-
Đề xuất đầu tư 865 tỷ đồng xây cầu mới thay thế cầu Phong Châu bị sập -
Đầu tư 3.200 tỷ đồng xây khu công nghiệp ở Thái Bình, Đà Nẵng; Danh tính nhà thầu mới tại Sân bay Long Thành -
Hướng dẫn lựa chọn nhà thầu khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ sau bão -
Đầu tư hơn 1.256 tỷ đồng xây dựng hạ tầng khu công nghiệp Châu Minh - Bắc Lý - Hương Lâm -
Đầu tư gần 1.940 tỷ đồng phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Hưng Phú, tỉnh Thái Bình -
Sửa đổi một số Nghị định quy định chi tiết về đầu tư theo phương thức PPP
Theo TS. Bùi Đặng Dũng, nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội, để đạt được mục tiêu tăng trưởng thì phải tập trung đầu tư vào một trong những mũi nhọn của nền kinh tế, đó là khu công nghiệp (KCN).
TS. Bùi Đặng Dũng, nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội |
Muốn tăng trưởng kinh tế thì phải phát triển đồng bộ các ngành, lĩnh vực cả nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, song vì sao, ông chỉ chú trọng vào KCN?
Cả nước hiện có 407 KCN, chưa kể 44 khu kinh tế thu hút 21 ngàn dự án đầu tư trong và ngoài nước với tổng vốn đăng ký 340 tỷ USD, hàng năm đóng góp vào ngân sách nhà nước 11,7%, giải quyết 8,3% tổng số lao động với 3,9 triệu người làm việc trực tiếp, không kể hàng triệu lao động gián tiếp thì không tập trung đầu tư vào KCN thì đầu tư vào đâu.
Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tỷ suất vốn đầu tư/ha đất trong KCN có xu hướng tăng, hiện đạt trên dưới 26 tỷ đồng/ha. Chỉ tiêu tạo việc làm, năng suất lao động của dự án trong KCN đều cao hơn dự án nằm ngoài KCN.
Còn theo số liệu của ngành thuế, trong số 1.000 doanh nghiệp đóng góp vào ngân sách nhà nước nhiều nhất hàng năm thì doanh nghiệp đang hoạt động tại KCN chiếm trên 20%. Ngân sách nhiều địa phương là “cứ điểm” của ngành công nghiệp như Quảng Nam, Quảng Ngãi, Hải Phòng, Đồng Nai, Bắc Ninh, Thái Nguyên... có sự đóng góp rất lớn của doanh nghiệp trong KCN với tỷ trọng đóng góp trên 60% tổng thu ngân sách địa phương.
Như vậy, cần có cơ chế ưu tiên, ưu đãi cho doanh nghiệp trong KCN. Nhưng thưa ông, điều này dường như lại mâu thuẫn với tôn chỉ “mọi doanh nghiệp, thành phần kinh tế phải hoạt động bình đẳng”?
Khu vực công nghiệp và xây dựng đóng góp 38,63% vào GDP, trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đóng góp với tỷ trọng lớn nhất. Trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo thì khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đang đóng vai trò là đầu tàu dẫn dắt.
Trong những năm gần đây, khu vực đầu tư nước ngoài đầu tư 35-40% tổng nguồn vốn vào KCN thì riêng ngành chế biến, chế tạo chiếm 70-80%. Vốn đầu tư thực hiện trong KCN bằng khoảng 1/3 tổng vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội; hiệu quả đầu tư cũng vốn/mỗi héc-ta đất trong KCN cũng cao hơn rất nhiều so với các dự án ngoài khu công nghiệp.
Số liệu trên đã cho thấy, KCN đã và ngày càng đóng vai trò đặc biệt trong phát triển kinh tế. Nếu muốn GDP tăng trưởng cao, ở mức 6,0%-6,5% thì buộc phải đầu tư phát triển KCN.
Chúng ta đã từng thu hút đầu tư nước ngoài bằng nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào, chi phí lao động thấp cùng với ưu đãi về giá thuê đất, thuế thu nhập doanh nghiệp hấp dẫn... Nhưng những lợi thế này đang mất dần, vì lương tối thiểu vùng tăng dần từng năm, thuế thu nhập doanh nghiệp không thể thấp hơn thuế tối thiểu toàn cầu được thực hiện từ năm 2024 (thuế suất tối thiểu 15%); giá thuê đất phải dần tiệm cận giá thị trường theo tinh thần Luật Đất đai sửa đổi; tài nguyên thiên nhiên của chúng ta phong phú, đa dạng, nhưng nguyên liệu đầu vào cho ngành công nghiệp chế biến, chế tạo chủ yếu vẫn phải nhập khẩu. Các lợi thế đã cạn dần, nếu không có cơ chế, chính sách ưu đãi khác thì làm sao phát triển được KCN.
Vấn đề là mọi cơ chế phải bình đẳng…
Xu hướng chung của thế giới là sản xuất xanh, sạch, thân thiện với môi trường, với mục tiêu cắt giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính xuống gần bằng 0.
Tại Hội nghị Thượng đỉnh khí hậu COP26 diễn ra ở Glasgow (Scotland), Việt Nam cùng nhiều nước trên thế giới đã cam kết đạt mức phát thải ròng bằng "0" (Net Zero) vào năm 2050. Chưa cần thực hiện ưu đãi bằng các cơ chế khác, chỉ đưa ra các ưu tiên, ưu đãi đối với doanh nghiệp sản xuất xanh, sạch, thân thiện với môi trường, thì gần như đương nhiên, doanh nghiệp trong KCN đã được hưởng. Bởi các cơ sở sản xuất tập trung trong KCN, khu kinh tế nên công tác bảo vệ môi trường được kiểm soát chặt chẽ, đặc biệt xử lý nước thải, chất thải rắn.
Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã cho thấy, hiện có 91% KCN có hệ thống xử lý nước thải tập trung, đáp ứng nhu cầu và tiêu chuẩn xả thải, xử lý đối với chất thải rắn nguy hại. Như vậy, chỉ cần lấy tiêu chí bảo vệ môi trường để thực hiện các ưu tiên, ưu đãi, không phân biệt doanh nghiệp hoạt động ở đâu, thì doanh nghiệp trong KCN đã có rất nhiều lợi thế.
Tất nhiên, ngoài ưu đãi này, doanh nghiệp trong KCN còn cần các ưu đãi khác, nhưng vẫn bảo đảm môi trường kinh doanh bình đẳng.
Ý ông muốn nói là cần phải có cơ chế, chính sách ưu tiên, ưu đãi để KCN xây dựng nhà ở, trường học, bệnh viện... cho người lao động?
Khung pháp lý điều chỉnh hoạt động KCN mới dừng ở cấp nghị định, trong khi hoạt động của KCN liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau như quy hoạch, đầu tư, doanh nghiệp, đất đai, xây dựng, môi trường, nhà ở, lao động... Cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư xây dựng nhà ở, công trình thể thao, văn hóa, cơ sở giáo dục mầm non phục vụ người lao động trong KCN chưa đủ hấp dẫn, gây không ít khó khăn trong quá trình thực thi chính sách, nhất là việc phát triển mô hình mới.
Hiện tại và trong tương lai, sự phát triển bền vững của nền kinh tế Việt Nam chưa thể trông đợi vào khu vực dịch vụ, đặc biệt là tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, dịch vụ chất lượng cao. Còn khu vực nông nghiệp chỉ là bệ đỡ của nền kinh tế, nên muốn phát triển thì phải tập trung phát triển công nghiệp, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo vẫn là đầu tàu và KCN là động lực để phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo. Do vậy, cần phải xây dựng một luật riêng điều chỉnh hoạt động của KCN, khu kinh tế và cả cụm công nghiệp.
-
Đề xuất đầu tư 865 tỷ đồng xây cầu mới thay thế cầu Phong Châu bị sập -
Đầu tư 3.200 tỷ đồng xây khu công nghiệp ở Thái Bình, Đà Nẵng; Danh tính nhà thầu mới tại Sân bay Long Thành -
Hướng dẫn lựa chọn nhà thầu khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ sau bão -
Đầu tư hơn 1.256 tỷ đồng xây dựng hạ tầng khu công nghiệp Châu Minh - Bắc Lý - Hương Lâm
-
Đầu tư gần 1.940 tỷ đồng phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Hưng Phú, tỉnh Thái Bình -
Sửa đổi một số Nghị định quy định chi tiết về đầu tư theo phương thức PPP -
Scatec ASA bán Trang trại điện gió Đầm Nại tại Ninh Thuận -
Bình Định thành lập cụm công nghiệp mới hơn 18 ha để phục vụ di dời doanh nghiệp -
Đã tìm được nhà thầu thi công gói thầu hơn 6.000 tỷ đồng tại sân bay Long Thành -
Thêm thời gian ân hạn cho dự án chậm tiến độ -
Vĩnh Long: Đầu tư 140 tỷ đồng nâng cấp đường giao thông tại thị xã Bình Minh
- Chủ tịch HĐQT TTC AgriS và Betrimex nỗ lực phát triển bền vững nông nghiệp
- SeABank ủng hộ 3 tỷ đồng chung sức cùng đồng bào bị ảnh hưởng bởi bão số 3
- Ông Andrew Khan làm Tổng giám đốc Carlsberg Việt Nam
- Bảo hiểm PJICO kịp thời tạm ứng quyền lợi bảo hiểm cho khách hàng chịu ảnh hưởng bởi bão Yagi
- TKV: Các đơn vị đã cơ bản sản xuất trở lại sau bão số 3
- Agribank chung sức cùng các địa phương và người dân khắc phục hậu quả của cơn bão số 3