-
Lưu ý khi xử lý, sơ cứu vết thương do mưa lũ -
Tin mới y tế ngày 15/9: Chiến dịch tiêm chủng miễn phí vắc-xin phòng dịch sởi -
Hà Nội bước vào giai đoạn cao điểm dịch sốt xuất huyết -
Già hóa dân số và căn bệnh sa sút trí tuệ ở người cao tuổi -
TP.HCM thành lập tổ phản ứng nhanh phòng, chống dịch sởi tại trường học -
Cứu trợ y tế cho đồng bào bị ảnh hưởng bởi mưa lũ
Với 15,6 triệu người hút thuốc (GATS 2015), Việt Nam thuộc nhóm 15 quốc gia trên thế giới có số người hút thuốc nhiều nhất. Mỗi năm cả nước có trên 40.000 ca tử vong liên quan các bệnh do thuốc lá gây ra.
Bà Trần Thị Nhị Thủy, Vụ Trưởng Vụ Pháp chế - Bộ Thông tin và Truyền thông phát biểu tại Hội thảo. |
Tại Hội thảo Cung cấp thông tin về tác hại của thuốc lá và vai trò của chính sách thuế trong phòng chống tác hại của thuốc lá do Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với HealthBridge tổ chức ngày 13/8, bà Trần Thị Nhị Thủy, Vụ Trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Thông tin và Truyền thông một lần nữa nhấn mạnh nguy cơ, tác hại của thuốc lá với sức khỏe con người.
Theo Tổ chức Y tế thế giới, hút thuốc lá là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu. Trong khói thuốc lá có 69 chất gây ung thư, các bệnh tim mạch, các bệnh về hô hấp và ảnh hưởng sức khoẻ sinh sản cả nam và nữ. Sử dụng thuốc lá gây 8 triệu ca tử vong mỗi năm trên thế giới.
Tại Việt Nam, mặc dù chúng ta đã có nhiều nỗ lực và đạt kết quả ban đầu trong công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá nhưng Việt Nam vẫn là một trong 15 quốc gia có tỷ lệ nam giới trưởng thành hút thuốc lá nhiều nhất trên thế giới và đứng thứ 3 trong khu vực ASEAN.
Đứng trước những tác hại về sức khoẻ, tổn thất về kinh tế mà việc hút thuốc lá gây ra với đối với cá nhân, gia đình và xã hội và môi trường, tại Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành trung ương Đảng về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới; Nghị quyết 43/2022/QH15 ngày 11/1/2022 của Quốc hội về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và các văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ cũng đã xác định giải pháp “Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với các hàng hoá có hại cho sức khoẻ như đồ uống có cồn, có ga, thuốc lá để hạn chế tiêu dùng”.
Ngày 8/6/2024 Quốc hội đã thông qua Nghị quyết 129/2024/QH15 về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025. Theo đó, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt sửa đổi được đưa vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025, trình Quốc hội có ý kiến tại kỳ họp thứ 8 (tháng 10/2024) và thông qua tại kỳ hợp thứ 9 (tháng 5/2025).
Việc sử dụng chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt, theo bà Thủy sẽ tác động đến nhận thức và hành vi tiêu dùng thuốc lá được đánh giá trên một số khía cạnh.
Theo đó, bằng cách tăng thuế đối với các sản phẩm thuốc lá, giá bán lẻ sẽ tăng lên, điều này có thể ngăn cản người tiêu dùng mua chúng. Giá cao đặc biệt hiệu quả trong việc ngăn chặn thanh thiếu niên và những người có thu nhập thấp bắt đầu hoặc tiếp tục hút thuốc.
Giá cao hơn có thể dẫn đến việc giảm tiêu thụ trong số những người hút thuốc hiện tại. Một số người có thể giảm số lượng thuốc lá họ hút, trong khi những người khác có thể bỏ thuốc hoàn toàn.
Giá cao có thể đóng vai trò như một rào cản đối với thanh thiếu niên, những người có thể bắt đầu hút thuốc. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc tăng giá rất hiệu quả trong việc ngăn chặn việc bắt đầu hút thuốc ở thanh thiếu niên.
Hiện nay, theo đánh giá của các chuyên gia mức thuế tiêu thụ đặc biệt với thuốc lá trong dự thảo Luật thuế tiêu thụ đặc biệt sửa đổi vẫn còn thấp, sự tác động để kiểm soát tốt hơn việc tiêu dùng cho mặt hàng thuốc lá, góp phần bảo vệ sức khỏe người dân chưa đặt như kỳ vọng.
Được biết, trong những năm gần đây, mặc dù thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng thuốc lá đã được điều chỉnh tăng thuế suất vào năm 2008, 2016 và 2019.
Tuy nhiên, với mức tăng thuế suất thấp (5%-10% mỗi lần tăng), cơ sở tính thuế dựa trên giá bán của nhà sản xuất/nhập khẩu thấp, và khoảng cách thời gian giữa các lần tăng thuế dài nên tác động của mức tăng thuế đối với giá thuốc lá và tỷ lệ sử dụng thuốc lá là không đáng kể.
Tỷ lệ hút thuốc lá ở nam giới trưởng thành mặc dù có giảm từ 47,4% năm 2010 xuống còn 45,3% năm 2015 và 41,1% năm 2022, nhưng mức giảm này còn khiêm tốn, tỷ lệ nam giới hút thuốc lá vẫn ở mức cao và không đạt mục tiêu đặt ra trong Chiến lược quốc gia phòng, chống tác hại của thuốc lá cho đến năm 2020.
Số liệu đưa ra bởi Tổng cục Thống kê gần đây cho thấy mức tiêu thụ thuốc lá tại Việt Nam đang bắt đầu tăng trở lại. Từ năm 2022 đến năm 2023, tổng sản lượng sản xuất đã tăng hơn 10%, trong khi giá thuốc lá ở Việt Nam rất rẻ và gần như không thay đổi.
Thêm vào đó, do mức gia tăng thu nhập bình quân đầu người hàng năm cao hơn mức tăng giá thuốc lá đã làm cho sức mua thuốc lá ngày càng tăng.
Xu hướng giảm giá thực của thuốc lá và sức mua của thuốc lá tăng theo thời gian là vấn đề rất đáng lo ngại vì nó làm tăng khả năng tiếp cận thuốc lá của người dân, đặc biệt là đối với giới trẻ và người nghèo. Do đó, thuế tiêu thụ đặc biệt cần phải tăng đủ lớn và tăng thường xuyên để có được tác động hiệu quả đối với giảm tiêu dùng.
Vừa qua, Bộ Tài chính đã lấy ý kiến góp ý dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 8, vào tháng 10/2024 và trình Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 9, tháng 5/2025.
Dự thảo điều chính thuế suất đối với mặt hàng thuốc lá theo hướng giữ nguyên mức thuế suất 75% và bổ sung mức thuế tuyệt đối theo lộ trình tăng từng năm trong giai đoạn từ 2026 - 2030 với 2 phương án.
Cụ thể, phương án 1 sẽ tăng 2.000 đồng/bao ở năm đầu tiên và đạt mức tăng 10.000 đồng vào năm 2030. Phương án 2 áp dụng mức tăng 5.000 đồng/bao ngay từ năm 2026 và tăng tịnh tiến 1.000 đồng/bao trong 5 năm kế tiếp để đạt mức 10.000 đồng/bao năm 2030.
Theo TS.Angela Pratt, Trưởng đại diện Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Việt Nam, đề xuất tăng thuế của Bộ Tài chính là một bước đi đúng hướng nhưng chưa đủ để đạt được mục tiêu giảm tỷ lệ hút thuốc của Chiến lược quốc gia.
WHO khuyến nghị một phương án cao hơn, theo đó mức thuế tiêu thụ đặc biệt cần tăng khởi điểm 5.000 đồng/bao và đạt 15.000 đồng/bao đến năm 2030, cộng thêm với mức thuế sản phẩm bằng 75% giá xuất xưởng hiện tại.
Phương án khuyến nghị của WHO sẽ dẫn đến tỷ lệ hút thuốc giảm tương đối 13%. Tỷ lệ hút thuốc lá ở nam và nữ sẽ giảm xuống dưới 36% và 1,0% tương ứng vào năm 2030, qua đó sẽ đạt được các mục tiêu Chiến lược quốc gia về phòng chống tác hại của thuốc lá Việt Nam. Phương án này, sẽ làm giảm đáng kể tổng số người hút thuốc, ước tính giảm khoảng 696.000 người vào năm 2030 so với năm 2020.
Các mức này cũng sẽ làm tăng doanh thu thuế hàng thực, đã điều chỉnh theo lạm phát, hàng năm lên 169%, tương ứng với việc thu thêm 29,3 nghìn tỷ đồng mỗi năm từ thuế từ thuốc lá so với năm 2020.
Bên cạnh đó, bà Angela Pratt cũng làm rõ những thông tin sai lệch về tăng thuế tiêu thụ đặc biệt thuốc lá. Đại diện WHO nhấn mạnh tăng thuế sốc, từ đó tăng giá bán thuốc lá không phải là nguyên nhân làm nghiêm trọng thêm tình hình buôn lậu thuốc lá. Bằng chứng cho thấy nhiều người hút thuốc lá lậu sẵn sàng trả nhiều tiền hơn cho các nhãn hàng không có ở trong nước.
Yếu tố quan trọng nhất để giải quyết tình trạng buôn lậu hoặc buôn bán thuốc lá bất hợp pháp là năng lực thực thi và nỗ lực của các cơ quan chức năng.
Ngoài ra, lập luận rằng việc tăng thuế thuốc lá làm tăng tỷ lệ thất nghiệp cũng không chính xác. Việc làm trong ngành thuốc lá chỉ chiếm 0.39% đến 0.42% tổng việc làm trong nền kinh tế.
Tăng thuế có thể giảm việc làm trong ngành thuốc lá nhưng lại chuyển dịch làm tăng việc làm ở các ngành, nghề khác. Thêm vào đó, Chính phủ có thêm doanh thu để đầu tư trở lại vào nền kinh tế - vào các lĩnh vực như sức khỏe và giáo dục. Và không giống như thuốc lá, các lĩnh vực này sẽ làm tăng năng suất và tăng trưởng của đất nước.
Về phía Bộ Y tế, đồng quan điểm với Tổ chức Y tế thế giới, Bộ Y tế ủng hộ và hoàn toàn nhất trí với Bộ Tài chính về một số đề xuất trong dự thảo Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) nhằm thể chế hóa và thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ, đặc biệt đối là Nghị quyết số 20-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng về tiếp tục bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới.
Tuy nhiên, để bảo đảm bám sát hơn nữa với các quan điểm chỉ đạo, định hướng của Đảng và Nhà nước, và yêu cầu đặt ra tại Chiến lược Quốc gia về Phòng chống tác hại thuốc lá kèm theo Quyết định số 568/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế đề xuất mức thuế tuyệt đối đối với mặt hàng thuốc lá phải đạt 15.000 đồng/1 bao (20 điếu/1 bao) vào 2030 bên cạnh thuế tỷ lệ 75%.
Phương án này sẽ giúp đạt tỷ trọng thuế 65% giá bán lẻ, gần đạt được mức khuyến cáo của WHO (70-75% giá bán lẻ), và giúp giảm được tỷ lệ sử dụng thuốc lá ở nam giới xuống 36% vào năm 2030.
-
Già hóa dân số và căn bệnh sa sút trí tuệ ở người cao tuổi -
TP.HCM thành lập tổ phản ứng nhanh phòng, chống dịch sởi tại trường học -
Cứu trợ y tế cho đồng bào bị ảnh hưởng bởi mưa lũ -
Tin mới y tế ngày 14/9: Bộ Y tế khuyến cáo về đảm bảo an toàn thực phẩm khi hỗ trợ người dân vùng lũ -
Phát hiện đột quỵ não sau cơn đau đầu -
TP.HCM: Khẩn trương gửi 30.000 “Túi thuốc gia đình” hỗ trợ các tỉnh chịu ảnh hưởng bão Yagi -
Ngỡ mắc viêm xoang hóa ra là ung thư vòm họng
- Nhựa Tiền Phong chung tay ủng hộ đồng bào miền Bắc bị thiệt hại do bão số 3
- Central Retail Việt Nam khai trương Trung tâm thương mại GO! Hà Nam
- Chủ tịch HĐQT TTC AgriS và Betrimex nỗ lực phát triển bền vững nông nghiệp
- SeABank ủng hộ 3 tỷ đồng chung sức cùng đồng bào bị ảnh hưởng bởi bão số 3
- Ông Andrew Khan làm Tổng giám đốc Carlsberg Việt Nam
- Bảo hiểm PJICO kịp thời tạm ứng quyền lợi bảo hiểm cho khách hàng chịu ảnh hưởng bởi bão Yagi