-
Hoàn thiện dự thảo sửa đổi Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường -
Đánh giá về chống tiêu cực còn “mờ nhạt” -
Trình Chính phủ Dự thảo Nghị quyết về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm khôi phục sản xuất sau bão -
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mới -
Xuất cấp lương thực, vật tư, hóa chất khử khuẩn cho địa phương khắc phục hậu quả cơn bão số 3 -
Thi công từ mờ sáng tới nửa đêm để sớm cấp điện trở lại tại Quảng Ninh
(baodautu.vn) Thưa ông, mặc dù xếp ở thứ hạng cao trong Bảng xếp hạng PCI, nhưng Đồng Tháp, An Giang, Lào Cai, Bình Định, Vĩnh Long… làm sao có thể cạnh tranh trong thu hút đầu tư với những địa phương xếp ở vị trí thấp hơn, như Đà Nẵng, TP.HCM, Hải Phòng, Hà Nội, Đồng Nai, Bình Dương…?
Khi chúng tôi lần đầu tiên bắt tay vào khảo sát PCI (năm 2004), rất nhiều địa phương có nền kinh tế quy mô nhỏ, điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, cơ sở hạ tầng yếu kém, thị trường nhỏ, không thuận lợi trong giao thương hàng hóa cũng có ý nghĩ rằng, họ khó cạnh tranh được với những địa phương có điều kiện thuận lợi hơn trong việc thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước. Thậm chí, nhiều địa phương còn nghĩ rằng, không bao giờ họ có thể thu hẹp được khoảng cách về thu hút đầu tư với các thành phố trực thuộc Trung ương, với các trung tâm kinh tế, vì cơ sở hạ tầng yếu kém, thị trường nhỏ, trình độ lao động thấp…
Tuy nhiên, nhờ sự nỗ lực trong cải cách thủ tục hành chính, hỗ trợ doanh nghiệp, tháo gỡ kịp thời khó khăn trong cấp phép đầu tư, cũng như trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp, nên nhiều địa phương không có nhiều lợi thế đã cạnh tranh được với các trung tâm kinh tế lớn. Trong đó, Bắc Ninh, Thái Nguyên là những ví dụ điển hình, khi họ thu hút những dự án đầu tư nước ngoài công nghệ cao với số vốn trị giá hàng tỷ USD.
Nhưng dù sao, so với những địa phương có nền kinh tế quy mô nhỏ, điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn khác, thì Thái Nguyên, Bắc Ninh cũng có lợi thế nhất định, vì họ gần Hà Nội?
Tiến hành khảo sát và xếp hạng PCI, Nhóm nghiên cứu PCI đã chứng minh với các địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn rằng, nếu loại bỏ những yếu tố mang tính “thiên thời, địa lợi” mà một số địa phương khác may mắn được hưởng, thì còn rất nhiều yếu tố khác, như rút ngắn thời gian cấp phép đăng ký kinh doanh, giảm thời gian làm thủ tục hành chính, giảm bớt chi phí không chính thức khi giải quyết các thủ tục hành chính…, có thể giúp cải thiện môi trường đầu tư. Họ hoàn toàn có thể cạnh tranh với các địa phương có lợi thế trong thu hút đầu tư để thúc đẩy kinh tế địa phương.
Vậy những địa phương nào ý thức được điều này, thưa ông?
Hầu hết các địa phương không có “thiên thời, địa lợi” đều ý thức được điều này và cố gắng thực hiện cải cách thủ tục cấp đăng ký kinh doanh, giảm bớt chi phí không chính thức, cải cách thủ tục hành chính nhằm tạo thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp… Đơn cử, Ninh Thuận là một trong những địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, có rất ít lợi thế so với các địa phương khác. Nhưng với quyết tâm “thăng hạng”, Ninh Thuận đã thành lập Văn phòng Phát triển kinh tế. Văn phòng Phát triển kinh tế có quyền điều hành và là một cửa duy nhất làm đầu mối giải quyết khó khăn cho doanh nghiệp. Chính việc thành lập Văn phòng Phát triển kinh tế đã đưa Ninh Thuận từ vị trí 48 trong Bảng xếp hạng PCI năm 2009, lên vị trí thứ 41 vào năm 2010 và năm 2012 và nhảy vọt lên vị trí thứ 18 trong Bảng xếp hạng PCI năm nay.
Rõ ràng, mặc dù gặp khó khăn về cơ sở hạ tầng, về điều kiện kinh tế khi xuất phát điểm thấp, nhưng các địa phương vẫn cải thiện môi trường đầu tư, tăng sức hấp dẫn trong việc thu hút doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Dù đứng ở nửa cuối Bảng xếp hạng PCI, nhưng các trung tâm kinh tế vẫn có lực hút rất lớn đối với doanh nghiệp. Ông có nghĩ rằng, vì lý do này mà nhiều trung tâm kinh tế lớn không quá nôn nóng trong việc nâng cao PCI?
TP.HCM, Hải Phòng, Hà Nội mặc dù có lợi thế về cơ sở hạ tầng, thị trường, nguồn nhân lực, là đầu mối giao thương, là trung tâm khoa học - kỹ thuật…, nhưng nhìn vào PCI hàng năm, chúng ta thấy, những địa phương này đạt điểm số rất thấp. Điều này có nghĩa là, các trung tâm kinh tế lớn không biết tận dụng lợi thế của mình để tăng thu hút đầu tư. Tăng thu hút đầu tư ở những trung tâm kinh tế lớn không phải chỉ là cạnh tranh với những địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, mà là cạnh tranh trong thu hút đầu tư với các trung tâm kinh tế của các nước trong khu vực.
Hiện tại, đúng là có nhiều doanh nghiệp vẫn muốn đặt “đại bản doanh” ở Hà Nội, TP.HCM, Hải Phòng, Đà Nẵng… vì đây là các trung tâm kinh tế, đầu mối giao thông, nơi tập trung nhân lực có trình độ cao. Nhưng chỉ ít lâu nữa, khi cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội của cả nước được cải thiện hơn, thì những lợi thế này mất dần và khi đó, doanh nghiệp sẽ đầu tư nhiều vào những địa phương khác, chứ không tập trung tại các trung tâm kinh tế lớn.
-
Hoàn thiện dự thảo sửa đổi Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường -
Đánh giá về chống tiêu cực còn “mờ nhạt” -
Trình Chính phủ Dự thảo Nghị quyết về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm khôi phục sản xuất sau bão -
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mới
-
Sau bão số 3, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương thiệt hại hơn 36.000 tỷ đồng -
Xuất cấp lương thực, vật tư, hóa chất khử khuẩn cho địa phương khắc phục hậu quả cơn bão số 3 -
Thủ tướng là Trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án Trung tâm tài chính khu vực và quốc tế -
Thi công từ mờ sáng tới nửa đêm để sớm cấp điện trở lại tại Quảng Ninh -
Phác thảo bức tranh kinh tế năm 2025 -
Thủ tướng: 6 nhóm nhiệm vụ, giải pháp lớn khắc phục hậu quả siêu bão số 3 -
Hỗ trợ khẩn cấp 150 tỷ đồng cho tỉnh Lào Cai khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3
- Hành trình thúc đẩy đa dạng, bình đẳng và hòa nhập (DEI) tại Suntory PepsiCo Việt Nam
- Cán bộ nhân viên Vietcombank ủng hộ một ngày lương hỗ trợ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3
- Các quỹ phòng hộ lạc quan về Microsoft Corporation
- Doanh nghiệp tạo giá trị: Không chỉ tạo ra lợi nhuận mà còn dẫn dắt tương lai bền vững
- C.P. Việt Nam tiếp tục trồng rừng bền vững tại Đồng Nai năm 2024
- Intech Group chung tay hỗ trợ đồng bào miền Bắc khắc phục hậu quả lũ lụt