-
Bình Định thu hút thêm dự án 20 triệu USD; Hải Phòng động thổ nhà máy tôn thép 45 triệu USD -
Cần Thơ thúc tiến độ giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm -
Cơ hội rộng mở cho các doanh nghiệp Thái Lan hợp tác, đầu tư tại Bình Định -
Vietjet xin đầu tư xây dựng hangar bảo dưỡng tàu bay tại Sân bay Đà Nẵng -
Lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch tuyến đường sắt kết nối Lào Cai với Quảng Ninh -
Doanh nghiệp Hàn Quốc muốn mở rộng đầu tư, chuyển giao công nghệ cho Việt Nam
Hai nấc thang khó khăn
Sau hàng loạt động thái thúc giục từ Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ, các hiệp hội doanh nghiệp, đến hết tháng 8/2018, mới chỉ có 968 điều kiện kinh doanh đã được cắt giảm thực sự, thuộc về các ngành công thương, xây dựng, giáo dục và đào tạo, thông tin và truyền thông, Ngân hàng Nhà nước. Số còn lại dự kiến cắt giảm là 2.839 điều kiện kinh doanh, đã có phương án, nhưng chưa có văn bản quy định cụ thể.
Như vậy, nếu tính về tỷ lệ điều kiện kinh doanh, đã có phương án cắt giảm, đơn giản lên tới 3.807, đạt 61,3% so với tổng số 6.213 điều kiện kinh doanh, vượt khá cao so với yêu cầu 50% của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Nhưng thực tế doanh nghiệp mới hưởng lợi được hơn 30% trong đó.
Đánh giá chung tình hình triển khai các mục tiêu tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2016 – 2018. Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư. |
Tình hình cũng không khá hơn với việc thực hiện cắt giảm thủ tục kiểm tra chuyên ngành, khi tỷ lệ thực cắt giảm mới đạt 34%, với 1.689 dòng hàng trong tổng số 6.003 dòng hàng có phương án cắt giảm. Thậm chí, trong kết quả rà soát độc lập của Văn phòng Chính phủ, không ít phương án đã trình chưa đạt được tỷ lệ như báo cáo của các bộ, ngành trước đó.
“Chúng ta đang rất nỗ lực để tăng lên 2 bậc thôi, từ ASEAN 6 lên ASEAN 4 mà rất khó khăn. Mọi việc không đơn giản chỉ là bước từ nấc thang thứ sáu lên thứ năm, rồi thứ tư”, ông Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) chỉ vào bảng tổng hợp về thứ hạng giữa Việt Nam trong ASEAN về năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Thế giới (WB), Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF)…
Cho tới Nghị quyết 19-2018/2018/NQ-CP về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, thì mục tiêu đạt trung bình ASEAN 4 về các tiêu chí của môi trường kinh doanh vẫn tiếp tục được đặt ra, sau khi đã có mặt trong phiên bản thứ hai của Nghị quyết này vào năm 2015 với thời hạn đạt được là năm 2016.
Nhìn vào các chỉ số thành phần, so với ASEAN 4, Việt Nam đã có cải thiện nhất định trong chỉ số về cấp phép xây dựng, tiếp cận tín dụng, đã giảm chênh lệch trong các chỉ số còn lại theo đánh giá của WB. Nhưng khoảng cách về năng lực cạnh tranh giữa Việt Nam và ASEAN 4, theo đánh giá của WEF, đang chậm được cải thiện.
Điểm đáng nói là, khoảng cách xa hơn đang nằm ở những chỉ số thể hiện sự sẵn sàng cho sự thay đổi của nền kinh tế, như giáo dục và đào tạo bậc cao hơn, hiệu quả của thị trường hàng hóa, thị trường lao động, sự phát triển của thị trường tài chính, mức độ sẵn sàng về công nghệ và đổi mới công nghệ.
“Điều tôi quan tâm hơn là Việt Nam đang được xếp trong nhóm chưa sẵn sàng cho công nghệ chế tác tương lai, dù thuộc nhóm tiềm năng. Và môi trường kinh doanh cho kinh tế số lại ở mức đáng lo ngại. Nếu tư duy thiếu thị trường như hiện tại, nếu vẫn không gỡ bỏ rào cản kinh doanh để thúc đẩy người kinh doanh hiện hữu, từ đó thúc đẩy ý tưởng, sáng tạo, thì không thể có khoa học công nghệ, không thể có năng suất và hiệu quả, chứ đừng nói đến đi cùng với 4.0”, ông Cung phân tích.
Góc nhìn mới về động lực tăng trưởng
Đánh giá chung việc thực hiện các mục tiêu cơ cấu lại nền kinh tế trong giai đoạn 2016 - 2018, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có báo cáo riêng gửi Chính phủ. Theo đó, tỷ lệ dự kiến hoàn thành không cao, chỉ 24%; 32% có khả năng hoàn thành và 41% khó hoàn thành.
Tỷ lệ khó hoàn thành cao nhất rơi vào 4 nhóm mục tiêu cơ cấu lại doanh nghiệp, cơ cấu lại lĩnh vực nông nghiệp, cơ cấu lại khu vực dịch vụ và dịch chuyển các nguồn lực nhân tố sản xuất. Có nghĩa là, các dòng chuyển dịch mà nền kinh tế đang chờ đợi sẽ tạo động lực và sự năng động mới, như từ nông nghiệp sang công nghiệp dịch vụ, từ nông thôn sang thành thị, từ Nhà nước sang tư nhân, từ phi chính thức sang chính thức đều chậm.
Nhưng, nếu đặt trong xu hướng của cuộc cách mạng 4.0, sự chậm trễ này còn tạo nên sức ỳ mới cho nền kinh tế. Giới chuyên gia kinh tế đã nhắc tới sự suy giảm năng lượng nội sinh do các động lực tăng trưởng hiện hành đã tới hạn. Khi đó, mục tiêu tiếp tục duy trì tăng trưởng cao và bền vững (ngay như mức hiện tại) là thách thức lớn, nếu không thay đổi khác biệt về tư duy, cải cách thể chế, chỉ đạo điều hành phân bố, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực nhà nước và tạo cực tăng trưởng động lực cho nền kinh tế…
Lúc này, hai thách thức lớn được nhắc tới trong thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế. Một là, yêu cầu chuyển đổi sang một nền kinh tế thị trường đầy đủ, hội nhập, kết thúc giai đoạn chuyển đổi, để không còn cơ sở biện minh cho những việc chưa làm được. Hai là, chuyển đổi sang kinh tế số, tận dụng cơ hội cách mạng 4.0.
“Trong 2 năm tới của nhiệm kỳ Chính phủ hiện tại, để thực hiện kế hoạch tái cơ cấu, chúng tôi đề xuất phải hành động 4.0 với các nội hàm, khái niệm cụ thể. Mọi việc vẫn phải bắt đầu từ thể chế, hạ tầng và các kế hoạch hành động, nhưng với tư duy 4.0 cùng kinh tế thị trường hiện đại và hoàn thiện”, Báo cáo của CIEM đề xuất.
Ưu tiên được đề xuất dành cho phát triển thị trường nhân tố sản xuất, để các thị trường này đóng vai trò chủ yếu trong huy động và phân bổ nguồn lực hiệu quả. Chỉ khi các nguồn lực không bị chi phối bởi nhóm lợi ích, phi cạnh tranh, thì các doanh nghiệp sẽ có động lực thay đổi công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh, thay vì tìm các mối quan hệ để kiếm lợi.
Về vấn đề này, ông Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế cũng chia sẻ quan điểm, chừng nào môi trường thể chế, môi trường kinh doanh đủ hấp dẫn những người kinh doanh, không để họ phải chọn nơi khác để khởi nghiệp thì mới có thể kéo tri thức và nguồn lực của các nơi về Việt Nam.
“Đây là lúc Nhà nước vừa phải lui chân, vừa phải thay đổi vai trò để thị trường phát huy tối đa hiệu quả”, ông Lực nói.
-
Vietjet xin đầu tư xây dựng hangar bảo dưỡng tàu bay tại Sân bay Đà Nẵng -
Lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch tuyến đường sắt kết nối Lào Cai với Quảng Ninh -
Doanh nghiệp Hàn Quốc muốn mở rộng đầu tư, chuyển giao công nghệ cho Việt Nam -
Quảng Ninh: Chuẩn bị đưa Nhà máy ôtô Thành Công Việt Hưng tại Khu công nghiệp Việt Hưng vào hoạt động -
Ứng trước hơn 410 tỷ đồng cho Dự án nâng cấp Quốc lộ 91, TP. Cần Thơ -
Đà Nẵng cấp mới 60 dự án vốn FDI -
Vì sao Dự án Thoát nước và vệ sinh môi trường đô thị Núi Thành chậm tiến độ?
-
1 Vietjet xin đầu tư xây dựng hangar bảo dưỡng tàu bay tại Sân bay Đà Nẵng -
2 Tín dụng tăng nhanh hơn huy động, ngân hàng tăng lãi suất tiền gửi -
3 Tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam không đáng lo ngại -
4 Hút mỗi điếu xì gà sẽ phải trả thêm 50.000 - 100.000 đồng thuế tiêu thụ đặc biệt -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 23/11
- Thu thập sinh trắc học trên Agribank Plus - Cơ hội rinh iPhone 16 và nhiều quà hấp dẫn
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu