-
Hà Nội: Thu ngân sách từ đấu giá đất năm 2024 tăng gấp đôi so với năm trước -
Xử lý công sản dôi dư “hậu sắp xếp” tổ chức bộ máy -
Việt Nam trong ASEAN: Góc nhìn ngoại giao, văn hóa và môi trường -
Xử lý vi phạm đất đai là thách thức lớn của ngành Tài nguyên và Môi trường -
Vẫn còn địa phương chưa hoàn thành ban hành văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai -
Thông qua Luật Đất đai là một trong 10 sự kiện tiêu biểu của ngành Tài nguyên và Môi trường
Nhiệm vụ trên Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ - Trưởng Ban Chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế về kinh tế (BCĐLNKT) giao cho BCĐLNKT tại Thông báo số 66/TB-VPCP.
Phó Thủ tướng chỉ đạo, trong bối cảnh các xu hướng hợp tác, đối thoại và liên kết khu vực trên thế giới đang chuyển biến theo nhiều chiều hướng phức tạp, đặc biệt là tiến trình đàm phán Brexit, tương lai hợp tác đối tác khu vực xuyên Thái Bình Dương và những động thái từ điều hành chính sách của Hoa Kỳ... đang và sẽ tác động đến tình hình kinh tế - chính trị của các nước và khu vực... đòi hỏi BCĐLNKT cần tăng cường thực hiện tốt hơn chức năng, nhiệm vụ phối hợp liên ngành.
Trong đó, BCĐLNKT cần tăng cường công tác nghiên cứu, đánh giá, dự báo về các vấn đề mới của hội nhập kinh tế quốc tế và đàm phán FTA. Cụ thể, BCĐLNKT chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành tăng cường hơn nữa công tác nghiên cứu, dự báo về các vấn đề mới của hội nhập kinh tế quốc tế và đàm phán các hiệp định thương mại tự do (FTA), trong đó tận dụng tối đa nguồn lực từ Nhóm Hỗ trợ kỹ thuật và Nhóm Chuyên gia tư vấn, trước mắt tập trung nghiên cứu các vấn đề mới như tác động của việc tham gia các FTA thế hệ mới, xu hướng chuyển dịch trọng tâm hợp tác trong các khuôn khổ khu vực và toàn cầu như Cộng đồng Kinh tế ASEAN, ASEAN với các đối tác đối thoại.
Về công tác liên ngành về hội nhập kinh tế quốc tế, Phó Thủ tướng yêu cầu các Bộ, ngành và địa phương chủ động và tích cực triển khai hiệu quả các chương trình hành động của Bộ, ngành và địa phương mình trên cơ sở cụ thể hóa chi tiết nhiệm vụ phù hợp với đặc điểm, chức năng, nhiệm vụ của Bộ, ngành, địa phương, nhằm thực hiện các Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương và Nghị quyết của Chính phủ, tạo môi trường kinh doanh và đầu tư thuận lợi cho doanh nghiệp trong và ngoài nước. Các thành viên BCĐLNKT chủ động tham mưu, phối hợp với lãnh đạo các Bộ, ngành tổng kết, đánh giá tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với ngành và lĩnh vực do Bộ, ngành phụ trách để xây dựng Chương trình hành động năm 2018, báo cáo Trưởng Ban Chỉ đạo và Thủ tướng Chính phủ trong Quý I năm 2018.
Hoàn thiện cơ chế điều phối thực thi cam kết FTA
BCĐLNKT phối hợp với Bộ Công Thương, các Bộ, ngành quán triệt triển khai Chỉ thị số 38/CT-TTg ngày 19/10/2017 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường thực hiện và khai thác hiệu quả các FTA đã có hiệu lực. Theo đó, rà soát, hoàn thiện lại cơ chế điều phối thực thi cam kết FTA đối với các lĩnh vực cụ thể, theo hướng thiết thực và hiệu quả hơn; đảm bảo thực thi nghiêm túc các FTA; đánh giá kịp thời các vấn đề phát sinh và kiến nghị giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực thi các cam kết và việc triển khai các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, hỗ trợ doanh nghiệp, người dân khai thác hiệu quả các FTA.
BCĐLNKT phối hợp với Đoàn Đàm phán Chính phủ về kinh tế và thương mại quốc tế đưa ra phương án hợp lý để hoàn tất các FTA đang đàm phán và chủ động đề xuất, đánh giá nghiên cứu khả thi các FTA với các đối tác mới để đón đầu tiềm năng phát triển của các thị trường mới; phối hợp với các cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài xây dựng chương trình hoạt động của BCĐLNKT tại các nước và các tổ chức quốc tế trong năm 2018, báo cáo Thủ tướng Chính phủ và Phó Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo.
Tăng cường rà soát, đôn đốc các Bộ, ngành liên quan trong việc thực thi cam kết FTA, phối hợp với các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài tổng hợp những thay đổi của chính sách, phản ứng của thị trường nước sở tại để kịp thời báo cáo Chính phủ và đưa ra cảnh báo sớm đối với doanh nghiệp; tăng cường nghiên cứu đề xuất các biện pháp phòng vệ thương mại hợp pháp nhằm hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam trước sự cạnh tranh của hàng nước ngoài, đặc biệt với những nhóm ngành hàng nhạy cảm trong nước.
Đồng thời, phối hợp Bộ Công Thương và các Bộ, ngành tăng cường tổ chức tham vấn với cộng đồng doanh nghiệp và hiệp hội ngành hàng trong quá trình triển khai cam kết hội nhập kinh tế quốc tế, kịp thời nắm bắt những vấn đề phát sinh, vướng mắc và báo cáo, đề xuất với Chính phủ giải pháp khắc phục nhằm bảo vệ lợi ích của doanh nghiệp và hàng hóa Việt Nam; tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác thông tin, tuyên truyền phổ biến cam kết FTA dưới nhiều hình thức khác nhau, chú trọng việc phổ biến trên các trang thông tin điện tử. Phát hành các ấn phẩm, cẩm nang tích hợp các FTA theo lĩnh vực và ngành hàng để phổ biến cho các đối tượng liên quan.
-
Xử lý vi phạm đất đai là thách thức lớn của ngành Tài nguyên và Môi trường -
Vẫn còn địa phương chưa hoàn thành ban hành văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai -
Thông qua Luật Đất đai là một trong 10 sự kiện tiêu biểu của ngành Tài nguyên và Môi trường -
Linh hoạt ứng phó với biến đổi khí hậu -
Thủ tướng chỉ đạo thực hiện các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2025 -
Chính thức áp dụng thu phí không dừng tại tất cả làn xe ra/vào sân bay Nội Bài -
Thủ tướng Chính phủ đôn đốc thực hiện tổng kiểm kê tài sản công
-
1 Làm rõ quy mô đầu tư cao tốc Nha Trang - Liên Khương trị giá 25.058 tỷ đồng -
2 Liên danh CRBC - CT Group đề xuất đầu tư dự án cao tốc TP.HCM - Mộc Bài -
3 Hoàn thiện cơ chế cho trung tâm tài chính quốc tế -
4 Liên doanh Cảng Quốc tế Mỹ Thuỷ đề xuất 8 dự án tại Quảng Trị -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 21/12
- Nhà máy Quang Lân - Sơn Tuylips đồng hành cùng xu hướng "Marketing Xanh"
- Tủ đông Kangaroo là Sản phẩm hiệu suất năng lượng cao nhất 2024
- Chào bán phần vốn góp của Công ty cổ phần Tổng công ty Tín Nghĩa tại Công ty cổ phần Đầu tư Tín Nghĩa Á Châu
- Doanh nghiệp xuất nhập khẩu gia tăng lợi thế từ giải pháp Techcombank
- Đăng tin bất động sản dễ dàng, nhanh chóng với nền tảng Radanhadat.vn
- Giải pháp tài chính trọn gói dành cho doanh nghiệp SME và Start-up