
-
Thứ trưởng Phùng Đức Tiến: “Dĩ bất biến, ứng vạn biến” khi Mỹ điều chỉnh thuế quan
-
Tổng Bí thư Tô Lâm: Vươn mình trong hội nhập quốc tế
-
Thuế 46% đối với Việt Nam: Chuyển dịch chuỗi cung ứng, định hình lại trật tự kinh tế toàn cầu?
-
Quan hệ hữu nghị hợp tác Việt Nam - Burundi
-
Thủ tướng: Giải phóng toàn bộ sức sản xuất của nền kinh tế thông qua phát triển kinh tế tư nhân -
Muốn tăng trưởng đột biến, TP.HCM phải tăng tổng cầu và dồn lực đầu tư
Nội dung trên được Cục Thống kê TP.HCM đề cập trong báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tháng 6 và 6 tháng đâu năm 2023.
Theo đó, tổng sản phẩm trên địa bàn thành phố (GRDP) quý II năm 2023 tăng 5,87%. Ước tính GRDP 6 tháng đầu năm 2023 tăng 3,55% so với cùng kỳ.
Tổng giá trị tăng thêm (VA) tăng 3,87% so với cùng kỳ và đóng góp 94,4% vào tốc độ tăng GRDP của Thành phố.
![]() |
GRDP 6 tháng đầu năm 2023 của TP.HCM tăng 3,55% so với cùng kỳ |
Theo đánh giá của Cục Thống kê TP.HCM, kinh tế của Thành phố trong nửa đầu năm 2023 tuy còn gặp nhiều khó khăn khi hoạt động kinh doanh bất động sản, xuất nhập khẩu giảm ảnh hưởng đến thu ngân sách (giảm 6,8%), nhưng nhiều hoạt động khác có chuyển biến tích cực như: Chi ngân sách tăng mạnh 70,9%, trong đó chi đầu tư phát triển tăng 90,4%, nhiều dự án được khởi công;
Đặc biệt, khách du lịch quốc tế đến Thành phố tăng gấp 3 lần so với cùng kỳ đã góp phần thúc đẩy tăng cầu nội địa và tăng trưởng kinh tế. Trong đó, doanh thu bán lẻ hàng hoá 6 tháng đầu năm 2023 tăng 9,7% so với cùng kỳ; doanh thu dịch vụ lưu trú và ăn uống tăng 36,2%.
Đi vào từng chỉ tiêu cơ cấu nền kinh tế TP.HCM trong nửa đầu năm, thì khu vực dịch vụ đóng góp lớn nhất vào mức tăng GRDP khi tăng 4,96% so với cùng kỳ và đóng góp 89,0% vào tốc độ tăng GRDP. Riêng 9 ngành dịch vụ chủ yếu của Thành phố chỉ tăng 4,92% (do ngành kinh doanh bất động sản giảm 11,58%), đóng góp 80,6% vào tốc độ tăng GRDP.
Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,14% so với cùng kỳ và đóng góp 0,3% vào tốc độ tăng GRDP. Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm ước tăng 1,44% với so với cùng kỳ.
Đặc biệt, khu vực công nghiệp, xây dựng gặp nhiều khó khăn khi chỉ tăng 0,80% so với cùng kỳ và đóng góp tương ứng 5,1% vào tốc độ tăng GRDP, trong khi tỷ trọng theo giá hiện hành chiếm đến 20,7% GRDP. Trong đó, ngành công nghiệp tăng 2,59%, đóng góp 13,8% vào mức tăng GRDP; ngành xây dựng giảm 8,45%, làm giảm 8,7% tốc độ tăng GRDP.
![]() |
Khách du lịch quốc tế đến TP.HCM tăng gấp 3 lần so với cùng kỳ đã góp phần thúc đẩy tăng cầu nội địa và tăng trưởng kinh tế Thành phố trong nửa đầu năm 2023. Ảnh: Lê Toàn |
Cục Thống kê TP.HCM nhìn nhận, mức tăng trưởng 3,55% trong 6 tháng đầu năm 2023 tuy còn khiêm tốn nhưng phản ánh kết quả những cố gắng của chính quyền Thành phố trong giải ngân vốn đầu tư công, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.
Trong đó, việc giảm lãi suất điều hành và nới lỏng chính sách tiền tệ đang phát huy tác dụng: Hoạt động tài chính, ngân hàng, bảo hiểm duy trì mức tăng trưởng ổn định 8,01% so với cùng kỳ; nhiều dự án bất động sản được vay vốn để hoạt động; Lạm phát hạ nhiệt, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) liên tục giảm từ đầu năm đến nay.
Ngoài ra, số dự án có vốn nước ngoài được cấp mới giấy chứng nhận đầu tư tăng 69,1% về số dự án; số vốn góp, mua cổ phần, mua lại phần vốn góp gấp 3,6 lần so với cùng kỳ. Tính chung, tổng vốn đầu tư của các dự án có vốn nước ngoài tăng 30,7% so với cùng kỳ, chứng tỏ nhà đầu tư nước ngoài vẫn tin tưởng lựa chọn môi trường đầu tư của Thành phố.
Đặc biệt, những ngành nghề, lĩnh vực sản xuất kinh doanh có khả năng chuyển đổi số kịp thời, phù hợp với trạng thái “bình thường mới” vẫn giữ nhịp tăng trưởng ổn định. Hoạt động lưu trú, ăn uống và thương mại điện tử phát triển, khách du lịch quay trở lại.
Cụ thể, có 19,3% doanh nghiệp đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh tốt lên; 34,1% giữ ổn định và 46,6% khó khăn hơn. Trong đó, khu vực doanh nghiệp Nhà nước lạc quan nhất với 66,7% doanh nghiệp cho rằng tốt lên và giữ ổn định; tỷ lệ này ở khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và ngoài nhà nước lần lượt là 56,2% và 50,3%.
Dự báo tình hình quý III/2023 so với quý II/2023, có 26,4% doanh nghiệp đánh giá tốt hơn, 35,1% giữ ổn định và 38,5% khó khăn hơn. Trong đó, có 74,4% doanh nghiệp Nhà nước có cái nhìn tích cực về tình hình kinh doanh trong quý III/2023, tỷ lệ này ở khu vực có vốn đầu tư nước ngoài và ngoài nhà nước tương ứng là 65,1% và 58,1%.

-
Thủ tướng: Giải phóng toàn bộ sức sản xuất của nền kinh tế thông qua phát triển kinh tế tư nhân -
Muốn tăng trưởng đột biến, TP.HCM phải tăng tổng cầu và dồn lực đầu tư -
Sự tham gia, đóng góp nổi bật của Quốc hội Việt Nam trong IPU -
Nhà vua và Hoàng hậu Vương quốc Bỉ thăm và làm việc tại TP. Hải Phòng -
Ban Bí thư chuẩn y ông Vũ Quyết Tiến giữ chức Phó bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh -
Tăng trưởng quý I/2025 của TP.HCM cao nhất trong 5 năm -
Sắp tăng giá dịch vụ sử dụng cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây thêm 5%
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển
-
T&L Invest ký hợp tác chiến lược tại dự án Takara Hòa Bình Resort
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Công nghệ - Viễn thông - Chuyển đổi số
-
Stown Gateway đón đầu làn sóng tăng trưởng hạ tầng tại cửa ngõ Bắc Sài Gòn
-
SeABank đón sinh nhật 31: Mưa quà tặng trị giá hơn 5 tỷ đồng tri ân khách hàng