-
Mối lo ngại về an toàn thực phẩm trước cổng trường học -
Bộ Y tế ban hành thông tư về thanh toán dịch vụ kỹ thuật thuộc phạm vi bảo hiểm y tế -
Qua thanh, kiểm tra, phát hiện nhiều vi phạm an toàn thực phẩm -
Bộ Y tế ban hành danh mục và thanh toán thuốc bảo hiểm y tế -
Tin mới y tế ngày 20/11: Bộ Y tế quy định 5 tiêu chuẩn chất lượng cơ bản đối với bệnh viện -
Tổ hợp Y tế Phương Đông bị xử phạt vì vi phạm an toàn thực phẩm
Khai thác tiền sử, gia đình trẻ cho biết, cuối tháng 10/2023, trẻ ở nhà xuất hiện tăng cân nhanh 5-7kg trong vòng 2 tháng kèm theo phù, ăn uống kém, mệt nhiều...
Ảnh minh họa. |
Gia đình đã đưa con đi khám tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tuyên Quang và được chẩn đoán bệnh hội chứng thận hư và sử dụng thuốc Prednisolone điều trị theo phác đồ. Sau 10 ngày điều trị, trẻ tiến triển tốt, được ra viện và hẹn tái khám sau 4 tuần.
Tuy nhiên, sau khi về uống thuốc, do thấy tình trạng trẻ ổn định nên gia đình không đưa trẻ quay lại tái khám tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tuyên Quang mà đưa trẻ tái khám ở phòng khám tư.
Đến tháng 2/2024, mặc dù xét nghiệm của trẻ tiến triển tốt nhưng bác sĩ phòng khám tư vẫn cho trẻ duy trì liều tấn công 12 viên Prednisolone 5mg/ngày.
Gần đây gia đình thấy trẻ tăng cân nhanh (khoảng 1kg/tháng) kèm theo mệt mỏi nên đã đưa trẻ quay trở lại phòng khám tư đó và được chuyển tuyến đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tuyên Quang điều trị.
Tại bệnh viện, các bác sĩ đã thăm khám và làm các xét nghiệm cận lâm sàng cần thiết, cùng với các biểu hiện lâm sàng của Hội chứng Cushing như: chân tay rậm lông, huyết áp thấp (80/50mmgHg), chỉ số cortisol thấp (6,5 nmol/l)… Các bác sĩ chẩn đoán trẻ bị suy tuyến thượng thận do dùng thuốc có corticoid kéo dài và đã được chuyển ngay về tuyến trung ương để điều trị.
Trước đó, cũng về hậu quả của việc lạm dụng corticoid gây hậu quả, Bệnh viện Nội tiết Trung ương tiếp nhận 2 anh em ruột (11 và 15 tuổi) vào khám với biểu hiện béo phì, mặt tròn, rậm lông, rạn da bụng và đùi màu tím đỏ, phù hai chân dưới, kiểu hình Cushing rõ rệt.
Theo mẹ của hai cháu, trong 3 năm gần đây, do cả hai bị viêm mũi dị ứng, chị đã tự mua thuốc xịt mũi ở hiệu thuốc về liên tục dùng cho con. Cả hai cháu đều được chẩn đoán bị suy tuyến thượng thận.
Không kể trẻ em mà người lớn cũng mắc phải căn bệnh này khi tự dùng thuốc xịt mũi chứa corticoid kéo dài. Việc sử dụng tràn lan các sản phẩm thuốc chứa corticoid như thuốc tân dược, thuốc hít, thuốc xịt và đặc biệt là các thuốc trộn, thuốc gia truyền không rõ nguồn gốc… là nguyên nhân hàng đầu gây nên tình trạng này.
Vì vậy, theo khuyến cáo của bác sĩ, để phòng ngừa hội chứng Cushing cũng như suy tuyến thượng thận do dùng thuốc bừa bãi, người bệnh cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ, không tự ý dùng quá nhiều thuốc chứa steroid trong thời gian dài.
Các thuốc không được bác sĩ kê đơn (kể cả thuốc đông y) trong điều trị các bệnh lý xương khớp, hoặc thuốc trị cảm ho, sổ mũi, viêm xoang… có tác dụng kháng viêm, giảm đau mạnh đều có nguồn gốc từ corticoid.
Do đó, nếu bệnh nhân tự ý mua về dùng một cách tùy tiện không theo sự kiểm soát chặt chẽ của bác sĩ, rất dễ gây ra hội chứng Cushing.
Ở nhiều cơ sở khác, theo các bác sĩ, một trong những thói quen của nhiều người là ngại đi thăm khám ở cơ sở y tế mà tự ý mua thuốc về điều trị dẫn đến nhiều hệ lụy cho sức khỏe.
Tại Bệnh viện Da liễu Trung ương, theo TS.Vũ Nguyệt Minh, Giám đốc Trung tâm thử nghiệm lâm sàng, nhiều bệnh nhân viêm da đến khám tại bệnh viện có thừa nhận rằng, họ đã ra hiệu thuốc nói viêm da và được bán cho loại thuốc chứa 3 thành phần cả corticoid, kháng sinh, kháng nấm.
Thông thường thuốc chứa corticoid là thuốc kháng viêm không đặc hiệu, giúp giảm triệu chứng viêm da rất nhanh, tuy nhiên không phải viêm da nào cũng được chỉ định dùng loại thuốc này.
Chưa kể đến việc tự ý điều trị kéo dài, làm tổn thương trên da nặng hơn dẫn đến tình trạng kháng kháng sinh, thậm chí gây biến chứng.
Theo bác sĩ Nguyệt, chính vì thuốc 3 thành phần có chứa corticoid bị lạm dụng tương đối nhiều nên đa phần bệnh nhân đến bệnh viện khi đã có tổn thương do tự điều trị trước đó tư vấn ở hiệu thuốc.
Suy tuyến thượng thận là tình trạng tuyến thượng thận sản xuất quá ít cortison, dẫn đến rối loạn các quá trình chuyển hóa trong cơ thể, ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh, thậm chí gây tử vong.
Trong thực tế, thuốc chứa corticoid được sử dụng để điều trị viêm khớp dạng thấp, bệnh viêm ruột, hen suyễn, dị ứng và nhiều tình trạng khác hoặc cũng được sử dụng để ngăn ngừa đào thải nội tạng ở người nhận cấy ghép bằng cách giúp ngăn chặn hệ thống miễn dịch.
Tuy nhiên, nhiều người bệnh tự ý sử dụng corticoid mua một cách dễ dàng tại các quầy thuốc, hoặc truyền tai nhau các thuốc Nam dạng bột không theo đơn chỉ định của bác sĩ.
Khi người bệnh sử dụng corticoid liều cao với thời gian dài, sẽ gây ra hậu quả là suy tuyến thượng thận (Rối loạn chức năng tuyến thượng thận).
Triệu chứng gợi ý suy thượng thận thường không điển hình như chán ăn, buồn nôn và sụt cân, thay đổi kiểu hình cơ thể, nặng mặt.
Một số trường hợp nặng có thể gây ra suy thượng thận cấp với hạ huyết áp, có thể dẫn đến tử vong nếu không được điều trị bù corticoid kịp thời.
Để chẩn đoán suy thượng thận cần được thực hiện trong bệnh viện với các bác sỹ chuyên khoa nội tiết thông qua biểu hiện lâm sàng và xét nghiệm sinh hóa máu gồm: cortisol và ACTH buổi sáng 8h.
Khi đã có dấu hiệu nghi ngờ, người bệnh sẽ được làm nghiệm pháp Synacthen và hoặc nghiệm pháp hạ đường máu để đánh giá sự toàn vẹn trục dưới đồi - tuyến yên - tuyến thượng thận và một số xét nghiệm khác như sinh hoá máu, glucose, chức năng gan, thận, kali máu.
Cách điều trị: Điều trị suy thuợng thận (nguyên phát và thứ phát) là bù hydrocortisol với liều 15 - 30 mg/ngày chia 2 lần sáng 2/3 liều - chiều 1/3 liều. Đối với suy thượng thận nguyên phát (bệnh Addison) phải bù thêm mineral glucocorticoid.
Để giảm thiểu tác dụng phụ của corticoid, cần tuân theo một số nguyên tắc như sau: Chỉ sử dụng thuốc corticoid theo chỉ định của bác sĩ. Theo dõi chặt chẽ để đề phòng và phát hiện sớm các dấu hiệu tác dụng phụ.
Sử dụng lượng vừa đủ để kiểm soát bệnh, không nên tự ý tăng liều khi chưa có sự cho phép của bác sĩ. Giảm liều dần dần theo đơn bác sỹ kê đơn. Đến bệnh viện theo dõi huyết áp và lượng đường trong máu thường xuyên để tiến hành điều trị nếu cần thiết.
Theo dõi mật độ xương bằng các xét nghiệm định kỳ và uống thuốc cũng như thực phẩm bổ sung để giúp xương chắc khỏe.
Ngoài ra, để phòng ngừa suy tuyến thượng thận, người bệnh nên lưu ý luôn sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, không tự ý dùng quá nhiều thuốc chứa thành phần gây bệnh trong thời gian dài.
-
Tin mới y tế ngày 22/11: Ứng dụng y tế từ xa tăng tiếp cận dịch vụ y tế cho người yếu thế -
Nguy cơ tiềm ẩn từ lạm dụng phụ gia thực phẩm không rõ nguồn gốc -
Quốc hội chốt quy mô dự án mới về dược được ưu đãi, hỗ trợ đầu tư đặc biệt -
Tăng thuế thuốc lá là chiến lược quan trọng giảm tử vong và gánh nặng bệnh tật
-
Mối lo ngại về an toàn thực phẩm trước cổng trường học -
Tin mới y tế ngày 21/11: Những điểm mới trong phòng, chống đại dịch HIV tại Việt Nam -
Hy vọng mới cho bệnh nhân ung thư hàm mặt -
Bộ Y tế ban hành thông tư về thanh toán dịch vụ kỹ thuật thuộc phạm vi bảo hiểm y tế -
Phòng ngừa biến chứng nguy hiểm của sốt xuất huyết Dengue -
Qua thanh, kiểm tra, phát hiện nhiều vi phạm an toàn thực phẩm -
Cảnh báo gia tăng ca mắc xuất huyết não ở người trẻ
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025
- Ấm lòng lễ tri ân của CT Group đến các thầy cô giáo