-
Doanh nghiệp đánh giá cao tiềm năng đầu tư vào Quảng Ngãi -
Gần 25 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam -
Vẫn còn cán bộ, công chức đùn đẩy công việc, đã kỷ luật 1.338 người -
Kiện toàn Ban Chỉ đạo điều hành giá, Phó thủ tướng Hồ Đức Phớc làm Trưởng ban -
Nghệ An ban hành kế hoạch thực hiện thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù -
Quảng Bình bổ nhiệm Giám đốc Sở Giao thông - Vận tải
Cần làm rõ nhiều vấn đề về điện mặt trời mái nhà
Tại Hội thảo góp ý hoàn thiện Dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) diễn ra ngày 6/9, tại TP.HCM, vấn đề được nhiều doanh nghiệp quan tâm góp ý nhiều nhất chính là các điều khoản áp dụng đối với loại hình điện mặt trời mái nhà.
Ông Phạm Đăng An, Phó tổng giám đốc Vũ Phong Energy Group cho biết, Dự thảo của Luật Điện lực sửa đổi lần này đã bao gồm các phần đề cập đến việc bán buôn điện giữa các bên thứ ba, nhưng cần bổ sung thêm các quy định cụ thể để khuyến khích sự tham gia của các nhà đầu tư vào lĩnh vực này.
Điện mặt trời mái nhà được lắp đặt ở một khu nhà xưởng ở Đồng Nai. |
Theo ông An, cần có quy định cho phép các nhà đầu tư thứ ba tham gia đầu tư điện mặt trời mái nhà thông qua các mô hình hợp tác như hợp đồng mua bán điện (PPA) sẽ giúp doanh nghiệp tiếp cận nguồn tài chính cần thiết, giảm thiểu áp lực về dòng tiền và thúc đẩy sự phát triển năng lượng tái tạo.
"Điều này rất cần thiết trong bối cảnh các doanh nghiệp đang hướng tới mục tiêu sử dụng năng lượng tái tạo và cần những giải pháp tài chính linh hoạt để thực hiện chuyển đổi xanh. Nếu để một doanh nghiệp sản xuất tự đầu tư tự vận hành để phục vụ cho chính mình thì rất khó đáp ứng được", Phó tổng giám đốc Vũ Phong Energy Group nêu ý kiến.
Cũng băn khoăn về các điều khoản đối với điện mặt trời mái nhà, ông Nguyễn Duy Thịnh, Giám đốc Đầu tư và phát triển dự án của SolarBK cho biết, hiện tại, theo Luật Điện lực, khái niệm về đấu nối vào lưới điện quốc gia chưa được định nghĩa cụ thể.
Đây là khái niêm rất cơ bản tuy nhiên có rất nhiều luồng ý kiến khác nhau trong việc xác định một dự án như thế nào là đấu nối vào lưới điện quốc gia, đấu nối gián tiếp hay trực tiếp. “Luật Điện lực sửa đổi lần này cần làm rõ khái niệm này” ông đề xuất.
Ông Thịnh dẫn ví dụ, nhà máy điện sản xuất tại chỗ để tự cung cấp trong các khu cụm công nghiệp không đấu nối vào hệ thống điện quốc gia.
Như vậy nếu một khu công nghiệp sở hữu lưới điện, mua buôn từ EVN và bán lẻ cho doanh nghiệp, việc xây dựng nhà máy năng lượng mặt trời hoặc năng lượng mặt trời áp mái để tự sử dụng trong khu công nghiệp có thuộc quy hoạch hay không?. Ông cho rằng cần phải quy định rõ để tránh việc không đồng nhất cách hiểu giữa doanh nghiệp và các cơ quan Nhà nước.
Liên quan đến việc đấu nối vào lưới điện, ông Phạm Đăng An, Phó Tổng Giám đốc Vũ Phong Energy Group đề xuất, Luật Điện lực sửa đổi cần chi tiết hóa vấn đề liên quan đến thủ tục đấu nối điện mặt trời mái nhà và các tiêu chuẩn an toàn phòng cháy chữa cháy.
Khi có quy định cụ thể sẽ đảm bảo an toàn cho hệ thống điện quốc gia và bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư, đồng thời giúp doanh nghiệp tận dụng tối đa lợi ích từ các dự án năng lượng tái tạo.
Đề xuất lấy giá thắng thầu để ký kết hợp đồng mua bán điện với EVN
Bên cạnh vấn đề về cơ chế áp dụng cho điện mặt trời mái nhà, vấn đề được nhiều doanh nghiệp quan tâm góp ý và đề xuất sửa đổi là giá bán điện.
Đại diện của Nhóm Công tác về điện và năng lượng thuộc Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF) băn khoăn là liệu giá thắng thầu có phải là giá để ký kết hợp đồng mua bán điện với EVN hay không? Hay chủ đầu tư phải thực hiện đàm phán lại giá mua bán điện với EVN sau khi thắng thầu?
Đại diện của VBF đề xuất nên áp dụng theo hướng giá thắng thầu là giá ký kết mua bán điện với EVN và không thực hiện đàm phán lại.
Để tạo sự linh hoạt hơn cho các dự án thí điểm mà giá chuẩn chưa được xác định, và các nhà máy theo cơ chế mua bán điện trực tiếp qua đường dây kết nối riêng trong đó bên phát điện và bên mua điện được tự do quyết định giá điện.
"Chúng tôi đề xuất bổ sung hai trường hợp này vào quy định miễn áp dụng khung giá phát điện do Bộ Công thương phê duyệt" đại diện của VBF đề xuất.
Vẫn liên quan đến giá bán điện, ông Nguyễn Duy Thịnh, Giám đốc Đầu tư và phát triển dự án của SolarBK cho biết, hiện nay, Thủ tướng đã ban hành Nghị định 80/2024/NĐ-CP liên quan đến hợp đồng mua bán điện mặt trời trực tiếp (DPPA). Tại nghị định này, việc đầu tư các dự án DPPA cần tuân thủ theo quy định về đầu tư.
Thế nhưng, với đặc thù của các dự án năng lượng mặt trời áp mái tham gia hợp đồng mua bán điện mặt trời trực tiếp, việc lập dự án đầu tư sẽ khác so với dự án điện thông thường vì dự án điện mặt trời mái nhà là lập dự án đầu tư bên trên một dự án đầu tư khác như đầu tư điện mặt trời trên mái nhà máy.
Vì vậy, đại diện của SolarBK đề xuất cần có quy định rõ ràng dành cho loại hình điện mặt trời mái nhà để khai thông mối lo ngại của các nhà đầu tư.
-
Nghệ An ban hành kế hoạch thực hiện thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù -
Quảng Bình bổ nhiệm Giám đốc Sở Giao thông - Vận tải -
Toàn cảnh Ngày hội Đổi mới sáng tạo Việt Nam - Innovate Viet Nam 2024 -
Giải quyết vướng mắc phát triển điện gió ngoài khơi để hướng tới mục tiêu Net Zero -
Tòa án Nhân dân Thành phố Hà Nội có tân Chánh án -
Một số chính sách mới của Chính phủ có hiệu lực từ tháng 10/2024 -
Thủ tướng: Nâng tầm Việt Nam thành một quốc gia khởi nguồn của đổi mới sáng tạo
- Cộng đồng góp 1, Vinamilk góp thêm 1 nhân đôi hỗ trợ học sinh các tỉnh thiên tai
- Công trình xanh cao tầng với chiến lược phát triển nhà ở đảm bảo chất lượng không gian sống và lợi ích môi trường
- BASF Việt Nam: 30 năm hợp tác phát triển bền vững bằng giải pháp tiên tiến
- CXP Best Customer Experience Awards 2024: Sẵn sàng khởi động tại Việt Nam
- Eaton bổ nhiệm Giám đốc Quốc gia mới và khai trương văn phòng mới tại Việt Nam
- Bitexco Nam Long được vinh danh Doanh nghiệp Vàng châu Á 2024 tại Malaysia