
-
Chuyên gia Hội đồng Vàng thế giới khuyến nghị khi giá vàng vượt 3.000 USD/ounce
-
Mỹ áp thuế 46% với Việt Nam: Tỷ giá, tín dụng và lãi suất sẽ ra sao?
-
Giá vàng nhảy múa áp sát mốc 103 triệu đồng/lượng, tỷ giá vượt đỉnh
-
Vàng tăng chóng mặt khi Mỹ công bố thuế đối ứng, giá SJC gần 103 triệu đồng/lượng
-
Biên lãi ròng khó tăng, ngân hàng tăng thu ngoài lãi -
Ngân hàng dự báo lãi suất huy động tăng trở lại trong quý II/2025
![]() |
Toạ đàm: “Dẫn mạch phục hồi tăng trưởng kinh tế” tổ chức ngày 30/11/2021 - Ánh: Chí Cường |
Tín dụng tăng mạnh trong tháng 11
Cập nhật thông tin mới nhất tại Toạ đàm: “Dẫn mạch phục hồi tăng trưởng kinh tế”, do Báo Đầu tư tổ chức, bà Bùi Thuý Hằng, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ (Ngân hàng Nhà nước) cho biết tính đến ngày 25/11/2021, dư nợ tín dụng toàn nền kinh tế đã tăng 10,1% so với cuối năm 2020. Con số này tại thời điểm chưa đầy một tháng trước (29/10) mới chỉ đạt 8,72%. Hay tại khoảng thời gian nền kinh tế ngưng trệ vì đại dịch hồi giữa năm, tăng trưởng tín dụng mới chỉ loanh quanh 7%.
![]() |
Tăng trưởng tín dụng đến ngày 25/11/2021 đạt 10.1% - Nguồn: NHNN |
Ngay tuần trước, Ngân hàng Nhà nước đã cho biết về kế hoạch cân nhắc lùi lộ trình siết tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn như đã đề cập trong Thông tư 08/2020-NHNN. Dù tỷ lệ này hiện tại không còn đáng lo ngại khi hầu hết ngân hàng thương mại đều đáp ứng mức yêu cầu của NHNN, việc lùi thời điểm áp dụng thông tư sẽ phần nào giúp các tổ chức tín dụng có thêm nguồn lực hỗ trợ khách hàng, đặc biệt các dự án vay vốn trung-dài hạn xây dựng cơ sở hạ tầng như dự án cao tốc Bắc - Nam.
Ngân hàng Nhà nước cũng đã chấp thuận tăng hạn mức tăng trưởng tín dụng trong năm 2021 cho một số ngân hàng, với việc nới thêm từ 1 - 6% tùy vào chất lượng tín dụng cũng như các chỉ số an toàn vốn của từng ngân hàng. Theo đánh giá của bộ phận phân tích Chứng khoán SSI, điều này sẽ giúp các ngân hàng có thêm dư địa tăng trưởng trong thời gian tới nhằm hỗ trợ cho việc mở cửa trở lại nền kinh tế, trong điều kiện một số ngân hàng thương mại đã chạm trần tín dụng trong 9 tháng đầu năm. SSI Research cho rằng tăng trưởng tín dụng trên toàn hệ thống năm 2021 theo hạn mức mới dự kiến vào khoảng 13%.
7 giải pháp trong chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước
![]() |
Bà Bùi Thuý Hằng, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ Ngân hàng Nhà nước cho biết về 7 giải pháp trong chính sách tiền tệ hỗ trợ nền kinh tế. (Ảnh: Chí Cường) |
Điều hành tín dụng là một trong 7 giải pháp mà Ngân hàng Nhà nước đã thực hiện nhằm tháo gỡ khó khăn về tín dụng cho sản xuất, kinh doanh, góp phần khôi phục và hỗ trợ đà phục hồi kinh tế, thực hiện mục tiêu kép của Chính phủ.
Cụ thể, theo bà Bùi Thuý Hằng, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước đã điều hành chủ động linh hoạt các chính sách tiền tệ đảm bảo thanh khoản của thị trường, góp phần kiểm soát lạm phát. Thanh khoản thị trường tiền tệ dồi dào đã tạo điều kiện cho tổ chức tín dụng giảm lãi suất, đáp ứng nhu cầu vay của nền kinh tế.
Giải pháp thứ hai là hỗ trợ giảm lãi suất cho vay. Mặt bằng lãi suất huy động và cho vay tiếp tục giảm so với năm 2020. Lãi suất cho vay đã giảm 1% trong năm 2020 và xu hướng giảm lãi suất này vẫn tiếp tục trong hơn nửa năm 2021 với mức giảm khoảng 0,66%/năm. Các tổ chức tín dụng đã miễn, giảm, hạ lãi suất cho trên 1,9 triệu khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch với dư nợ gần 3,79 triệu tỷ đồng. Lũy kế từ 23/01/2020 đến cuối tháng 10/2021, tổng số tiền lãi đã miễn, giảm, hạ cho khách hàng khoảng 31.400 tỷ đồng.
Thứ ba, giải pháp về điều hành tín dụng. Dư nợ tín dụng toàn nền kinh tế đã tăng 10,1% so với cuối năm 2020 theo số liệu cập nhật ngày 25/11. Tín dụng tập trung vào lĩnh vực sản xuất, lĩnh vực ưu tiên, cung ứng vốn đầy đủ kịp thời cho nền kinh tế, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận tín dụng
Thứ tư, NHNN đã thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi phí, giữ nguyên nhóm nợ theo Thông tư 03 và Thông tư 14 với phạm vi hỗ trợ được mở rộng hơn, thời gian hỗ trợ kéo dài dến tháng 6/2022. Các tổ chức tín dụng đã cơ cấu lại nợ 330.000 khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch với dư nợ 250.000 tỷ đồng; miễn giảm lãi suất cho 1,8 triệu khách hàng với dư nợ 3,5 triệu tỷ đồng. Dư nợ cho vay mới lãi suất thấp đạt 7 triệu tỷ đồng cho hơn một triệu khách hàng.
Giải pháp thứ năm là triển khai các chính sách hỗ trợ cho các đối tượng chịu ảnh hưởng nhất bao gồm chương trình trả lương ngừng việc và trả lương phục hồi sản xuất theo Nghị quyết 68/NQ-CP của Chính phủ (quy mô 7.500 tỷ đồng). NHNN cũng ban hành Thông tư quy định về tái cấp vốn đối với tổ chức tín dụng sau khi tổ chức tín dụng cho Vietnam Airlines với hạn mức tối đa 4.000 tỷ đồng mỗi tổ chức.
Thứ sáu, tỷ giá được điều hành linh hoạt, phù hợp diễn biến thị trường. Thị trường ngoại tệ diễn biến tương đối ổn định, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh, thương mại quốc tế, tạo sự ổn định về tâm lý của nhà đầu tư nước ngoài.
Cuối cùng, Ngân hàng Nhà nước đã miễn giảm phí dịch vụ thanh toán, đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt.

-
Biên lãi ròng khó tăng, ngân hàng tăng thu ngoài lãi -
Ngân hàng dự báo lãi suất huy động tăng trở lại trong quý II/2025 -
Nam A Bank cho vay chuỗi cung ứng thủy sản lãi suất chỉ từ 3,25%/năm -
Agribank công bố báo cáo tài chính: Giữ vững thị phần top đầu, nợ xấu giảm, bao phủ nợ xấu tăng -
Vietbank sẽ chuyển sàn niêm yết trong năm 2025-2026 -
Vàng quốc tế giảm nhiệt sau lập đỉnh lịch sử, giá SJC vẫn neo 102 triệu đồng -
Chờ thương vụ M&A tỷ USD đình đám trong mùa đại hội đồng cổ đông
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển
-
T&L Invest ký hợp tác chiến lược tại dự án Takara Hòa Bình Resort
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Công nghệ - Viễn thông - Chuyển đổi số
-
Stown Gateway đón đầu làn sóng tăng trưởng hạ tầng tại cửa ngõ Bắc Sài Gòn
-
SeABank đón sinh nhật 31: Mưa quà tặng trị giá hơn 5 tỷ đồng tri ân khách hàng