
-
GDP sẽ tăng nếu hạ được lãi suất
-
Cao điểm M&A ngân hàng: Chờ thương vụ tự nguyện
-
Tuần nóng bỏng định đoạt số phận hàng loạt nhà băng
-
Nhu cầu vàng tăng khi giá giảm
-
Ngân hàng MHB sẽ sáp nhập với BIDV? -
Sáp nhập Sacombank - SouthernBank: Chỉ còn chờ Ngân hàng Nhà nước "gật đầu"
Số liệu mới nhất của Ngân hàng Nhà nước cho thấy, tăng trưởng tín dụng toàn ngành ngân hàng 10 tháng đầu năm đạt gần 13% và mục tiêu kỳ vọng 17% cho năm nay được đánh giá là trong tầm tay. Nguyên nhân là tín dụng đã được cải thiện trong 3 quý đầu năm, nhất là quý II và quý III. Vì vậy, không ít nhà băng đã xin dược tăng “room” dư nợ, để có thêm điều kiện cung ứng vốn, nhất là trong mùa kinh doanh cao điểm cuối năm.
Thế nhưng, thực tế cho thấy, vẫn có một số ngân hàng tăng trưởng tín dụng thấp sau hơn 3 quý đầu năm, thậm chí còn âm. Cụ thể, tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương (Saigonbank), tín dụng tăng trưởng âm (-3,2%) so với đầu năm 2015. Lý giải tình trạng này, lãnh đạo Saigonbank cho biết, một trong những lý do là Ngân hàng kiểm soát chặt hơn chất lượng tín dụng, đẩy mạnh thu hồi nợ và từng bước giảm tỷ lệ nợ xấu.
![]() |
Tăng trưởng tín dụng toàn ngành ngân hàng đã cải thiện tích cực trong 10 tháng đầu năm. |
Được biết, chỉ tiêu nợ xấu mà Saigonbank phải bán cho Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) trong năm nay lên đến 500 tỷ đồng. Nợ xấu Saigonbank đến cuối năm 2014 là dưới 5% và mục tiêu giảm về 3% trong năm nay đòi hỏi Ngân hàng phải kiểm soát tín dụng.
Không chỉ ngân hàng quy mô nhỏ, mà ngay cả nhà băng lớn cũng khó thoát tín dụng âm. Một trong số đó là Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank), kết thúc 10 tháng đầu năm nay, tăng trưởng tín dụng đã âm (-2,3%) và huy động vốn cũng âm (-1,3%). Trong khi đó, Eximbank là một trong những nhà băng nỗ lực đẩy mạnh hoạt động cho vay (cả xuất, nhập khẩu, lẫn khách hàng cá nhân).
Rõ ràng, tín dụng tăng trưởng mạnh những tháng đầu năm, song vẫn không đồng đều giữa các nhà băng. Mặt khác, các ngân hàng cũng khá thận trọng trong việc sàng lọc khách hàng để cho vay, kiểm soát chặt tín dụng, vì vậy, không phải khách hàng nào cũng có thể dễ dàng tiếp cận khoản vay.
Trước thực tế trên, TS. Cao Sĩ Kiêm, nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đưa ra nhận định, tín dụng đã mở, song chưa thông. Hiện chỉ có 30% doanh nghiệp nhỏ và vừa đủ tiêu chuẩn vay vốn ngân hàng, 70% doanh nghiệp vừa và nhỏ còn lại gặp khó khăn trong tiếp cận vốn, lúc vay được, lúc không, dẫn đến khó hoạch định được kế hoạch sản xuất - kinh doanh.
Nhưng nhìn chung, hoạt động cho vay của các ngân hàng đã được cải thiện đáng kể khi mặt bằng lãi suất giảm. Đánh giá về hoạt động tín dụng của ngành ngân hàng trong năm tới, TS. Nguyễn Văn Thuận, Trưởng Khoa tài chính - ngân hàng, Trường đại học Mở TP.HCM cho rằng, thị trường bất động sản ấm lên sẽ là điều kiện tốt để các ngân hàng tăng trưởng tín dụng, nhất là với tín dụng mua nhà, cũng như đẩy mạnh phát mãi tài sản, thu hồi nợ xấu.

-
CO-OPBank Khai trương Phòng giao dịch tại huyện Giồng Riềng tỉnh Kiên Giang -
Dòng tiền đầu tư sẽ chuyển hướng -
Giá vàng 12/12 lấy lại nhịp tăng, USD thấp nhất 4 tháng sau quyết định của Fed -
Ông Yutaka Moriwaki không còn là đại diện theo ủy quyền của Sumitomo Mitsui Banking tại Eximbank -
[Infographic] Fed giữ nguyên biên độ lãi suất 1,5 - 1,75% -
Tín dụng nhiều khả năng sẽ giảm dần -
Siết vốn ngoại vào trung gian thanh toán: Doanh nghiệp mong Ngân hàng Nhà nước "nghĩ lại"
-
Acecook Việt Nam đi đầu trong ngành hàng về cải tiến sản phẩm giảm nhựa
-
Dai-ichi Life Việt Nam được trao Chứng nhận về đóng góp bảo vệ môi trường và thúc đẩy tăng trưởng xanh bền vững
-
BUV công bố các Chương trình đào tạo mới từ Anh Quốc và Quỹ học bổng 2024 trị giá 87 tỷ đồng
-
Noventiq ra mắt công cụ AI thúc đẩy tăng trưởng kinh doanh cho doanh nghiệp
-
Bà Rịa-Vũng Tàu: Lợi thế phát triển công nghiệp khi sở hữu cảng nước sâu lớn nhất Việt Nam
-
Tiếp cận chất lượng và lâm sàng xuất sắc để chăm sóc tốt sức khỏe người dân