-
Đề nghị tăng mức xử phạt vi phạm an toàn thực phẩm -
Tin mới y tế ngày 16/1: Cứu sống bệnh nhân vỡ phình động mạch chủ bụng -
Phòng, chống bệnh truyền nhiễm dịp Tết Nguyên đán và mùa lễ hội 2025 -
Nhiều bệnh nhân nguy kịch phải thở máy, lọc máu vì viêm phổi -
Bảo vệ sức khỏe khi ô nhiễm không khí kéo dài
Mục tiêu là phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm trái phép, nghi ngờ giả mạo hoặc không rõ nguồn gốc.
Để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và đảm bảo an toàn cho sức khỏe cộng đồng, Cục Quản lý Dược yêu cầu xử lý nghiêm khắc các tổ chức, cá nhân vi phạm trong sản xuất và kinh doanh mỹ phẩm. Ảnh minh hoạ |
Cục Quản lý Dược vừa có văn bản gửi các Sở Y tế, các cơ sở sản xuất, công bố và nhập khẩu mỹ phẩm yêu cầu tăng cường công tác quản lý mỹ phẩm trên thị trường.
Qua quá trình kiểm tra, Cục đã phát hiện một số doanh nghiệp không liên lạc được qua số điện thoại ghi trên Phiếu công bố hoặc trên website của công ty.
Ngoài ra, cũng có nhiều trường hợp địa chỉ cơ sở không đúng hoặc đã thay đổi nhưng không thông báo cho cơ quan chức năng, gây khó khăn trong việc kiểm tra và xử lý.
Cục Quản lý Dược cũng nhận thấy một số doanh nghiệp đã thay đổi địa chỉ kinh doanh, người đại diện pháp luật, hoặc số điện thoại liên lạc nhưng không cập nhật thông tin với cơ quan có thẩm quyền, dẫn đến sự chậm trễ và lãng phí thời gian khi kiểm tra.
Cục Quản lý Dược yêu cầu các Sở Y tế phối hợp chặt chẽ với Ban chỉ đạo 389 và Cục Quản lý thị trường để kiểm tra hoạt động sản xuất và kinh doanh mỹ phẩm trên các nền tảng mạng xã hội và sàn thương mại điện tử.
Việc kiểm tra này nhằm phát hiện và xử lý kịp thời các sản phẩm mỹ phẩm giả, mỹ phẩm không rõ nguồn gốc, cũng như các sản phẩm quảng cáo sai sự thật về tính năng và công dụng vượt quá bản chất thực tế của sản phẩm.
Để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và đảm bảo an toàn cho sức khỏe cộng đồng, Cục Quản lý Dược yêu cầu xử lý nghiêm khắc các tổ chức, cá nhân vi phạm trong sản xuất và kinh doanh mỹ phẩm.
Các mỹ phẩm nghi ngờ giả, không rõ nguồn gốc, xuất xứ, hoặc không đạt chất lượng sẽ bị thu hồi và tiêu hủy. Đồng thời, các cơ sở sản xuất và kinh doanh mỹ phẩm cần thực hiện đầy đủ các quy định, lưu giữ hồ sơ thông tin sản phẩm và xuất trình khi có yêu cầu từ cơ quan kiểm tra.
Cục Quản lý Dược cũng yêu cầu các cơ sở sản xuất, nhập khẩu và công bố mỹ phẩm nghiêm túc thực hiện các quy định trong Thông tư số 06/2011/TT-BYT của Bộ Y tế, bao gồm việc kê khai thông tin công bố sản phẩm một cách chính xác và trung thực.
Mỗi cơ sở cần lưu giữ hồ sơ thông tin sản phẩm (Product Information File - PIF) tại trụ sở và cung cấp khi có yêu cầu từ cơ quan chức năng. Chỉ khi sản phẩm đã được cấp số tiếp nhận Phiếu công bố, doanh nghiệp mới được phép đưa mỹ phẩm ra thị trường.
Cục Quản lý Dược khẳng định, cơ quan quản lý nhà nước sẽ tiếp tục thực hiện các cuộc kiểm tra hậu mãi để đảm bảo mỹ phẩm lưu thông trên thị trường hoàn toàn đáp ứng yêu cầu về an toàn, chất lượng và hiệu quả.
-
Tăng cường kiểm tra hoạt động sản xuất và kinh doanh mỹ phẩm trên các nền tảng mạng xã hội -
Nỗi lo thực phẩm bẩn hoành hành dịp Tết -
Kiểm tra đột xuất công tác khám, chữa bệnh dịp Tết Ất Tỵ 2025 -
Bệnh dại có nguy cơ gia tăng dịp Tết -
Tin mới y tế ngày 17/1: Hôn mê, ngộ độc khí do đốt than sưởi ấm -
Biến chứng của bệnh lý hô hấp nếu không được điều trị kịp thời -
Đề nghị tăng mức xử phạt vi phạm an toàn thực phẩm
- Xuân Quê hương 2025 - “Việt Nam vươn lên trong Kỷ nguyên mới”
- Nutifood mang xuân yêu thương đến nhiều hoàn cảnh khó khăn
- Giá dầu tăng cao tác động đến logistics toàn cầu: Tối ưu chuỗi cung ứng là yếu tố sống còn
- Sacombank-SBL thay đổi địa chỉ chi nhánh Đà Nẵng
- Mô hình hệ sinh thái thành công trên thế giới, xu thế không thể bỏ qua
- Thành lập Công ty bất động sản Trần Anh Land