-
Western Pacific tối ưu lợi thế cụm liên kết ngành khu công nghiệp và logistics -
Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
Kết nối giao thương giữa doanh nghiệp Thừa Thiên Huế và doanh nghiệp Thái Lan -
SABECO khai trương Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển ngành bia SABECO -
Cảng Chu Lai mở tuyến hàng hải trực tiếp tới Mỹ -
TP.HCM xin Thủ tướng cơ chế xóa nợ quá hạn cho doanh nghiệp phá sản
Trong bối cảnh toàn cầu hóa mà Việt Nam đang hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, đòi hỏi doanh nghiệp cần chuyên nghiệp hóa, đa dạng và đồng bộ về sản phẩm - dịch vụ, để khẳng định được vị thế doanh nghiệp Việt trên trường quốc tế, hoạt động hiệu quả và cần tham gia vào thị trường tài chính để có cơ hội hợp tác với các đối tác chiến lược nhằm nâng cao hiệu suất kinh doanh và tính cạnh tranh trên thương trường.
Tân Á Đại Thành quyết định cần tái cấu trúc để sáp nhập nhằm tối ưu hóa mọi nguồn lực; có bộ máy hoạt động hiệu quả, có kiểm soát và đáp ứng tốc độ phát triển nhanh chóng hiện nay sau khi tái cấu trúc. KPMG Việt Nam là nhà tư vấn sẽ đi cùng Tân Á Đại Thành trong cuộc tái cấu trúc này
Ông Nguyễn Duy Chính, Tổng Giám đốc Tân Á Đại Thành khu vực phía Bắc cho biết: “Tập đoàn hiện có 3 thế hệ cùng tồn tại. Thế hệ 1 là nhà sáng lập, thế hệ 2 là các cổ đông đang nắm cổ phần chi phối và thế hệ 3 là các con cháu cán bộ công nhân viên lâu năm được coi là đội ngũ kế cận. Sau 25 năm phát triển, Tập đoàn cần tinh gọn và chuyên nghiệp trước khi đón nhận đối tác chiến lược. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn muốn giữ nền tảng gia đình nhưng hoạt động theo mô hình quản trị tiên tiến”.
KPMG được kỳ vọng đáp ứng được đòi hỏi của Tân Á Đại thành về chất lượng, quy trình và tiến độ triển khai |
Trước đó, Tân Á Đại Thành đã bắt tay nhiều đối tác ngoại để phát triển các dòng sản phẩm chiến lược. Chẳng hạn, với Tập đoàn Dow Water & Process Solutions phát triển sản phẩm R.O tại Việt Nam và Tập đoàn Krauss Maffei (Đức) để thiết lập nhà máy ống nhựa Ströman Việt Nam …
Hiện tập đoàn sở hữu 18 công ty con trực thuộc, 196 chi nhánh, 500 nhà phân phối cấp một và hơn 28.000 điểm bán hàng trong cả nước.
Năm nay, tập đoàn đặt mục tiêu doanh thu 2018 gần 5.000 tỷ đồng, tăng khoảng 22% so với năm 2017. Năm 2019, Công ty Tân Á và Công ty Đại Thành, hai doanh nghiệp đang đồng sở hữu thương hiệu Tân Á Đại Thành sẽ hợp nhất thành một với mục tiêu đặt ra đến năm 2020 doanh thu của thương hiệu này sẽ đạt khoảng 10.000 tỷ đồng/năm, thị phần Bồn nước inox trên thị trường trong nước sẽ đạt trên 80%, thị phần Bình nước nóng đạt 70%.
Với đặc thù sản phẩm ngành hàng kim khí gia dụng, các kênh thương mại truyền thống vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất về doanh số. Trong đó, việc chăm sóc và phát triển kênh đại lý, chi nhánh là chiến lược ưu tiên hàng đầu của nhằm chiếm lĩnh thị trường. Việc sở hữu kênh thương mại truyền thống mạnh giúp Tân Á Đại Thành ổn định thị phần và tăng trưởng doanh thu đều đặn.
-
Doanh nghiệp nhà nước phải được làm những việc khác thường - Bài 2: Điểm nghẽn của “vua tiền mặt” -
Kết nối giao thương giữa doanh nghiệp Thừa Thiên Huế và doanh nghiệp Thái Lan -
SABECO khai trương Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển ngành bia SABECO -
Cảng Chu Lai mở tuyến hàng hải trực tiếp tới Mỹ -
TP.HCM xin Thủ tướng cơ chế xóa nợ quá hạn cho doanh nghiệp phá sản -
Cập nhật giá đơn vị Quỹ liên kết đơn vị của AIA Việt Nam ngày 20/11/2024 -
MobiFone vào danh sách nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025
- Ấm lòng lễ tri ân của CT Group đến các thầy cô giáo
- Tập đoàn Stavian nhận cú đúp giải thưởng trong Bảng xếp hạng Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024
- AZB - Hành trình kiến tạo "Nơi làm việc tốt nhất châu Á 2024"