-
TP.HCM: Giảm quy mô, tần suất và tạm hoãn nhiều lễ hội, sự kiện lớn -
Tự phát hiện tham nhũng, tiêu cực trong nội bộ chưa chuyển biến -
Phó thủ tướng Trần Hồng Hà kiểm tra công tác phòng, chống mưa lũ, sạt lở tại Nam Định -
Hải Phòng ngừng sử dụng 41 chung cư cũ nguy hiểm cấp độ D -
Kỳ họp Quốc hội thứ 8: Bố trí làm nhân sự ngay chiều 21/10 -
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào mong muốn thúc đẩy hợp tác với TP.HCM
Theo thông tin từ Tổng công ty Tân cảng Sài Gòn (TSCG), bắt đầu từ 1/6/2018, đơn vị này sẽ ngưng tiếp nhận các container nhựa/giấy phế liệu chuyển từ các cảng nội địa khác (kể cả các cảng thuộc hệ thống TCSG) về cảng đích Tân Cảng Cát Lái.
Đối với các container giấy/nhựa phế liệu nhập khẩu trực tiếp tại Tân cảng Cát Lái và Tân cảng Hiệp Phước (TCHP), từ 1/6/2018, TCSG chỉ tiến hành dỡ hàng từ tàu sau khi khách hàng xuất trình đủ giấy phép nhập khẩu của lô hàng được cơ quan có thẩm quyền cấp còn hiệu lực và văn bản cam kết thời gian nhận hàng cụ thể. Trường hợp không đủ chứng từ như yêu cầu, hãng tàu và khách hàng phối hợp để chuyển cảng dỡ hàng cho các lô hàng này về các cảng khác tránh gây bị động khi giải phóng tàu làm phát sinh thời gian và chi phí cho các bên liên quan.
TCSG cho biết từ 10/6/2018 đến 30/9/2018, chủ cảng sẽ ngưng tiếp nhận toàn bộ hàng nhựa phế liệu nhập khẩu trực tiếp tại hai cảng này.
Bên cạnh đó, TCSG đề nghị Tổng cục Hải quan cho phép chủ cảng chuyển các lô hàng nhựa/giấy phế liệu nhập khẩu đã lưu bãi trên 90 ngày tại Tân cảng Cái Lái về lưu trữ tại các cơ sở thuộc hệ thống TCSG như Tân cảng Hiệp Phước, ICD Tân cảng Nhơn Trạch và ICD Tân cảng Long Bình. Đồng thời, TCSG đề nghị cơ quan quản lý nhà nước có biện pháp hạn chế lương hàng nhựa/phế liệu nhập về Việt Nam.
Được biết, thời gian qua, các bộ, ngành đã siết chặt việc cấp giấy phép nhập khẩu các mặt hàng nhựa/giấy phế liệu vào lãnh thổ Việt Nam dẫn đến tình trạng rất nhiều lô hàng đã về đến Việt Nam nhưng chưa thể làm thủ tục dẫn đến tình trạng ùn ứ cục bộ tai cảng biển.
Cụ thể, tại Tân cảng Cát Lái – cảng container lớn nhất Việt Nam đang tồn đọng khoảng 7.000 TEU mặt hàng nhựa/giấy phế liệu và trên 3.000 tue các mặt hàng khác đã lưu bãi trên 90 ngày (chiếm 10% tổng dung lượng bãi).
Bên cạnh đó, theo thông tin từ một số hãng tàu lớn trên thế giới, một lượng lớn hàng phế thải sẽ tiếp tục đổ về cảng biển Việt Nam sau khi loại hàng này không được nhập cảnh vào Trung Quốc.
“Nếu không có giải pháp căn cơ để xử lý vấn đề này thì lượng hàng tồn bãi lâu ngày sẽ tiếp tục tăng, gây ra tình trạng ùn tắc cục bộ tại các cảng biển”, lãnh đạo Tân cảng Sài Gòn nhận định.
-
Tăng cường công tác vận hành, điều tiết hồ chứa thủy điện nhằm đảm bảo an toàn hệ thống đê -
Kỳ họp Quốc hội thứ 8: Bố trí làm nhân sự ngay chiều 21/10 -
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào mong muốn thúc đẩy hợp tác với TP.HCM -
Chủ tịch Quốc hội trao 30 tỷ đồng hỗ trợ khắc phục hậu quả bão lũ tại Thái Nguyên -
Phó thủ tướng Nguyễn Hòa Bình kiểm tra công tác phòng, chống lụt bão tại Hà Nam -
Đề nghị giám sát lại tình hình xâm hại trẻ em để báo cáo Quốc hội -
Đề nghị trình Quốc hội chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 13/9 -
2 Kỳ họp Quốc hội thứ 8: Bố trí làm nhân sự ngay chiều 21/10 -
3 Đề nghị trình Quốc hội chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam -
4 Điều kiện tiên quyết cho việc mở rộng cao tốc TP.HCM - Long Thành -
5 Thị trường gọi xe công nghệ tại Việt Nam: Gojek rút lui, cuộc đua “tam hùng” thêm khốc liệt
- TKV: Các đơn vị đã cơ bản sản xuất trở lại sau bão số 3
- Agribank chung sức cùng các địa phương và người dân khắc phục hậu quả của cơn bão số 3
- Cần thúc đẩy nguồn tài chính xanh cho các doanh nghiệp Việt Nam
- Nhiều giải pháp cần triển khai nhằm thúc đẩy dòng vốn xanh
- Alacarte Hạ Long: Chủ động khắc phục hậu quả bão Yagi
- Hội Dầu khí Việt Nam đồng hành cùng Petrovietnam vượt nhiều khó khăn, thách thức