Để thu hồi nợ xấu, các ngân hàng đã rất nỗ lực rao bán tài sản bảo đảm là bất động sản. Nhưng việc thanh lý tài sản thế chấp trong bối cảnh hiện nay không dễ.
Tại phiên tòa phúc thẩm xét xử vụ án Dương Thanh Cường lừa đảo chiếm đoạt 1.127 tỉ đồng của Agribank Việt Nam ngày hôm qua (10/5), đại diện Viện Kiểm sát cấp cao thành phố Hồ Chí Minh cho rằng, có căn cứ để chấp thuận một phần nội dung kháng cáo của Agribank liên quan đến 23 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất vì ngân hàng Phương Nam đã nhận thế chấp sai quy định.
Lãi suất cho vay đã dễ thở hơn, song nhiều doanh nghiệp vẫn phàn nàn khó vay vốn vì thiếu tài sản thế chấp. Phía ngân hàng thì cho rằng, không thể cho vay dựa vào niềm tin khi doanh nghiệp vẫn giấu sổ sách thật.
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đang thúc các ngân hàng thương mại xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp (DN) để cho vay tín chấp, thay vì dựa vào tài sản thế chấp như trước. Song thực tế, không phải ngân hàng nào cũng tin vào chỉ số này.
Tín dụng gặp khó, ngân hàng đẩy mạnh cho vay tiêu dùng. Tuy nhiên, các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) vẫn không dễ tiếp cận vốn vay, vì thiếu tài sản thế chấp.
Nhiều doanh nghiệp (DN) cho rằng, việc mất niềm tin với một số DN cá biệt đang khiến ngân hàng “co” lại tín dụng, đóng cửa vay với rất nhiều DN. Các chuyên gia kinh tế đề xuất xem lại cách cho vay dựa trên tài sản thế chấp của ngân hàng hiện nay.
Tổng giám đốc Công ty Tài chính PPF Việt Nam (Home Credit), ông Friedrich Weiss cho rằng, lạm phát của Việt Nam được kiểm soát ở mức thấp và chính sách kích cầu tiếp tục được quan tâm, nên nhu cầu về vốn tiêu dùng sẽ tăng. Tuy nhiên, để cho vay tiêu dùng phát triển, thì cần đáp ứng được nhu cầu thực tế của khách hàng, đặc biệt là khách hàng có thu nhập thấp, nhu cầu vốn cao, nhưng không tài sản thế chấp.