
-
An ninh mạng Việt Nam: Lo ngại khi "cửa" vẫn rất rộng cho tin tặc
-
Gói cước dài kỳ 5G MobiFone: Tích hợp đa quyền lợi, nâng tầm trải nghiệm cho người dùng
-
Nhà mạng chạy đua xây dựng hạ tầng 5G
-
Doanh nghiệp khu vực Đông Nam Á tiếp tục bị tội phạm mạng tấn công
-
Apple chuẩn bị tung iPhone “khác biệt nhất lịch sử” -
VNPT và Vingroup hợp tác cùng thúc đẩy chuyển đổi kép
Cuối cùng, sau gần một năm thử nghiệm, báo cáo kết quả, Bộ Thông tin và Truyền thông đã ký quyết định cấp giấy phép thiết lập mạng viễn thông công cộng và giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông 4G cho Viettel, VNPT, MobiFone và mới đây là Gtel (thương hiệu Gmobile). Cả 4 nhà mạng chiếm thị phần tới hơn 98% thị trường viễn thông, được cấp giấy phép cùng thời điểm, cùng tần số 1.800 MHz (tần số 2G trước kia 4 nhà mạng được cấp), hứa hẹn sẽ có một cuộc cạnh tranh thú vị. Trước đó, các nhà mạng Viettel, VNPT VinaPhone và MobiFone đều đã công bố triển khai thử nghiệm 4G thành công.
Bắt đầu cung cấp dịch vụ 4G từ quý 1/2017
Thực ra, ngay từ lúc thử nghiệm 4G, các nhà mạng đã chuẩn bị cho mình những phương án kinh doanh và đã “đo” khách hàng sử dụng 4G. MobiFone cho biết, trước lúc được cấp phép, MobiFone đã hoàn thành các kịch bản kinh doanh với nhiều dịch vụ hữu ích gồm data tốc độ cao và các dịch vụ khác như: truyền hình Broadcast trên nền tảng eMBMS, dịch vụ truyền hình Unicast, dịch vụ Video 4K, MobiTV... Mới đây, MobiFone cũng đã cho thử nghiệm SIM 4G trên hệ thống mạng của mình.
![]() |
Bộ Thông tin và Truyền thông đã cấp giấy phép 4G cho Gtel |
Đại diện MobiFone cho hay, lộ trình cung cấp dịch vụ 4G sẽ được chia thành từng giai đoạn, thời gian đầu tập trung chủ yếu vào các thành phố lớn, tiếp theo sẽ tiếp tục mở rộng vùng phủ sóng 4G tại các tỉnh, các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Theo đó, trong giai đoạn 1, dự kiến phủ sóng 53/63 tỉnh thành, tập trung vào khu vực thành phố, thị xã. Giai đoạn 2, phủ sóng toàn bộ 63/63 tỉnh thành, tới các vùng nông thôn. Giai đoạn 3, dự kiến phủ sóng ở tất cả các huyện trên cả nước.
Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư, ông Phạm Đức Long, Tổng giám đốc VNPT cho biết, ngay sau khi VNPT được cấp phép triển khai dịch vụ 4G, VNPT sẽ nhanh chóng triển khai xây dựng hạ tầng và dự kiến cung cấp dịch vụ 4G cho khách hàng từ quý I/2016. Nhiệm vụ xây dựng hạ tầng được giao cho Tổng Công ty Hạ tầng mạng (VNPT Net). Ông Tô Mạnh Cường, Phó tổng giám đốc VNPT cho biết: “VNPT không vội vàng ra mắt dịch vụ khi chưa đảm bảo vùng phủ trong diện tích nhất định. Tuy chưa thể ngay lập tức phủ sóng 4G trên toàn quốc, nhưng VNPT Net phải rất khẩn trương để có thể ra mắt sớm dịch vụ 4G”.
Đại diện Viettel cũng cho biết, Viettel đang trong quá trình chuẩn bị ra mắt mạng 4G và dự kiến quý I/2017 sẽ cung cấp dịch vụ 4G tới khách hàng.
“Ẩn số” mang tên Gmobile!
Nếu như Viettel, VNPT, MobiFone kẻ âm thầm, người ráo riết lên kế hoạch cạnh tranh trên trận chiến mang tên 4G, thì Gmobile của Gtel thực sự là một ẩn số lớn.
Tháng 7/2009, Gtel Mobile (thương hiệu là Beeline), là liên doanh giữa Tổng công ty Viễn thông Toàn cầu (thuộc Bộ Công an) và Công ty Viễn thông Vimpelcom (Liên bang Nga), sở hữu giấy phép kinh doanh các dịch vụ viễn thông và Internet, có cơ chế kinh doanh đặc biệt, cùng nhiều ưu đãi khác chính thức đi vào hoạt động. Sau hơn 3 năm đầu tư, Vimpelcom đổ vào Beeline khoảng 463 triệu USD, nhưng rồi đành phải bán lại cổ phần cho đối tác với giá 45 triệu USD và rút khỏi thị trường vào năm 2012.
Gtel tiếp quản toàn bộ hạ tầng viễn thông của mạng di động Beeline và đổi tên thành Gmobile. Thông tin từ Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, trong tổng số hơn 128,3 triệu thuê bao điện thoại di động có trên mạng tính đến hết tháng 8/2016 thì Gmobile có gần 5,9 triệu thuê bao. Trong cuộc chơi 4G, từ đầu, Gmobile đã không tham gia xin thử nghiệm nhưng bất ngờ lại được cấp phép.
Theo thông tin của Báo Đầu tư Online - Baodautu.vn, Gtel sẽ chuyển từ hình thức đầu tư trong nước sang đầu tư nước ngoài và nhiều khả năng sẽ là liên doanh với một đối tác nước ngoài. Hiện đối tác và mức đầu tư vào Gtel còn chưa được công bố nhưng cái tên đối tác được nhắc đến là Comvik International của Thụy Điển để triển khai việc đầu tư, kinh doanh hạ tầng mạng viễn thông 4G trong quý IV năm 2016. Nguồn tin riêng của Báo Đầu tư Online - Baodautu.vn cho biết, nguồn vốn cho cuộc chơi 4G của Gtel rất lớn, khoảng 2 tỷ USD.
Nếu thật là vậy, cuộc chơi 4G sẽ rất hấp dẫn bởi Comvik (Thụy Điển) là một cái tên không xa lạ. Nhà mạng này từng là đối tác chiến lược với MobiFone trong hợp đồng hợp tác kinh doanh thời gian từ 1995 - 2005, là đối tác mang MobiFone lên đẳng cấp mới, tầm mới, thành một trong 3 nhà mạng lớn nhất Việt Nam.
Rất có thể, Comvik, sau khi “dạm ngõ” mua lại cổ phần chiến lược của MobiFone (đang trong quá trình cổ phần hóa) bất thành, đã chuyển hướng sang Gmobile. Với tiềm lực tài chính lớn, dày dạn kinh nghiệm quản trị, kinh doanh, nếu tham gia liên doanh với Gtel, cuộc chiến 4G sẽ trở nên vô cùng hấp dẫn.

-
Gói cước dài kỳ 5G MobiFone: Tích hợp đa quyền lợi, nâng tầm trải nghiệm cho người dùng -
Nghị quyết 57-NQ/TW sẽ tháo điểm nghẽn, biến kết quả nghiên cứu khoa học thành vàng -
Nhà mạng chạy đua xây dựng hạ tầng 5G -
Thu hút nhân tài thực thi Nghị quyết số 57-NQ/TW -
Doanh nghiệp khu vực Đông Nam Á tiếp tục bị tội phạm mạng tấn công -
Đưa thể chế thành cầu nối lan tỏa đến các nhà khoa học và doanh nghiệp -
Kế hoạch triển khai Phong trào "Cả nước thi đua đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số"
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Michelin Primacy 5, lốp êm bậc nhất dành cho xe nào?
-
SonKim Land đạt 5 giải thưởng tại Asia Pacific Property Awards 2025
-
Kiếm tiền thời công nghệ: SeAMobile - một ứng dụng, nhiều cơ hội
-
Chiến lược phát triển đa ngành, tăng trưởng bền vững của Doanh nghiệp Nhơn Tân
-
AgriS đồng hành cùng Chính phủ trong chiến lược đột phá nền kinh tế tư nhân và nông nghiệp công nghệ cao