-
Chứng khoán Việt Nam 2025: Nhiều yếu tố hỗ trợ khối ngoại trở lại thị trường -
Chờ cú huých trên thị trường IPO -
"Chứng khoán Việt Nam năm 2025 sẽ phát triển đột phá cả về quy mô và chất lượng" -
Chứng khoán bước vào năm bản lề của kỷ nguyên mới -
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng đến hết ngày 30/6/2025 -
Ngành tài chính sẽ tạo điều kiện huy động mọi nguồn lực cho phát triển
Có 3.840 tỷ đồng vốn ngoại mua ròng chứng chỉ quỹ FUEVFVND từ đầu năm đến nay. |
Hút hàng ngàn tỷ đồng vốn ngoại
Theo cập nhật đến ngày 8/6, đã có hơn 3.840 tỷ đồng vốn ngoại mua ròng vào chứng chỉ quỹ DCVFM VNDiamond ETF (FUEVFVND) từ đầu năm đến nay. Trong đó, khối ngoại dồn lực nhiều nhất trong tháng 5, với giá trị mua ròng hơn 2.560 tỷ đồng.
Đây cũng là chứng khoán được khối ngoại giải ngân nhiều nhất trong tổng giá trị mua ròng 3.489 tỷ đồng trên cả 3 sàn chứng khoán Việt Nam. Trái với khoảng thời gian giao dịch tiêu cực của thị trường về cả điểm số lẫn thanh khoản trong tháng 5, FUEVFVND lại ngược dòng khi hút được dòng vốn lớn của nhà đầu tư.
Trước đó, từ ngày 31/3, chứng chỉ quỹ này đã thành công tiếp cận nhà đầu tư Thái Lan. Bualuang Securities (Thái Lan), đơn vị từng phát hành thành công chứng chỉ lưu ký (DR) dựa trên DCVFM VN30 ETF (E1VFVN30) cũng đã chào bán lần đầu thành công DR "DIAMOND ETF”, đưa lên niêm yết và giao dịch trên sàn chứng khoán Thái Lan.
Tương tự sản phẩm DR E1VFVN30 khi ra mắt hồi năm 2018, dòng tiền từ người Thái cũng chảy mạnh vào chứng chỉ quỹ mô phỏng rổ VNDiamond, một phần lý giải nguyên nhân dòng vốn ngoại đổ vào sản phẩm đầu tư này.
DCVFM VNDiamond ETF là quỹ đại chúng dạng mở nhằm mô phỏng gần nhất có thể về biến động của chỉ số tham chiếu VNDiamond. Dù mới thành lập năm 2020 với quy mô 102 tỷ đồng tại thời điểm IPO, số lượng chứng chỉ quỹ niêm yết của DCVFM VNDiamond ETF hiện lên tới 672,4 triệu đơn vị, tương đương vốn điều lệ quỹ 6.724 tỷ đồng. Giá trị tài sản ròng của Quỹ tại ngày 6/6/2022 đã tăng lên 19.284 tỷ đồng nhờ sự tăng trưởng về giá của nhóm cổ phiếu trong danh mục đầu tư 2 năm qua, cùng sự tham gia mới của các nhà đầu tư sẵn sàng trả mức giá cao hơn mua chứng chỉ quỹ.
Không chỉ sôi động mua bán chứng chỉ quỹ giữa các nhà đầu tư trên thị trường thứ cấp, DCVFM VNDiamond, với nguồn vốn lớn huy động được, cũng bơm ròng vào thị trường chứng khoán. Theo thống kê của Bộ phận Phân tích Chứng khoán SSI, quỹ này đã giải ngân ròng 3.010 tỷ đồng riêng trong tháng 5, đóng góp tỷ trọng lớn nhất trong tổng mức bơm ròng gần 4.900 tỷ đồng của dòng vốn ETF. Đây cũng là mức bơm ròng theo tháng cao nhất kể từ tháng 4/2021.
Chất lượng cổ phiếu thành phần
VNDiamond là rổ cổ phiếu do Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM (HoSE) xây dựng và quản lý, gồm các doanh nghiệp cạn “room” ngoại với tiêu chí cần đáp ứng về giá trị vốn hóa, giá trị giao dịch, tỷ lệ P/E và tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài. Định kỳ nửa năm, danh mục cổ phiếu “kim cương” sẽ được cơ cấu lại.
Dù là rổ danh mục “sinh sau đẻ muộn”, bộ quy tắc đối với VNDiamond cũng đã được sửa đổi hồi tháng 9/2021 theo hướng siết chặt các điều kiện về thời gian niêm yết cổ phiếu, giá trị vốn hóa và thanh khoản.
Hiện tại, rổ VNDiamond gồm 18 cổ phiếu, trong đó, chiếm tỷ trọng nhiều nhất là cổ phiếu nhóm ngân hàng (hơn 34%) với 10 cổ phiếu. Đây là một điểm khá tương đồng với chỉ số VN-Index khi ngân hàng cũng đang giữ ngôi vương về tỷ trọng vốn hoá thị trường. Tuy vây, khi xét từng mã, cổ phiếu chiếm tỷ trọng lớn nhất là đại diện ngành bán lẻ Thế giới Di động (MWG, 16,34%), doanh nghiệp nữ trang PNJ (16,32%), cùng ông lớn ngành công nghệ FPT (16,33%).
Rổ danh mục có sự đa dạng về ngành nghề và phần lớn đều là cổ phiếu đầu ngành. Tổng giá trị tài sản của 18 tổ chức tại thời điểm 31/3/2022 xấp xỉ 3,2 triệu tỷ đồng, tương đương hơn 1/5 tổng giá trị tài sản các doanh nghiệp niêm yết sàn HoSE.
Kết quả kinh doanh quý đầu năm của nhóm 18 tổ chức niêm yết có sự phân hoá, một số tăng trưởng tốt nhưng có tới 3 công ty tăng trưởng lợi nhuận âm như VietinBank, OCB báo lãi giảm lần lượt 34,5% và 28% so với cùng kỳ, hay đại diện ngành giấy Dohaco giảm lãi gần 26%. Song lợi nhuận của hầu hết doanh nghiệp trong nhóm đều tăng trưởng hai chữ số, có nơi báo lãi tăng bằng lần như VPBank hay Eximbank.
Giá cổ phiếu nhóm này cũng ghi nhận sự phân hoá. Dù đa số cổ phiếu rơi mạnh trong nhịp điều chỉnh và chưa nhích lên nhiều như nhóm cổ phiếu ngân hàng, nhưng vẫn có nhiều cổ phiếu hồi phục mạnh như bộ 3 chiếm tỷ trọng lớn nhất PNJ, FPT, MWG, hay cổ phiếu ngành điện REE.
Giá chứng chỉ quỹ cũng theo diễn biến của các cổ phiếu thành phần, rơi sâu từ mức đỉnh đầu tháng 4. Tuy nhiên, tính từ mức đáy hôm 25/4, chứng chỉ quỹ này đã hồi phục được 4,9%. Với tỷ trọng giao dịch lớn, dòng vốn ngoại vào hay quyết định rút ra trong tương lai sẽ tác động đến giao dịch của FUEVFVND. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, các nhà đầu tư nước ngoài mua chứng chỉ quỹ trong tháng 5 đã có thể nhận về thành quả khi lựa chọn hình thức đầu tư này.
-
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng đến hết ngày 30/6/2025 -
Thị trường chứng khoán Việt Nam: Vẫn có nhiều lý do để lạc quan -
Ngành tài chính sẽ tạo điều kiện huy động mọi nguồn lực cho phát triển -
Dòng tiền "nghỉ tết", VN-Index giảm hơn 5 điểm trong phiên cuối cùng của năm 2024 -
Cổ phiếu Yeah1 "đổ đèo" sau loạt phiên tăng nóng hậu concert "Anh trai vượt ngàn chông gai" -
Kỳ vọng nâng hạng thị trường có thể đẩy VN-Index năm 2025 lên trên 1.600 điểm -
Dấu ấn ngành tài chính 2024: Thu ngân sách vượt 2 triệu tỷ đồng, đột phá chuyển đổi số
- GREENFEED và hành trình nỗ lực kiến tạo nền nông nghiệp bền vững
- Nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ cộng đồng - Cần một hợp tác toàn diện
- 1Business - Chìa khóa vàng trong quản trị doanh nghiệp thời đại số
- La Queenara Hội An: Bí quyết đầu tư khách sạn tạo dòng tiền
- Petrocons thông báo Danh mục thoái vốn tại các đơn vị doanh nghiệp (Kỳ 3)
- Khu công nghiệp Gilimex: Xây dựng nền tảng cho ngành công nghiệp hiện đại và bền vững