
-
Nhựa Pha Lê sắp chào bán riêng lẻ 20 triệu cổ phiếu với giá cao hơn thị trường
-
Vinaship lên kế hoạch thanh lý tàu Vinaship Sea đóng năm 1998
-
Sông Đà 11 huy động vốn lớn mở rộng mảng năng lượng
-
Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP.HCM sắp phát hành hơn 76,7 triệu cổ phiếu thưởng
-
Bầu Đức hé lộ khả năng lãi cao nhất lịch sử của Hoàng Anh Gia Lai -
Dự án quy mô 480 ha của Cao su Đồng Phú được chấp thuận đầu tư
![]() |
. |
Lộ diện “đại gia” vốn khủng
Trước khi tăng vốn, Công ty cổ phần Điện Gia Lai (mã GEG, sàn HoSE) có vốn điều lệ là 2.202 tỷ đồng, tương ứng 220,2 triệu cổ phiếu. Vốn điều lệ mới sau khi điều chỉnh sẽ là 2.711,75 tỷ đồng, tương ứng hơn 271 triệu cổ phiếu lưu hành.
Điện Gia Lai là doanh nghiệp có gần 30 năm đổi mới và phát triển, hiện sở hữu trực tiếp và gián tiếp 14 nhà máy thủy điện vừa và nhỏ, 2 nhà máy điện mặt trời với tổng công suất 168 MW. Tham vọng của doanh nghiệp này là đến năm 2025 trở thành tổ chức tư nhân dẫn đầu trong lĩnh vực năng lượng tái tạo tại Việt Nam.
Thời gian qua, Điện Gia Lai đã có những động thái đầu tư vào năng lượng sạch. Theo đó, hồi giữa năm 2020, Điện Gia Lai đã thành lập Công ty Năng lượng sạch Vi-Ja tại TP.HCM với vốn điều lệ 150 tỷ đồng, trong đó Điện Gia Lai góp 148,5 tỷ đồng, tương đương 99% vốn điều lệ. Năng lượng sạch Vi-Ja hoạt động sản xuất - kinh doanh điện từ năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng tái tạo mới (trừ truyền tải, điều độ hệ thống điện quốc gia và quản lý lưới điện phân phối, thủy điện đa mục tiêu, điện hạt nhân).
Đằng sau Điện Gia Lai là bóng dáng của các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Thành Thành Công. Cụ thể, Công ty cổ phần Đầu tư Thành Thành Công đang là cổ đông lớn, nắm giữ 10,92% cổ phần tại Điện Gia Lai. Tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông Điện Gia Lai, ông Đặng Văn Thành, Chủ tịch Thành Thành Công cho biết sẽ có định hướng cho Điện Gia Lai phát triển năng lượng tái tạo. Ngoài ra, cũng tại cuộc họp này, đại diện do Thành Thành Công đề cử là ông Tân Xuân Hiến và bà Phạm Thị Khuê đã được bầu vào Hội đồng Quản trị Điện Gia Lai.
Mới đây, Công ty cổ phần Thành Thành Công Biên Hòa đã hoàn tất mua vào 10 triệu cổ phiếu GEG của Điện Gia Lai. Sau giao dịch, Thành Thành Công Biên Hòa nâng lượng sở hữu cổ phiếu GEG từ hơn 9,82 triệu cổ phiếu (tỷ lệ 3,62%) lên hơn 19,82 triệu cổ phiếu (tỷ lệ 7,31%) và trở thành cổ đông lớn.
Gánh nặng chi phí tài chính
Việc mở rộng quy mô vốn giúp doanh nghiệp có thể có nhiều thuận lợi hơn khi ký kết hợp đồng với các đối tác và vay vốn phục vụ kinh doanh. Tuy nhiên, với quy mô vốn mới, áp lực duy trì chỉ số thu nhập trên cổ phiếu (EPS) sẽ gia tăng. Cụ thể, tốc độ gia tăng lợi nhuận để tương xứng với tốc độ tăng vốn cũng là thử thách trong thời gian tới khi bức tranh kinh doanh của Điện Gia Lai không có gì nổi bật trong trong 9 tháng đầu năm nay.
Ngoài ra, Công ty còn có một số khoản vay trái phiếu gồm 255 tỷ đồng trái phiếu Vietcombank, 200 tỷ đồng trái phiếu Bản Việt...
Quý III/2020, Điện Gia Lai đạt doanh thu thuần 354 tỷ đồng, doanh thu thuần lũy kế 9 tháng đạt 958,8 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế quý III/2020 đạt 64 tỷ đồng, có nhỉnh hơn so với kết quả 59,7 tỷ đồng cùng kỳ năm trước, nhưng lợi nhuận sau thuế lũy kế 9 tháng đạt 205,6 tỷ đồng, giảm nhẹ so với 216,9 tỷ đồng của 9 tháng năm 2019. Theo đó, chỉ số EPS đã giảm còn 884 đồng/cổ phiếu so với 866 đồng/cổ phiếu của cùng kỳ năm trước.
Trong khi đó, vốn điều lệ sắp tới của Điện Gia Lai sẽ tăng 22,6%, đồng nghĩa với lợi nhuận sau thuế của Công ty trong năm tới cũng phải tăng với tỷ lệ tương ứng, thì doanh nghiệp mới duy trì được chỉ số EPS như mức hiện tại.
Đây sẽ là một thách thức với Điện Gia Lai, nhất là trong bối cảnh gánh nặng chi phí tài chính của doanh nghiệp này đang khá lớn. Chí phí tài chính đang có xu hướng tăng mạnh, với chi phí tài chính trong quý III/2020 tăng lên 102,2 tỷ đồng (cùng kỳ năm trước là 78,2 tỷ đồng); chí phí tài chính 9 tháng tăng từ 168,8 tỷ đồng cùng kỳ năm trước lên 279,4 tỷ đồng trong 9 tháng năm nay.
Việc Công ty phải gánh các khoản chi phí tài chính lớn cũng không quá khó hiểu khi nhìn vào quy mô nợ. Tại thời điểm ngày 30/9/2020, Điện Gia Lai có tổng nợ phải trả là 4.330,9 tỷ đồng, lớn gấp gần 1,6 lần so với vốn chủ sở hữu. Vay nợ của Điện Gia Lai nằm chủ yếu ở vay dài hạn, với riêng vay và nợ thuê tài chính dài hạn của công ty này lên tới 3.177,5 tỷ đồng.

-
Bầu Đức hé lộ khả năng lãi cao nhất lịch sử của Hoàng Anh Gia Lai -
Dự án quy mô 480 ha của Cao su Đồng Phú được chấp thuận đầu tư -
Nam Việt lên kế hoạch với nhiều tham vọng -
Đức Long Gia Lai gần 8 năm chưa trả hết nợ trái phiếu -
Vinaconex muốn bán toàn bộ 51% vốn tại Vinaconex ITC -
Công ty chứng khoán tăng vốn để tìm động lực cạnh tranh và phát triển -
Cảng Phước An: Cổ đông đề nghị trả cổ tức, minh bạch giao dịch với bên liên quan
-
Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG
-
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ quốc tế Vietcombank JCB
-
Ngân hàng ngoại khuấy động thị trường bất động sản bằng chiến lược "cam kết dài hạn"
-
Acecook Việt Nam công bố chiến lược phát triển mới
-
Tập đoàn AEON chính thức ra mắt Chương trình Điểm thành viên “WAON POINT”
-
OBC Holdings ra mắt thị trường với dự án A&K Tower