-
Giá xăng E5 RON 92 và xăng RON 95-III cùng giảm nhẹ -
Xuất nhập khẩu đến ngày 15/11/2024 cán mốc 681,4 tỷ USD, bằng cả năm 2023 -
Thêm một nguồn cung cấp DAP chất lượng cao, cung ứng ổn định cho nông dân Việt Nam -
Dệt may đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu đạt 47 - 48 tỷ USD trong năm 2025 -
Hàng Việt bao phủ chuỗi bán lẻ nội địa -
Cá tra Đồng Tháp tự tin “Vươn ra biển lớn”
Ảnh minh họa |
Xăng dầu liên tục tăng giá
Cơn “nhảy múa” của giá dầu thế giới đã tác động trực tiếp đến giá xăng dầu trong nước. Trong đợt tăng giá gần nhất hôm 11/2, giá bán lẻ trong nước đã vượt 25.000 đồng/lít đối với xăng RON95. Giá xăng dầu tăng cao, vận tải hàng hóa, hành khách là đối tượng chịu tác động nhanh và trực tiếp.
Nhu cầu xăng dầu rất lớn khi các nước mở cửa trở lại. Nhiều quốc gia tiếp tục nới lỏng kiểm soát, khôi phục kinh tế, đặc biệt là các hoạt động sản xuất, vận tải, du lịch và hàng không, dẫn đến chênh lệch cung cầu, là nguyên nhân chính khiến giá dầu tăng cao.
Cụ thể, giá dầu thế giới đã tăng 20% kể từ đầu năm đến nay. Trong phiên giao dịch hôm 14/2, giá dầu đã lên tới 96,5 USD/thùng, là mức cao nhất kể từ tháng 10/2014. Nguồn cung xăng dầu khan hiếm do ảnh hưởng của các yếu tố chính trị như căng thẳng giữa Nga và Ukraine, bất ổn tại các nước Kazakhstan, Libya, Iran… khiến giá xăng dầu không ngừng tăng lên.
Ông Trần Duy Đông, Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công thương)
Các chuyên gia dự báo, chênh lệch cung cầu vẫn tiếp tục, ngưỡng 100 USD/thùng sẽ không còn xa. Nhu cầu dầu tại châu Á đang tăng trở lại, rất gần mức trước đại dịch, nhất là tại Trung Quốc, trong khi nguồn cung đang thiếu hụt trên toàn cầu.
Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ và các đối tác (OPEC+) dù cam kết tăng nguồn cung ở mức 400.000 thùng/ngày kể từ tháng 12/2021, nhưng mức tăng chỉ đạt trên 150.000 thùng/ngày vào tháng 1/2022. Trong khi đó, đến cuối năm 2021, sản lượng của OPEC chỉ đạt 5,1 triệu thùng/ngày, kém xa mức 9 triệu thùng/ngày vào quý I/2021.
Theo số liệu của Cơ quan Năng lượng quốc tế, đến hết tháng 1/2022, dự trữ dầu thô của 38 quốc gia thành viên Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) chỉ còn khoảng 2,7 tỷ thùng, thấp nhất trong vòng 7 năm qua.
Thị trường xăng dầu thế giới sốt nóng đã tác động ngay tới giá bán lẻ xăng dầu trong nước, từ đó tạo áp lực đối với sản xuất và tiêu dùng cũng như tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Theo ước tính, giá xăng dầu trong nước tăng là một trong những yếu tố khiến Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 1/2022 tăng 0,19% so với tháng trước và tăng 1,94% so với cùng kỳ năm 2021.
Không chỉ tác động mạnh tới các ngành sử dụng nhiều xăng dầu như vận tải, đánh bắt thủy sản, mà giá xăng dầu tăng cao còn có tác động trực tiếp làm tăng giá thành sản phẩm, tăng giá hàng hóa trong khâu lưu thông, giảm sức cạnh tranh của hàng sản xuất trong nước và tạo áp lực lên lạm phát.
Ông Nguyễn Tiến Đạt, Trưởng phòng Thị trường, Công ty Vận tải Long Hưng (Hà Nội) cho hay, với đợt tăng giá xăng dầu lần thứ 3 kể từ đầu năm 2022, các loại hàng hóa, nhất là hàng hóa tiêu dùng thiết yếu (thực phẩm tươi sống, rau xanh…) tại các chợ dân sinh đến tay người tiêu dùng sẽ tăng giá vì phí vận chuyển bị đội lên.
Phản ứng sớm nhất là giá sắt thép. Công ty TNHH Thép Hòa Phát Hưng Yên đã gửi thông báo đến các đại lý về việc điều chỉnh giá bán với thép cuộn xây dựng từ ngày 12/2. Cụ thể, giá bán thép cuộn Hòa Phát tăng thêm 300.000 đồng/tấn so với trước. Tương tự, Công ty TNHH Thép đặc biệt Shengli Việt Nam, Công ty Liên doanh Sản xuất thép Vinausteel, Công ty cổ phần Sản xuất Thép Việt Đức cũng thông báo điều chỉnh giá thép cuộn, thép cây các chủng loại tăng 300.000 đồng/tấn từ ngày 12/2.
Giải pháp bình ổn thị trường trong nước
Hiện các nhà máy lọc dầu đã đáp ứng được hơn 70% nhu cầu xăng dầu trong nước, nhập khẩu chỉ chiếm gần 30%, do đó, để bình ổn thị trường, giảm thiểu tác động tiêu cực của các đợt tăng giá lên hoạt động sản xuất của các ngành, lĩnh vực, các nhà máy lọc dầu cần tăng cường sản xuất để tăng dự trữ, cân đối, phục vụ cho thị trường xăng dầu, giảm lệ thuộc vào giá của thế giới.
Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải cho hay, những doanh nghiệp lớn, nhất là các doanh nghiệp nhà nước theo quy định phải có dự trữ 20%, nhưng hiện nay đã có dự trữ đến 25%, nên nguồn cung xăng dầu tổng thể trên toàn quốc vẫn được đáp ứng, đảm bảo đủ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Hôm 14/2, Bộ Công thương đã yêu cầu doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh đầu mối, thương nhân phân phối cung cấp các số liệu liên quan tới lượng hàng mua trực tiếp từ các nhà máy lọc dầu trong nước; lượng xăng dầu thực tế các đơn vị sản xuất trong nước đã giao từ đầu năm 2022 đến nay, cũng như cập nhật kế hoạch cung cấp xăng dầu cho thị trường, kế hoạch nhập khẩu... Từ dữ liệu này, Bộ sẽ tính toán tổng nguồn, giao hạn mức nhập khẩu tối thiểu để đảm bảo nguồn trong nước khi rơi vào kịch bản xấu nhất.
Còn theo các chuyên gia kinh tế, trong thời điểm này, cần sử dụng kịp thời, hiệu quả Quỹ bình ổn xăng dầu để giá trong nước không tăng cao theo giá thế giới, đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế.
Ngoài ra, một giải pháp quan trọng nữa là Bộ Công thương và các bộ, ngành có liên quan cần trình Chính phủ biện pháp tăng khả năng khai thác và lọc dầu để nguồn cung được chủ động hơn.
-
Dệt may đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu đạt 47 - 48 tỷ USD trong năm 2025 -
Xuất nhập khẩu của doanh nghiệp Việt tăng thêm 34 tỷ USD -
Hàng Việt bao phủ chuỗi bán lẻ nội địa -
Chiến lược của Phúc Long, Phê La làm trỗi dậy chuỗi trà đặc sản -
Hà Nội đề ra loạt giải pháp nhằm nâng cao chất lượng các hợp tác xã -
Thêm 5 sản phẩm đạt tiêu chuẩn 5 sao OCOP cấp Quốc gia -
Cá tra Đồng Tháp tự tin “Vươn ra biển lớn”
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025
- Ấm lòng lễ tri ân của CT Group đến các thầy cô giáo
- Tập đoàn Stavian nhận cú đúp giải thưởng trong Bảng xếp hạng Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024
- AZB - Hành trình kiến tạo "Nơi làm việc tốt nhất châu Á 2024"