của Bitcoin -
Chính sách thuế quan của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump có thể khiến giá dầu giảm 20% -
Thái Lan phê duyệt kế hoạch kích thích kinh tế mới tập trung vào 5 lĩnh vực then chốt
-
Từ điển Cambridge chọn "manifest" là từ của năm 2024 -
Nhật Bản sẽ phát tiền mặt cho các hộ gia đình có thu nhập thấp -
Trung Quốc sẵn sàng đàm phán với Mỹ để thúc đẩy thương mại song phương -
Nga lấy lại vị trí nhà cung cấp khí đốt chính cho EU -
Bitcoin vượt mốc 96.000 USD nhờ lạc quan về chính sách của ông Trump -
Ông Donald Trump tái xuất Nhà Trắng sẽ tác động ra sao đến thị trường trái phiếu toàn cầu? -
Các nhà lãnh đạo G20 kêu gọi tăng nguồn tài chính khí hậu lên hàng nghìn tỷ USD
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 25/11 -
2 Góc nhìn TTCK tuần cuối tháng 11: Thời điểm phù hợp để bắt đầu giải ngân, tích lũy cổ phiếu -
3 Công nghiệp xi măng đang... sống mòn -
4 Trình Chính phủ báo cáo nghiên cứu tiền khả thi vành đai 4 TP.HCM vốn 122.774 tỷ đồng -
5 Hỗ trợ dự án BOT giao thông gặp khó về tài chính
- Tích hợp công nghệ, đón đầu xu hướng Welly Fitness chính thức có mặt tại Hải Phòng
- Kinh tế Bà Rịa - Vũng Tàu tăng trưởng ấn tượng
- MIPA mở rộng nhận diện thương hiệu tại thị trường Việt Nam
- Bảo Việt Nhân Thọ phát triển bền vững vì một Việt Nam an bình và thịnh vượng
- 40 năm phát triển vững vàng, Mitsubishi Cleansui đồng hành cùng cuộc sống khỏe
- Vietnam Airlines Group thuê thêm 4 máy bay phục vụ Tết Ất Tỵ 2025