-
Vingroup nghiên cứu và phát triển người máy; PV Drilling lập liên doanh tại Indonesia; Hòa Phát chuẩn bị làm sắt đường ray -
VSMCamp và CSMOSummit 2024: Khai mở chiến lược sales và marketing cho doanh nghiệp thời đại mới -
Quảng Ngãi gỡ vướng cho dự án 85.000 tỷ đồng của Hòa Phát -
Green i-Park và Next Group ký kết hợp tác tư vấn hỗ trợ xúc tiến đầu tư -
Nhà nước nắm 100% vốn điều lệ tại "ông lớn" đường cao tốc Việt Nam -
TP.HCM: Thẩm định Sao vàng Đất Việt tại Việt Tiến và Bibica
Là doanh nghiệp đầu tiên đưa hơn một tấn vải thiều sang đất Mỹ hồi đầu tháng, lúc này lãnh đạo Công ty Rồng Đỏ ở TP HCM đang cân nhắc có tiếp tục xuất khẩu vào thị trường mới.
"Sau chuyến hàng hôm 10/6, việc xuất khẩu sang Mỹ đang tạm dừng bởi hàng của chúng tôi không thể cạnh tranh được với vải bản xứ, Mexico và đặc biệt là vải của Trung Quốc", ông Mai Xuân Thìn - Giám đốc Rồng Đỏ chia sẻ với VnExpress.
Trong khi vải Việt Nam đến cảng hàng không của Mỹ có tổng giá thành trên 8 USD một kg thì vải Florida, Mexico, Trung Quốc rẻ hơn 4-6 USD nhờ có lợi thế về khoảng cách cũng như việc vận chuyển rất thuận lợi.
"Từ nhà vườn tại Florida đến các trung tâm chỉ đi bằng xe tải hoặc nếu vận chuyển bằng máy bay thì tính bằng chi phí nội địa. Ngay như chuyển hàng từ Mexico đi vào Mỹ bằng đường bộ cũng chỉ mất 3 ngày. Tuy đi bằng đường biển, nhưng Trung Quốc có công nghệ bảo quản sau thu hoạch khá hoàn thiện, cộng với kinh nghiệm gần 10 năm ở thị trường Mỹ nên chi phí rẻ hơn dẫn đến giá thành vào thị trường này của một kg vải Trung Quốc chỉ khoảng 2,5 USD", ông Thìn cho hay.
Được thu mua tại vườn với giá 15.000 đồng, vải tới sân bay Mỹ có giá thành 192.000 đồng,t ương đương hơn 8 USD một kg. Đồ họa: Việt Chung |
Ngoài ra, thu hoạch sớm hơn Việt Nam một tháng cũng là lợi thế của vải Trung Quốc. Tại Việt Nam, có được một kg vải xuất khẩu đạt chuẩn phải qua rất nhiều công đoạn, đặc biệt chiếu xạ và vận chuyển hàng không đang chiếm gần 80% giá thành.
"Riêng chuyến vải vừa qua, vận chuyển hàng không đã tốn 4,2 USD một kg, chưa tính 15% phí bao bì. Do vậy, rất khó để vải thiều Việt có thể chiếm lĩnh thị trường Mỹ trong thời gian ngắn", đại diện Rồng Đỏ nói.
Lý giải về chi phí cao ở phần sơ chế, lãnh đạo Rồng Đỏ cho biết sau khi thu mua nguyên liệu từ vườn sẽ được đưa về nhà xưởng loại bỏ cuống lá, trái hỏng, những quả không đạt chuẩn về kích cỡ..., do vậy giá thành không còn 10.000-15.000 đồng như ban đầu. Ngoài ra, tùy vào từng thời điểm, giá thu mua vải tại vườn cũng sẽ khác nhau.
"Hơn 10 tấn quả nhưng sau khi sơ chế chỉ có khoảng 5 tấn đạt chuẩn để xuất đi. Nếu giá thu mua ban đầu 21.000 đồng thì khi thành phẩm chuẩn Mỹ, Australia có khi đã lên đến 42.000 đồng", vị này cho hay.
Theo một đại diện doanh nghiệp vận tải, vận chuyển hàng không chỉ là một khâu trong cả chuỗi logictics hiện nay, nhưng phương tiện vận tải vẫn là một trong những yếu tố quyết định và có chi phí lớn nhất trong chuỗi. "Tùy mỗi thị trường mà mỗi doanh nghiệp có mức giá khác nhau và đây cũng là bí quyết để các đơn vị cạnh tranh trên thị trường".
Ông này cũng thừa nhận lợi thế xuất khẩu hàng nông sản, trong đó có quả vải tươi bằng đường hàng không của Việt Nam hoàn toàn không có. Tuy nhiên, là năm đầu tiên thử nghiệm thị trường nên hàng không vẫn là phương án tối ưu. Về lâu dài, cần nâng cấp hạ tầng sân bay, tăng số lượng máy bay để đáp ứng được nhu cầu hiện nay của các doanh nghiệp xuất khẩu. Ngoài ra, vận tải đường biển cũng là cách để hàng nông sản có lợi thế về giá thành hơn.
"Trong khi nhu cầu vận chuyển gấp 2-3 lần năng lực hàng không hiện có thì việc đội giá là điều không tránh khỏi. Đó là chưa kể một số thị trường chưa có đường bay thẳng, phải qua trung chuyển, điều này cũng ảnh hưởng đến giá thành nông sản tươi xuất khẩu", ông cho biết.
Ông Thìn thì cho rằng kể cả đi bằng đường biển, quả vải Việt Nam cũng không thể rẻ hơn, ít nhất giá thành vẫn còn 3-3,5 USD, cao hơn Trung Quốc. "Thực lòng, doanh nghiệp xuất khẩu đang phải đặt câu hỏi có nên gánh rủi ro để vào thị trường Mỹ hay không. Dù năm tới đây chúng ta có công nghệ bảo quản, chiếu xạ tại miền Bắc và chuyển qua vận chuyển bằng đường biển cũng vẫn không thể cạnh tranh được với Trung Quốc", ông chia sẻ.
Đối với chi phí hàng không, từ kinh nghiệm gần 10 năm đưa nông sản xuất khẩu đi một số thị trường trọng điểm, trong đó có Trung Đông, Giám đốc công ty Rồng Đỏ cho biết kể cả so sánh lợi thế với một số nước trong ASEAN, Việt Nam vẫn hoàn toàn lép vế.
Dẫn ví dụ từ việc vận chuyển chôm chôm sang Dubai (Các tiểu vương Ả Rập), ông Thìn cho biết phí bay trong 7 giờ của Thái Lan là 2,08 USD một kg, từ Jakarta (Indonesia) trong 10 giờ bay hết khoảng 1,7 USD (đã tính cả phụ phí bao bì). Trong khi đó, từ TP HCM đi Dubai (cũng khoảng 7 giờ bay), chi phí mà nhà xuất khẩu đang phải bỏ ra là trên 3,77 USD.
"Sự đắt đỏ này khiến giá thành nông sản của Việt Nam cao hơn 2 nước cùng khu vực từ 1,6-2 USD. Đặc thù của chôm chôm không thể vận chuyển bằng đường biển qua 4 ngày, doanh nghiệp chỉ có thể sử dụng hàng không", ông Thìn cho hay.
Do vậy, thực tế, dù chôm chôm của Việt Nam được trồng quanh năm, nhưng mỗi năm doanh nghiệp chỉ xuất được 1-2 chuyến vào Dubai khi mà Indonesia và Thái Lan đã qua mùa vụ thu hoạch. Mỹ chỉ cần hàng của Việt Nam để thay thế cho đến khi hai nước này vào vụ mới.
Theo ông Thìn, chất lượng quả tươi của Việt Nam, trong đó có vải thiều được các đối tác đánh giá là ngon hơn so với vải bản xứ và Trung Quốc. Nhưng phí vận chuyển cao cũng như chưa đồng bộ một số khâu trong chuỗi cung ứng hàng đạt chuẩn đã khiến quả vải mất ngay lợi thế ở năm đầu tiên trên đất Mỹ.
"Đối tác bên Mỹ đã khuyên tôi cân nhắc việc liệu có tiếp tục chấp nhận rủi ro hay không. Với doanh nghiệp, cách đơn giản nhất nếu không gánh được rủi ro, không có lợi nhuận là... ngồi nhìn Trung Quốc làm", ông bày tỏ.
-
Vingroup nghiên cứu và phát triển người máy; PV Drilling lập liên doanh tại Indonesia; Hòa Phát chuẩn bị làm sắt đường ray -
Doanh nghiệp nhà nước phải được làm những việc khác thường - Bài 3: Thể chế nào để làm lớn -
Viettel tuyển dụng 101 sinh viên xuất sắc vào làm việc -
VSMCamp và CSMOSummit 2024: Khai mở chiến lược sales và marketing cho doanh nghiệp thời đại mới
-
Thương nhân phối vẫn được phép mua bán xăng dầu của nhau? -
Quảng Ngãi gỡ vướng cho dự án 85.000 tỷ đồng của Hòa Phát -
Green i-Park và Next Group ký kết hợp tác tư vấn hỗ trợ xúc tiến đầu tư -
Nhà nước nắm 100% vốn điều lệ tại "ông lớn" đường cao tốc Việt Nam -
TP.HCM: Thẩm định Sao vàng Đất Việt tại Việt Tiến và Bibica -
Western Pacific tối ưu lợi thế cụm liên kết ngành khu công nghiệp và logistics -
Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng
-
1 Vietjet xin đầu tư xây dựng hangar bảo dưỡng tàu bay tại Sân bay Đà Nẵng -
2 Tín dụng tăng nhanh hơn huy động, ngân hàng tăng lãi suất tiền gửi -
3 Tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam không đáng lo ngại -
4 Hút mỗi điếu xì gà sẽ phải trả thêm 50.000 - 100.000 đồng thuế tiêu thụ đặc biệt -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 23/11
- Thu thập sinh trắc học trên Agribank Plus - Cơ hội rinh iPhone 16 và nhiều quà hấp dẫn
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu