
-
Thủ tướng chỉ đạo quyết liệt ngăn chặn, giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường
-
Hơn 33 triệu USD giảm thiểu chất ô nhiễm hữu cơ và thủy ngân tại Việt Nam
-
Hợp tác xã Đa Phúc “thắp sáng” kinh tế xanh và chuyển đổi số vùng ven đô
-
Hà Nội cấm khách sạn sử dụng nhựa dùng một lần từ năm 2026
-
Samsung cùng Việt Nam nâng cao chất lượng nguồn nhân lực -
Danh mục phân loại xanh giúp doanh nghiệp tiếp cận vốn xanh hiệu quả
![]() |
TS. Phạm Nguyễn Anh Huy, Giảng viên cấp cao ngành Tài chính, sáng lập viên của Trung tâm FinTech-Crypto RMIT, Đại học RMIT Việt Nam |
Theo kết quả sơ bộ của một dự án nghiên cứu mà tôi đang dẫn dắt, các lĩnh vực gây ô nhiễm có xu hướng bị trừng phạt sau khi Việt Nam phê chuẩn Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu. Những kết quả này tương đồng với kết quả từ những nghiên cứu khác của chúng tôi tại các nước phát triển như Singapore và Pháp.
Tuy nhiên, chúng tôi nhận thấy rằng, một số doanh nghiệp tại Việt Nam sử dụng các nguồn năng lượng gây ô nhiễm vẫn chưa bị trừng phạt. Nếu muốn đạt được các mục tiêu về môi trường đã đặt ra, Chính phủ cần có cách tiếp cận chặt chẽ hơn.
Bên cạnh nỗ lực quản lý, Chính phủ Việt Nam cũng đang tích cực tham gia vào thị trường trái phiếu xanh. Theo báo cáo Tài chính bền vững ASEAN - Thị trường năm 2021 do Climate Bonds Initiative và HSBC công bố, Việt Nam đứng thứ 2 trong khu vực Đông Nam Á về phát hành trái phiếu xanh, trong đó 80% là trái phiếu chính phủ.
Chính phủ cũng đang có kế hoạch thí điểm hạn mức phát thải và mô hình mua bán phát thải từ năm 2025, nhưng mốc thời gian này có thể không đủ để giúp Việt Nam đạt mục tiêu giảm phát thải năm 2030.
Để đạt được những mục tiêu trên, không chỉ cần sự nỗ lực của Chính phủ, mà còn của các bên liên quan khác như khu vực tư nhân. Nhiều công ty đặt mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng 0, nhưng hầu hết không có kế hoạch cụ thể để thực hiện điều đó.
Hiện tại, cách tiếp cận phổ biến nhất là thông qua thị trường bù đắp các-bon. Tuy nhiên, cách tiếp cận này không hợp lý, vì những doanh nghiệp hoặc quốc gia giàu có thể dễ dàng bù đắp lượng khí thải CO2 của họ, trong khi các dự án được tài trợ bằng số tiền chi tiêu cho các khoản bù đắp các-bon này có thể không hiệu quả.
Do đó, cần có một cơ chế đảm bảo rằng, các công ty không chỉ mua lượng các-bon bù đắp, mà còn phải nỗ lực thực sự để giảm lượng khí thải CO2 của họ. Ngoài ra, cả khu vực nhà nước và tư nhân ở Việt Nam cần quan tâm nhiều hơn đến các phương pháp thu giữ hoặc giảm phát thải CO2. Trong đó, công nghệ thu giữ không khí và chất lỏng trực tiếp (DAC) được coi là cách hiệu quả nhất để giảm lượng khí thải CO2. Bên cạnh đó, cũng có thể xem xét các phương pháp khác như hấp thụ các-bon địa chất và sinh học.
Một khía cạnh khác cũng cần được chú ý là khả năng theo dõi, ghi chép và giám sát dữ liệu phát thải, vì nó đóng vai trò quan trọng trong việc giúp Việt Nam đạt được mục tiêu phát thải ròng bằng 0. Trong đó, “token hóa CO2” được coi là một cách tiếp cận hiệu quả để xử lý và theo dõi phát thải một cách hiệu quả, đáng tin cậy và chính xác hơn.
Mã token CO2 (đại diện cho một tấn CO2 được thu giữ, lưu trữ hoặc đo lường) có thể được đúc và sẵn sàng giao dịch sau khi được kiểm chứng bởi một bên xác nhận. Mã cũng có thể bị đốt nếu chủ sở hữu chọn sử dụng nó để bù đắp lượng khí thải các-bon của họ. Phương pháp mã hóa CO2 này được kỳ vọng sẽ tạo nên một cuộc cách mạng trong cơ chế giao dịch phát thải và thị trường bù đắp các-bon hiện tại, qua đó cải thiện quy trình hạch toán các-bon, tăng cường tính thanh khoản của phát thải CO2 và cho phép các thị trường giao dịch phát thải khác nhau liên kết với nhau một cách dễ dàng.
Ngoài lợi ích của token hóa, công nghệ blockchain dự kiến sẽ cải thiện báo cáo về môi trường, xã hội và quản trị (ESG). Đây là những báo cáo có dữ liệu thường không minh bạch, không đáng tin cậy và khó theo dõi ở cấp độ doanh nghiệp. Ở cấp độ quốc gia và khu vực, một vấn đề lớn đối với các kế hoạch mua bán khí thải là dễ gặp phải hành vi gian lận. Blockchain có thể là công cụ quý báu để tăng tính minh bạch của báo cáo và tăng khả năng truy xuất nguồn gốc phát thải.
Với việc áp dụng công nghệ blockchain, các doanh nghiệp ít có khả năng thực hiện hành vi gian lận khí thải các-bon hơn vì chính phủ có thể dễ dàng theo dõi lượng khí thải ở cấp độ doanh nghiệp trong thời gian thực. Công nghệ blockchain cũng sẽ giúp các bên liên quan sử dụng hiệu ứng cộng đồng, chuyển đổi nỗ lực cá nhân thành nỗ lực cộng đồng để thúc đẩy đổi mới hơn nữa nhằm chống lại tác động của biến đổi khí hậu và hướng tới phát triển bền vững.
-
Danh mục phân loại xanh giúp doanh nghiệp tiếp cận vốn xanh hiệu quả -
Hồ Thủy điện Hòa Bình mở 1 cửa xả đáy vào 16h00 ngày 9/7 -
Việt Nam hành động kiểm soát ô nhiễm không khí giai đoạn 2025-2030 -
Phát huy thế mạnh của các chi hội nông dân trong nông nghiệp Thủ đô -
Thẩm quyền mới của chính quyền địa phương 2 cấp trong lĩnh vực môi trường -
Bước tiến xanh cho đô thị: Hướng đến giảm 20% bụi mịn PM2.5 vào năm 2030 -
Xây dựng nền pháp lý vững cho trách nhiệm môi trường của doanh nghiệp
-
DKSH Việt Nam thúc đẩy đổi mới và tuân thủ trong ngành chăm sóc cá nhân
-
Mùa hè sôi động với ưu đãi hấp dẫn khi mua Omoda C5 và Jaecoo J7 trong tháng 7
-
SeABank tổ chức “Ngày hội đổi rác lấy quà” - Lan tỏa lối sống xanh vì Hà Nội sạch đẹp
-
Thông báo mời quan tâm dự án Tòa nhà Trụ sở chính VietinBank
-
Vietnam Airlines thông báo phát hành 900 triệu cổ phiếu ra công chúng
-
Phố thêm đông nhờ đường đã thông