-
Vướng mắc phân loại hàng hóa chịu thuế, VCCI đề nghị giảm đều thuế VAT 2% -
Thẩm định thực tế doanh nghiệp tham gia giải thưởng Sao Vàng đất Việt tại Thái Bình -
Vingroup nghiên cứu và phát triển người máy; PV Drilling lập liên doanh tại Indonesia; Hòa Phát chuẩn bị làm sắt đường ray -
VSMCamp và CSMOSummit 2024: Khai mở chiến lược sales và marketing cho doanh nghiệp thời đại mới -
Quảng Ngãi gỡ vướng cho dự án 85.000 tỷ đồng của Hòa Phát -
Green i-Park và Next Group ký kết hợp tác tư vấn hỗ trợ xúc tiến đầu tư
Ngành đồ uống có cồn và chuỗi cung ứng đang khó khăn
Chia sẻ tại Hội thảo “Sửa thuế để thúc đẩy hoạt động doanh nghiệp" do Báo Đầu tư tổ chức ngày 14/8, bà Chu Thị Vân Anh, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam (VBA) cho biết, ngành đồ uống có cồn, đặc biệt là bia không chỉ có lịch sử lâu đời mà còn đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế toàn cầu.
Tuy nhiên, sự xuất hiện của đại dịch Covid-19 đến các đề xuất thay đổi chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt đang đặt ngành này vào thế khó.
Bà Chu Thị Vân Anh, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam (VBA). (Ảnh: Chí Cường) |
Theo nghiên cứu của Oxford, ngành công nghiệp bia đã đóng góp 555 tỷ USD vào GDP toàn cầu, tạo ra 23 triệu lao động và đóng góp 66 tỷ USD vào giá trị thuế. Các thương hiệu bia nổi tiếng cùng với những tập đoàn đa quốc gia đã khiến sản phẩm này trở thành một phần không thể thiếu trong văn hóa ẩm thực và giao tiếp xã hội.
“Tại Việt Nam, bia và các đồ uống có cồn khác không chỉ là sản phẩm tiêu dùng mà còn gắn liền với tín ngưỡng, lễ hội, và các sự kiện xã hội. Chẳng hạn, bia Hà Nội - một biểu tượng văn hóa, thường được sử dụng trong các sự kiện quốc tế khi Việt Nam đón tiếp khách quốc tế”, Phó chủ tịch VBA cho hay.
Ngành đồ uống có cồn tại Việt Nam không chỉ có ý nghĩa về mặt văn hóa mà còn đóng góp rất lớn vào nền kinh tế. Theo thống kê, ngành này mang lại khoảng 60.000 tỷ đồng mỗi năm cho ngân sách nhà nước, trong đó hơn 40.000 tỷ đồng là từ thuế tiêu thụ đặc biệt. Các nhà máy sản xuất bia và rượu được phân bố trên khắp cả nước, tạo ra hàng triệu việc làm, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và thúc đẩy phát triển dịch vụ, du lịch.
Ngoài ra, việc tiêu thụ bia, rượu và nước giải khát còn tạo ra các giá trị khác như hỗ trợ sức khỏe khi sử dụng chừng mực, đúng cách. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, bia có thể giúp giảm căng thẳng, hỗ trợ sức khỏe tim mạch, trong khi các loại nước giải khát cung cấp vitamin và chất điện giải, giúp cơ thể phục hồi sau hoạt động thể thao.
Trong 30 năm qua, ngành công nghiệp đồ uống nội địa đã phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là khi Chính phủ có những chính sách thúc đẩy sản xuất trong nước. Việc phát triển các thương hiệu bia nội địa đã giúp giảm sự phụ thuộc vào bia nhập khẩu, giữ lại giá trị kinh tế cho quốc gia và mở ra cơ hội đầu tư cho các tập đoàn nước ngoài.
Tuy nhiên, bà Vân Anh cho biết, trong vài năm gần đây, ngành đồ uống có cồn đang đối mặt với rất nhiều khó khăn. Trước hết, đại dịch Covid-19 đã gây ra những gián đoạn nghiêm trọng cho chuỗi cung ứng và tiêu thụ, kéo theo đó là sự gia tăng của giá nguyên vật liệu đầu vào, làm tăng chi phí sản xuất. Tiếp theo đó, xung đột chiến tranh và các biện pháp xử phạt hành chính liên quan đến nồng độ cồn cũng tác động mạnh mẽ đến ngành này.
Bên cạnh đó, hành vi tiêu dùng của người dân cũng đã thay đổi sau đại dịch, khiến cho nhu cầu đối với bia, rượu giảm mạnh. “Theo ghi nhận của Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam (VBA), sản lượng tiêu thụ và sản xuất trong ngành liên tục giảm, đôi khi giảm đến hai con số. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến doanh thu và lợi nhuận của các doanh nghiệp lớn mà còn dẫn đến việc tái cấu trúc cơ sở sản xuất và cắt giảm lao động, gây ảnh hưởng trực tiếp đến ngân sách địa phương và quốc gia, cũng như các vấn đề xã hội liên quan đến việc làm”, Phó chủ tịch VBA nói.
Với mặt hàng rượu, bia, Bộ Tài chính đang cân nhắc 2 phương án tăng thuế liên tục, có thể tăng lên đến 100% vào năm 2030. Đối với nước giải khát có đường, Bộ đề xuất áp dụng mức thuế suất 10% với những sản phẩm có hàm lượng đường trên 5g/100ml.
Trước những đề xuất tăng thuế đó, Phó chủ tịch VBA cũng bày tỏ quan ngạivề những tác động tiêu cực có thể xảy ra. Thứ nhất, doanh nghiệp lo ngại rằng việc tăng thuế đột ngột và liên tục sẽ làm giảm mạnh nhu cầu tiêu dùng, dẫn đến giảm sản lượng và lợi nhuận. Điều này sẽ kéo theo việc cắt giảm lao động, ảnh hưởng đến đời sống xã hội và ngân sách địa phương.
Thứ hai, việc tăng giá rượu bia do thuế tăng cao có thể dẫn đến sự chênh lệch lớn giữa sản phẩm hợp pháp và sản phẩm phi chính thức (rượu bia tự sản xuất hoặc nhập lậu). Điều này không chỉ làm giảm hiệu quả thu ngân sách mà còn gây ra những nguy cơ lớn về sức khỏe khi người dân chuyển sang tiêu dùng những sản phẩm không rõ nguồn gốc và chất lượng kém.
Đối với nước giải khát có đường, các nhà khoa học vẫn đang tranh luận về mối liên hệ giữa nước giải khát có đường và tình trạng thừa cân, béo phì. Tuy nhiên, việc áp thuế 10% đối với sản phẩm này, theo các nghiên cứu sơ bộ, có thể làm giảm 0,5% GDP tăng trưởng - một con số không nhỏ trong bối cảnh kinh tế hiện nay.
“Với 2 đề xuất của Bộ Tài chính, đứng ở góc độ doanh nghiệp trong ngành, tôi thấy đây là mức thuế đề xuất cao nhất trong lịch sử, điều này có thể gây ra những tác động tiêu cực đến nền kinh tế, đặc biệt là trong bối cảnh ngành này vẫn chưa phục hồi hoàn toàn sau những khó khăn của đại dịch”, bà Vân Anh thẳng thắn.
Đề xuất của ngành trước những thay đổi chính sách thuế
Ngành công nghiệp đồ uống có cồn và nước giải khát luôn đồng hành cùng Chính phủ trong việc bảo vệ sức khỏe cộng đồng và phát triển kinh tế. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, khi ngành còn đang đối mặt với nhiều khó khăn, các doanh nghiệp kiến nghị rằng việc tăng thuế cần được cân nhắc kỹ lưỡng, cả về lộ trình và mức tăng.
Hội thảo “Sửa thuế để thúc đẩy hoạt động doanh nghiệp" do Báo Đầu tư tổ chức ngày 14/8. (Ảnh: Chí Cường) |
“Cụ thể, đối với ngành rượu bia, các doanh nghiệp đề xuất chỉ nên tăng thuế ở mức 5% mỗi năm trong những năm đầu, và sau đó tiếp tục điều chỉnh tùy theo tình hình thực tế. Điều này sẽ giúp các doanh nghiệp có thời gian chuẩn bị, chuyển đổi kinh doanh và tránh những xáo trộn lớn trong ngành.
"Đối với nước giải khát có đường, các doanh nghiệp cho rằng chưa nên vội vàng bổ sung sản phẩm này vào đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Thay vào đó, cần có những nghiên cứu toàn diện và khoa học hơn để đánh giá tác động của sản phẩm này đến sức khỏe và kinh tế trước khi đưa ra quyết định cuối cùng”, bà Vân Anh chia sẻ.
Ngành công nghiệp đồ uống có cồn và nước giải khát đóng góp quan trọng vào nền kinh tế và đời sống xã hội. Tuy nhiên, những thách thức hiện tại đòi hỏi một cách tiếp cận thận trọng và cân nhắc từ cả phía Chính phủ và doanh nghiệp.
Phó chủ tịch VBA nhấn mạnh việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt cần được xem xét kỹ lưỡng để đảm bảo vừa bảo vệ sức khỏe cộng đồng, vừa không gây ra những tác động tiêu cực đến nền kinh tế và đời sống xã hội.
-
Vingroup nghiên cứu và phát triển người máy; PV Drilling lập liên doanh tại Indonesia; Hòa Phát chuẩn bị làm sắt đường ray -
Doanh nghiệp nhà nước phải được làm những việc khác thường - Bài 3: Thể chế nào để làm lớn -
Viettel tuyển dụng 101 sinh viên xuất sắc vào làm việc -
VSMCamp và CSMOSummit 2024: Khai mở chiến lược sales và marketing cho doanh nghiệp thời đại mới -
Thương nhân phân phối vẫn được phép mua bán xăng dầu của nhau? -
Quảng Ngãi gỡ vướng cho dự án 85.000 tỷ đồng của Hòa Phát -
Green i-Park và Next Group ký kết hợp tác tư vấn hỗ trợ xúc tiến đầu tư
-
1 Vietjet xin đầu tư xây dựng hangar bảo dưỡng tàu bay tại Sân bay Đà Nẵng -
2 Tín dụng tăng nhanh hơn huy động, ngân hàng tăng lãi suất tiền gửi -
3 Tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam không đáng lo ngại -
4 Hút mỗi điếu xì gà sẽ phải trả thêm 50.000 - 100.000 đồng thuế tiêu thụ đặc biệt -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 23/11
- Thu thập sinh trắc học trên Agribank Plus - Cơ hội rinh iPhone 16 và nhiều quà hấp dẫn
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu