Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 27 tháng 04 năm 2024,
Tạo sân chơi cho công nghệ sinh học
Đinh Thuỷ - 11/08/2014 13:49
 
Cần tạo ra sân chơi công bằng cho công nghệ sinh học trong lĩnh vực nông nghiệp và sản xuất thực phẩm.
TIN LIÊN QUAN
TIN LIÊN QUAN
Công nghệ sinh học sẽ giúp cải thiện dinh dưỡng
Giám đốc kinh doanh nhận lương 161 triệu/tháng
Belarus nghiên cứu đầu tư sản xuất phân bón tại Phú Yên
  Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực nông nghiệp  
  Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực nông nghiệp  

Công nghệ sinh học (CNSH) đang được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực y tế, môi trường công nghiệp và nông nghiệp. Dù đang được chấp nhận và ứng dụng rộng rãi trong hai ngành y tế và môi trường công nghiệp nhưng theo TS Cathy Enright, Phó giám đốc điều hành về lĩnh vực Nông nghiệp và Thực phẩm tại Tổ chức Công nghiệp Công nghệ Sinh học (BIO), việc chấp nhận CNSH trong ngành nông nghiệp thì lại không dễ dàng như vậy.

TS Enright đã đưa ra nhận định này tại hội nghị thượng đỉnh Công nghiệp Sinh học mới được tổ chức ở thành phố Fargo do Red River Valley Research Corridor và Khoa Nông nghiệp và Công nghệ Hệ thống Sinh học trường Đại học Bang North Dakota tài trợ.

Đầu tiên, khi đề cập đến thành tựu của công nghệ sinh học trong hai lĩnh vực đầu tiên, TS Enright nhấn mạnh ngành y tế đã ứng dụng công nghệ sinh học cách đây khoảng 35 năm và hiện nay rất nhiều những dược phẩm phổ biến như insulin ở người, hooc môn tăng trưởng ở người, các loại vắc-xin và kháng sinh đều đã được biến đổi gen. Bà cũng cho biết thêm “không hề có bất kỳ tranh cãi nào xung quanh việc ứng dụng và sử dụng những chế phẩm sinh học này”.

Ngay cả trong lĩnh vực môi trường công nghiệp, TS Enright cũng nhận thấy không có nhiều tranh cãi liên quan tới các tiến bộ về sử dụng kỹ thuật di truyền trong chế tạo nhiên liệu sinh học và nhựa sinh học đang sử dụng trong việc xây dựng các tòa nhà và cơ sở hạ tầng.

TS Enright cho hay “Thế nhưng thật không may, lĩnh vực nông nghiệp và thực phẩm mà tôi đang hoạt động lại đang gặp phải rất nhiều khó khăn” . Xét về khía cạnh kinh doanh thì mọi chuyện có vẻ khả quan nhưng mặt khác việc chấp nhận CNSH trong ngành nông nghiệp dường đang ngày càng gặp nhiều trở ngại hơn.

TS Enright cho biết thêm “Xét trên quan điểm kinh doanh thì mọi chuyện đang khá suôn sẻ. Năm 2013, 18 triệu nông dân thuộc 27 quốc gia khác nhau đã canh tác cây trồng CNSH (cây trồng biến đổi gen) trên diện tích đất lên tới khoảng 400 triệu mẫu. Phần lớn họ đều là những nông dân nghèo tài nguyên, canh tác với quy mô nhỏ  ở các quốc gia đang phát triển”. 

“Nhờ vào việc canh tác cây trồng CNSH, những nông dân này đang tạo thu nhập cho gia đình mình như những gì mà nông dân Hoa Kỳ đã làm được”.

TS Enright cho biết, thói quen canh tác của nông dân cũng đang giúp giảm thiểu những tác động đến môi trường nếu họ sử dụng hạt giống CNSH. Từ năm 1996, lượng thuốc trừ sâu được sử dụng đã giảm tới 500 triệu kg. Lượng khí CO2 phát thải cũng giảm đi nhờ việc tiết giảm lượng nhiên liệu hóa thạch sử dụng cho các loại máy kéo - con số này tương đương với việc ngừng sử dụng 12 triệu ô tô mỗi năm. 

TS. Enright nhận định “Đó là những kết quả mà ngành nông nghiệp mang lại. Chúng ta nên tự hào và quảng bá những thành tựu đã đạt được nhiều hơn. Nếu chúng ta không đề cập đến những gì chúng ta làm thì ta sẽ không được hưởng các công nghệ và tiến bộ mình tạo ra”.

TS. Enright cho biết trong những năm gần đây, cộng đồng những người phản đối sử dụng công nghệ sinh học trong ngành thực phẩm và nông nghiệp hoạt động ngày càng tích cực với hy vọng sẽ dùng các công cụ pháp lý để ngăn chặn việc ứng dụng công nghệ sinh học trong những lĩnh vực này. Mục tiêu của các nhà hoạt động đó là khiến người tiêu dùng thấy sợ hãi, từ đó họ sẽ kiến nghị với các nhà hoạch định chính sách và các nhà hoạch định chính sách sẽ không còn cách nào khác là phải tiếp thu ý kiến của cử tri của mình. 

TS Enright cho biết “hoạt động của cộng đồng phản đối công nghệ sinh học đã khiến niềm tin đối với công nghệ này bị suy giảm trên cả nước. Một trong số kết quả họ đạt được đó là đề xuất sáng kiến lập pháp quy định bắt buộc dán nhãn các thực phẩm biến đổi gen. Năm nay đã có hơn 30 bang và gần 100 dự luật được đệ trình lên cơ quan lập pháp bang trên cả nước”.  

TS Enright gọi phong trào phản đối công nghệ sinh học là một “ngành công nghiệp” bởi hiện có khoảng 300 tổ chức đã liên kết lại với nhau để hiện thực hóa mục tiêu của mình. Một trong số đó là thông qua luật về dán nhãn tại thật nhiều bang để từ đó gây sức ép khiến chính phủ liên bang phải dần dần áp dụng các chính sách hạn chế kỹ thuật biến đổi gen trên thực phẩm.   

Một số những nỗ lực này đang dần đem lại kết quả. TS. Enright đưa ra hai ví dụ về việc các công ty bắt đầu quảng cáo rằng sản phẩm của họ được chế biến từ các sản phẩm không biến đổi gen. Công ty General Mills and Post Foods gần đây tuyên bố họ chuẩn bị thay đổi công thức sản phẩm ngũ cốc Cheerios và Grape Nuts theo hướng sử dụng các sản phẩm không biến đổi gen.  

Hoạt động phát triển giống bị ảnh hưởng

Theo bà Enright, một tác động nữa mà tâm lý sợ thực phẩm công nghệ sinh học gây ra đó là thời gian kiểm tra các loại hạt giống công nghệ sinh học mới trước khi những hạt giống này được chuyển tới tay nông dân Hoa Kỳ ngày càng kéo dài.

Bà cho biết tại Hoa Kỳ, khoảng thời gian từ khi một công ty đệ đơn công bố một hạt giống công nghệ sinh học mới cho đến khi công ty này được phép bán hạt giống đó cho người nông dân đã tăng đáng kể trong vòng sáu năm qua. Trong khi đó, khoảng thời gian này đã được cắt giảm tại các quốc gia như Ác-hen-ti-na và Bra-xin.

TS Enright cho biết “điều này cũng đồng nghĩa với việc năm nay, người nông dân tại Ác-hen-ti-na, Canađa và Bra-xin đã sở hữu những loại hạt giống mà nông dân tại Hoa Kỳ không thể tiếp cận. Chúng ta phải thay đổi thực trạng này. Điều này không có lợi cho việc cạnh tranh, cho vai trò đi đầu của ngành nông nghiệp và cho hoạt động sáng tạo tại Hoa Kỳ”.

Đấu tranh chống lại chiến dịch phản đối sinh vật biến đổi gen (GMO)

TS Enright đưa ra ba thành tố nằm trong chiến lược thay đổi quan niệm về việc sử dụng sinh vật biến đổi gen trong sản xuất thực phẩm. Thành tố đầu tiên đó là truyền thông và giáo dục; thứ hai là sử dụng một phương tiện lập pháp liên bang nhằm đưa cộng đồng GMO vượt qua những thách thức đến từ từng bang; và thứ ba đó là không ngừng bảo vệ quyền lợi của chủ sở hữu.

Về giáo dục và truyền thông, TS. Enright giới thiệu trang web gmoanswers.com,  đây là trang web do Tổ chức Công nghiệp Công nghệ Sinh học xây dựng nhằm cung cấp các thông tin toàn diện về GMO đến những người quan tâm.

Bà Enright cho biết “Trọng tâm của Sáng kiến Giải đáp GMO là mục hỏi đáp về GMO và về công ty của chúng tôi. Trang web này đã hoạt động được khoảng 8 tháng và tính tới thời điểm cuối tháng 3 chúng tôi đã nhận được 703 câu hỏi và đã giải đáp toàn bộ những câu hỏi này. Trong tháng 3, chúng tôi có đến 62.000 lượt khách ghé thăm, tìm hiểu và họ không chỉ truy cập trang web trong 30 giây mà là tận 5 phút”.

Các câu hỏi được giải đáp bởi một nhóm gồm 70 chuyên gia độc lập thuộc bên thứ ba, họ không được trả lương mà chỉ làm việc trên tinh thần tự nguyện.

TS Enright cho biết “Điều tôi muốn nhắn nhủ đến tất cả các bạn hôm nay đó là chúng ta hãy quảng bá về những tiến bộ công nghệ đã đạt được. Hãy dành thời gian để chia sẻ về công nghệ biến đổi gen, tại sao bạn lại sử dụng công nghệ này và chúng đem lại lợi ích gì cho chúng ta”.

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư