-
Cảnh báo lừa đảo "tri ân, lì xì online" dịp Tết Nguyên đán 2025 -
TP.HCM: Khắc phục tình trạng hàng trăm xe rác ùn ứ trên đường vào khu xử lý rác Đa Phước -
Cảnh giác với nạn trộm cắp, cướp giật dịp Tết -
Xử lý nghiêm chủ đầu tư các thủy điện vi phạm quy định về đầu tư xây dựng -
THACO lên tiếng vì bị mạo danh để lừa đảo tuyển dụng dịp cận Tết -
Phòng tránh thủ đoạn lừa đảo đổi tiền dịp cận Tết
Theo biên bản tường trình liên quan đến việc có người mạo danh ông Đặng Bá Sướng - Chủ tịch xã Uy Nỗ - đi thi mà Báo Lao Động có được, ca thi thứ 4 nằm trong đợt thi hết môn ngành Luật Kinh tế do Khoa Đào tạo từ xa, Viện Đại học Mở Hà Nội tổ chức, diễn ra từ 15h15’ đến 16h45’ ngày 20.6 tại phòng thi số 13, điểm thi Trung tâm Giáo dục thường xuyên huyện Đông Anh.
Tuy nhiên, sau khoảng 50 phút kể từ thời điểm tính giờ thi, có một thanh niên khoảng 20 tuổi mặc áo đen, quần jean đi xe Wave đen - trắng xin vào phòng thi và bị giám thị là bà Đào Thị Thu Huyền đuổi ra ngoài vì đi muộn, cũng không xuất trình được giấy tờ. Vào 16h40’, khi giám thị yêu cầu thí sinh kiểm tra lại thông tin trên bài thi để thu bài thì thấy ở cửa cuối lớp trở nên ồn ào. Khi giám thị này đi xuống thì thấy học viên bị đuổi ra ngoài trước đó vẫn có mặt tại phòng thi.
Sau khi lập biên bản hai thí sinh, báo chí đề nghị kiểm tra toàn bộ tư cách các thí sinh tham gia dự thi tại phòng 13 để rà soát các trường hợp thi hộ thì lúc này, ông Đoàn Mạnh Hoa, Phó Giám đốc Trung tâm Giáo dục thường xuyên Đông Anh – Điểm phó kỳ thi lại ngành Luật Kinh tế đợt 1 lại vào phòng thi ra chỉ thị thu bài, yêu cầu toàn bộ các thí sinh ra khỏi phòng trừ 2 trường hợp bị lập biên bản.
Ông Hoa trình bày trong biên bản rằng: Hồi 16h50’, khi đang trong phòng làm việc thì được cán bộ nhà trường báo cáo có sự việc tại phòng thi số 13. Khi ông Hoa xuống phòng thi 13 thì thấy nhiều thí sinh đã nộp bài và yêu cầu mọi người ra ngoài để giám thị làm nhiệm vụ thu bài.
Trong biên bản có ghi thời điểm này, nhà báo và hai trường hợp bị lập biên bản cũng có mặt trong phòng thi nhưng ông Hoa chỉ mời báo chí lên phòng Hội đồng để làm việc còn trường hợp thí sinh nữ vi phạm quy chế có biểu hiện ra về thì lại không thấy sự ngăn cản của giám thị. Trong quá trình báo chí làm việc với ông Hoa thì hai trường hợp vi phạm kia “biến mất” cùng biên bản vi phạm đã lập trước đó.
Vấn đề đặt ra là, vì sao ông Hoa - Điểm phó kỳ thi - lại dễ dàng để cho đối tượng vi phạm tầu thoát và vuột đi manh mối?
Tiếp xúc với báo chí vào ngày 20.6, một thí sinh tại phòng 13 có phản ánh cán bộ coi thi không kiểm tra tư cách thí sinh và thu khoản tiền 20.000 đồng mà không có biên bản, giám thị coi thi thường xuyên ra ngoài và không thu đề thi khi kết thúc môn thi.
Theo quan sát của nhà báo ghi nhận tại địa điểm thi (trình bày trong biên bản), nhà báo thấy cán bộ coi thi không kiểm tra giấy tờ có liên quan của thí sinh dự thi, thường xuyên đi ra ngoài còn các thí sinh thì đi lại lộn xộn trong phòng thi và ra vào tự do. Đồng thời thấy trên bài thi của một thí sinh ngồi phía cửa dưới lớp có ghi tên là Đặng Bá Sướng tuy nhiên qua quá trình xác minh, báo chí khẳng định thí sinh đó không phải là ông Sướng.
-
TP.HCM: Khắc phục tình trạng hàng trăm xe rác ùn ứ trên đường vào khu xử lý rác Đa Phước -
Cảnh giác với nạn trộm cắp, cướp giật dịp Tết -
Xử lý nghiêm chủ đầu tư các thủy điện vi phạm quy định về đầu tư xây dựng -
Chờ xác định giá đất, doanh nghiệp ở Đà Nẵng khó đủ đường -
THACO lên tiếng vì bị mạo danh để lừa đảo tuyển dụng dịp cận Tết -
Phòng tránh thủ đoạn lừa đảo đổi tiền dịp cận Tết -
Bệnh viện tại TP.HCM cảnh báo thủ đoạn lừa đảo "đánh" vào lòng thương người dịp Tết
- Đón đầu xu thế năng lượng xanh, Stavian lập liên doanh đầu tư sản xuất hệ thống lưu trữ năng lượng
- Chương trình lãi suất tốt, quà tặng "khủng" cho khách hàng cá nhân vay vốn từ Vietbank
- GELEX Electric lãi trước thuế 2.118 tỷ đồng năm 2024
- Vietbank hoàn tất tăng vốn điều lệ lên 7.139 tỷ đồng
- Quản trị tài chính doanh nghiệp: Những điểm cần lưu ý năm 2025
- Gia tăng lợi ích khi gửi tiết kiệm dịp Tết