-
Loạt “đại gia” công nghệ dốc vốn vào Việt Nam -
Quy hoạch tổ hợp đa ngành tại khu vực Sân bay Quảng Trị -
Hiệu chỉnh kịch bản đầu tư cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc -
Kịch bản nào cho tăng trưởng kinh tế 2025? -
Hải Phòng, Quảng Ninh thu hút 7,82 tỷ USD vốn FDI -
Đề xuất nâng công suất Nhà máy thủy điện Đăk Sa lên 4MW
Đây là cao nhất từ trước tới nay bao gồm phê duyệt các khoản cho vay và viện trợ không hoàn lại, hỗ trợ kỹ thuật và đồng tài trợ, tăng khoảng 19% từ mức 22,89 tỷ USD trong năm 2014.
Con số phê duyệt các khoản vay và viện trợ không hoàn lại, cho khu vực nhà nước (chính phủ) và ngoài nhà nước (chủ yếu là khu vực tư nhân), của ADB đã đạt mức 16,58 tỷ USD - tăng 23% so với năm 2014. Hỗ trợ kỹ thuật đạt 144 triệu đôla, trong khi số vốn đồng tài trợ tăng 13% lên mức cao nhất từ trước tới nay là 10,43 tỷ USD trong năm 2015.
Trong số 16,58 tỷ USD, cho vay và viện trợ không hoàn lại cho các chính phủ đã tăng 21% lên 13,95 tỷ USD trong năm 2015.
Con số phê duyệt cho khu vực ngoài nhà nước đã có bước tiến lớn, từ 1,92 tỷ USD năm 2014 lên tới 2,63 tỷ USD trong năm 2015.
Ngoài sự gia tăng về số lượng, ADB cũng tăng số phân bổ cho các quốc gia nghèo nhất lên tới 40% tổng số phê duyệt cho khu vực ngoài nhà nước. Để thúc đẩy các giao dịch nhỏ cho khu vực ngoài nhà nước, ADB đã áp dụng quy trình phê duyệt nhanh. ADB hiện đang tích cực áp dụng hình thức cho vay bằng đồng nội tệ đối với khu vực tư nhân và tăng cường phát hành trái phiếu bằng đồng nội tệ để hỗ trợ hình thức cho vay này.
Trong năm 2015, tổng số giải ngân các khoản vay và viện trợ không hoàn lại đã đạt mức 12,34 tỷ USD, tăng 21% so với năm ngoái.
Chủ tịch ADB Takehiko Nakao nhận định, các con số trên đã phản ánh nhu cầu mạnh mẽ và đang gia tăng của khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. “Nhu cầu về cơ sở hạ tầng và các nhu cầu phát triển khác là vô cùng lớn, và tình trạng nghèo khổ vẫn còn phổ biến bất chấp hiệu quả tăng trưởng mạnh mẽ của khu vực."
Để giúp đáp ứng nhu cầu hoạt động gia tăng của ngân hàng, Ban thống đốc Ngân hàng Phát triển Châu Á năm ngoái đã nhất trí thông qua việc hợp nhất bảng cân đối nguồn vốn vay ưu đãi từ Quỹ Phát triển Châu Á của ADB và nguồn vốn vay thông thường theo thị trường. Với cải cách mang tính đột phá này, năng lực tài chính của ADB (tổng số phê duyệt các khoản vay và viện trợ không hoàn lại) sẽ tăng lên con số 20 tỷ USD vào năm 2020.
ADB là một trong những ngân hàng phát triển đa phương đầu tiên cam kết tài trợ đáng kể cho lĩnh vực khí hậu. Vào cuối tháng 9/2015, ADB tuyên bố sẽ tăng gấp đôi nguồn tài trợ hằng năm cho khí hậu, từ mức 3 tỷ USD hiện nay lên tới 6 tỷ USD vào năm 2020.
-
Đề xuất nâng công suất Nhà máy thủy điện Đăk Sa lên 4MW -
Ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Quảng Trị thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050 -
Ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Lâm Đồng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050 -
Nam Định chính thức thành lập Khu kinh tế Ninh Cơ -
Đầu tư hơn 8.094 tỷ đồng xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Tràng Duệ 3, Hải Phòng -
Đề xuất vay 15.030 tỷ đồng trái phiếu chính phủ mở rộng cao tốc TP.HCM - Long Thành -
Bình Định phê duyệt dự án tạo tiền đề cho dự án điện gió ngoài khơi
- Hội thảo khoa học quốc tế lần thứ 7 về kế toán, kiểm toán và tài chính
- MM Mega Market "bung lụa" với loạt deal khủng đón Tết Ất Tỵ
- Coca-Cola khởi động Lễ hội chào đón năm mới 2025 với kỷ lục thế giới
- Tập đoàn DIC khẳng định vị thế 7 năm liên tục trong bảng xếp hạng VNR500
- MSD Việt Nam giành "cú đúp" giải thưởng tại HR Asia Awards 2024
- Indochina Capital - 25 năm giữ vị trí tiên phong trên thị trường bất động sản Việt Nam