-
Tháo gỡ điểm nghẽn về thể chế, chính sách để Hà Nội chuyển đổi số hiệu quả -
Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình làm Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương -
Người có công được hỗ trợ 30 triệu đồng/hộ để cải tạo, sửa chữa nhà ở, 60 triệu đồng/hộ để xây mới -
Ưu đãi thuế, lo doanh nghiệp nhỏ “không chịu lớn” -
Bộ Kế hoạch Đầu tư tập huấn nghiệp vụ công tác thi đua khen thưởng năm 2024 -
Sửa Luật thuế thu nhập doanh nghiệp: Giảm sâu hơn hoặc miễn thuế cho báo chí
Cắt 1 đẻ 7
Nghiên cứu của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) được công bố vừa qua tại Hội thảo về kinh doanh vận tải bằng ô tô chỉ ra một con số khiến nhiều người giật mình. Đó là chưa đánh giá các vấn đề khác, chỉ nhìn từ góc độ điều kiện kinh doanh, Dự thảo Nghị định mới tuy cắt bỏ được 12 điều kiện, nhưng “đẻ ra” tới 85 điều kiện mới.
Con số này thậm chí chưa dừng lại, khi ngoài 64 điều kiện kinh doanh bổ sung, thì 21 điều kiện kinh doanh được quy định là “theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông - Vận tải”, đồng nghĩa với việc có thể phát sinh thêm nữa. Đây là số liệu khiến ai nghe cũng không khỏi băn khoăn, khi cắt giảm, đơn giản hóa điều kiện kinh doanh đang là một trong những nhiệm vụ cũng như giải pháp được Chính phủ ưu tiên thực hiện trong năm 2018.
Khó có thể hình dung trong khi các bộ, ngành đang phải “mướt mồ hôi” chạy theo yêu cầu của Nghị quyết 01 của Chính phủ năm 2018 nhằm cắt giảm, đơn giản hóa 50% các điều kiện kinh doanh hiện hành, thì Bộ Giao thông - Vận tải có thể ung dung dự thảo một nghị định “mang đá ghè chân mình” như vậy.
Đánh giá cụ thể hơn về những điều kiện kinh doanh phát sinh, bà Nguyễn Minh Thảo, Trưởng ban Môi trường kinh doanh và Năng lực cạnh tranh của CIEM nhìn nhận, điều kiện kinh doanh tại dự thảo lần này đã được đưa hẳn vào định nghĩa, khi ngay trong phần giải thích từ ngữ, đã có một số quy định mang tính ràng buộc như “được Sở Giao thông - Vận tải cấp giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô” hay “được cấp phù hiệu”…
Bà Thảo cho biết, với bản dự thảo này, CIEM đã đưa ra một bản kiến nghị nhằm sửa đổi 19 điều trên tổng số 37 điều của Nghị định. “Nếu loại bỏ 13 điều liên quan đến trách nhiệm tổ chức thực hiện và điều khoản thi hành, thì những kiến nghị này nhằm sửa đổi tới 19/24 nội dung chính. Điều này cho thấy bản dự thảo vẫn còn rất nhiều vấn đề”, bà Thảo nói.
Tham gia đóng góp ý kiến tại Hội thảo, PGS-TS. Ngô Trí Long cho rằng, dù Bộ Giao thông - Vận tải đã tiếp thu và cắt giảm nhiều thủ tục, yêu cầu không cần thiết so với các dự thảo trước, nhưng trong dự thảo này, vẫn còn một số thủ tục, yêu cầu còn chưa rõ mục tiêu quản lý, tạo gánh nặng, phát sinh chi phí không cần thiết cho doanh nghiệp vận tải cũng như người dân.
Theo ông Long, trong xu thế xây dựng Chính phủ kiến tạo, cần phải tôn trọng quyền tự quyết của doanh nghiệp và hạn chế đưa ra các điều kiện kinh doanh không cần thiết. Khi đưa ra bất kỳ một điều kiện hay yêu cầu nào hạn chế quyền tự chủ của doanh nghiệp, cần phải xác định rõ mục tiêu quản lý, có tác dụng gì và tác dụng đó có bù đắp được cho chi phí của xã hội hay không.
“Do đó, tôi kiến nghị cần phải có sự tham gia góp ý, phản biện của các cơ quan kiểm soát thủ tục hành chính, nhằm kiên quyết loại bỏ các điều kiện kinh doanh không chứng minh được sự cần thiết”, ông Long nêu kiến nghị.
Tắc về tư duy
Trao đổi về những bất cập xung quanh Dự thảo Nghị định thay thế, Luật sư Trương Thanh Đức, Chủ tịch HĐTV Công ty Luật Basico cho rằng, những bất cập hiện nay không chỉ nằm ở Dự thảo Nghị định thay thế, mà đã mang tính hệ thống.
“Trong khi Luật Giao thông đường bộ 2008 vẫn giữ nguyên, thì 3 nghị định hướng dẫn trước đây và sắp tới là Nghị định thay thế này có nội dung quá khác nhau. Chưa kể một loạt thông tư hướng dẫn khác nhau lại tiếp tục quy định các nội dung khác nhau. Vì khác nhau như vậy, nên nếu có cái đúng, chắc chắn sẽ tồn tại những nội dung chưa đúng với tinh thần Luật Giao thông đường bộ”, vị Luật sư phân tích.
Với việc 10 năm phải thay đổi tới 4 Nghị định, ông Đức cho rằng, điều này đã chứng tỏ tồn tại rất nhiều quy định bất cập, vô lý, vướng mắc. Đặc biệt, Nghị định 86/2014/NĐ-CP đã tạo ra quá nhiều quy định bất hợp lý, gây rất nhiều khó khăn, tiêu cực, đội chi phí, tăng giá thành vận chuyển, như cấp phép vận tải nội bộ, quy mô kinh doanh (số lượng xe)… “Có thể nói, các nghị định hướng dẫn trước đây đã bóp méo Luật Giao thông đường bộ 2008”, ông Đức nói.
Đánh giá về bản dự thảo lần này, Luật sư Trương Thanh Đức cho rằng, những nội dung thay đổi trong dự thảo không phải đổi mới, càng không phải đột phá, mà mới chỉ là sửa chữa những điểm sai lầm, nhầm lẫn, vô lý, cản trở phát triển. Vì vậy, dự thảo này đã trình Chính phủ tới 4 lần và chuẩn bị lần thứ 5 mà vẫn không đạt yêu cầu. Điều này cho thấy, chúng ta đang bị “tắc”, ở đây có thể coi là “tắc tư duy” hay “tắc giải pháp”, cần phải có một sự thay đổi đồng bộ, chứ không thể sửa chữa chắp vá mãi được.
-
Tháo gỡ điểm nghẽn về thể chế, chính sách để Hà Nội chuyển đổi số hiệu quả -
Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình làm Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương -
Người có công được hỗ trợ 30 triệu đồng/hộ để cải tạo, sửa chữa nhà ở, 60 triệu đồng/hộ để xây mới -
Công bố 6 thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực văn hóa
-
Ưu đãi thuế, lo doanh nghiệp nhỏ “không chịu lớn” -
Đại biểu tranh luận gay gắt về tăng thuế với rượu bia, nước uống có đường -
Bộ Kế hoạch Đầu tư tập huấn nghiệp vụ công tác thi đua khen thưởng năm 2024 -
Sửa Luật thuế thu nhập doanh nghiệp: Giảm sâu hơn hoặc miễn thuế cho báo chí -
Nông nghiệp là trụ cột gia tăng xuất khẩu -
Hút mỗi điếu xì gà sẽ phải trả thêm 50.000 - 100.000 đồng thuế tiêu thụ đặc biệt -
Sửa Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp: Cần làm rõ hiệu quả ưu đãi thuế với "đại bàng"
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025