-
Chuyển đổi số xanh - Động lực mới cho nền kinh tế Hải Phòng -
Hà Nội sẽ thí điểm tiếp nhận 30 dịch vụ công trực tuyến trên ứng dụng VNeID và iHanoi -
Ra mắt Dự án chính quyền số Hải Phòng -
Kế hoạch hành động quốc gia về phát triển kinh tế số giai đoạn 2024 - 2025 -
Công nghệ nhận diện khuôn mặt - “tấm khiên” an toàn trong thời đại dữ liệu -
FPT sẽ thành lập liên doanh để thúc đẩy chuyển đổi số tại Nhật Bản
Cách mạng công nghiệp 4.0 được đánh dấu bởi công nghệ mới đột phá trong một số lĩnh vực, bao gồm dữ liệu lớn, robotics, trí tuệ nhân tạo (AI), công nghệ nano, công nghệ sinh học, Internet vạn vật (IoT), in 3D và xe tự lái đã và đang tác động sâu rộng đến mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội. Ngành sản xuất cũng không nằm ngoài xu hướng đó.
Đại dịch đã thúc đẩy nhiều doanh nghiệp sản xuất tăng cường sử dụng các công cụ được hỗ trợ bởi công nghệ thông tin nhằm đáp ứng những đòi hỏi khắt khe của thị trường, cũng như giúp người lao động làm việc thông minh hơn, nhanh hơn và an toàn hơn.
Hiện nay, chuyển đổi số ở phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam đang còn hạn chế và chưa thực sự sẵn sàng do còn nhiều khó khăn và thách thức. Chỉ một số ít doanh nghiệp tiên phong và đã thành công như VinFast, Thaco, Tân Hiệp Phát, Vinamilk, TH True Milk….
Theo Báo cáo gần đây của Tập đoàn Ericsson, chuyển đổi số của các doanh nghiệp sản xuất sẽ mạnh mẽ hơn trong vài năm tới với việc tăng cường ứng dụng các công cụ được hỗ trợ bởi công nghệ hiện đại như công nghệ AI, nhận dạng video, AR/VR, xe tự động, etc. Và mạng 5G sẽ mở ra một loạt các trường hợp sử dụng sáng tạo để tăng khả năng sản xuất, cũng như giải phóng các hoạt động khỏi sự phụ thuộc có dây.
Các doanh nghiệp đang kỳ vọng mạng 5G sẽ sớm được thương mại hóa để thúc đẩy sản xuất thông minh hơn trong thời gian tới, giúp mang lại đột phá trong kinh doanh và tạo ra các cơ hội mới để phát triển.
Để giúp doanh nghiệp giải bài toán chuyển đổi số sản xuất, talkshow sẽ phân tích thực trạng và xu hướng sản xuất thông minh tại Việt Nam, cũng như tầm quan trọng của mạng 5G trong thời gian tới.
Khách mời tham dự gồm:
Ông David Liden, Tham tán thương mại, Trưởng Đại diện Business Sweden;
Ông Seck Yee Chung, Thành viên Ban Quản trị NCT Kinh tế số VBF;
Ông Denis Brunetti, Chủ tịch Ericsson Việt Nam, Myanmar;
Ông Arghya Mandal, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần sữa TH, Tập đoàn TH;
Bà Hà Đỗ, Phó tổng giám đốc KPMG Việt Nam.
Chương trình sẽ được livestream lúc 10h00 ngày 24/6/2022 trên các nền tảng website, fanpage và youtube của Báo Đầu tư gồm: vir.com.vn, baodautu.vn và tinnhanhchungkhoan.vn.
-
Kế hoạch hành động quốc gia về phát triển kinh tế số giai đoạn 2024 - 2025 -
Công nghệ nhận diện khuôn mặt - “tấm khiên” an toàn trong thời đại dữ liệu -
FPT sẽ thành lập liên doanh để thúc đẩy chuyển đổi số tại Nhật Bản -
Tổ chức Tuần lễ số quốc tế Việt Nam lần thứ 3 -
VNPT Cloud: Chìa khóa mở ra cánh cửa du lịch thông minh -
VNPT đồng hành kiến tạo thành phố thông minh vì tương lai -
Gia tăng hàng hóa vi phạm trên sàn thương mại điện tử
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025