-
Cùng Biwase hướng tới cuộc sống xanh - sạch -
Intimex Group tiên phong chuyển đổi số, chuyển đổi xanh và phát triển bền vững -
Phát triển bền vững với Cụm liên kết ngành Khu công nghiệp & Logistics -
Quản lý khoáng sản hiệu quả hơn nhờ luật mới và chính sách cải cách -
Quảng Ninh thúc đẩy phát triển kinh tế di sản -
“Xây Tết 2025” tặng quà cho công nhân tại Hưng Yên
Các cán bộ điều hành, kỹ sư, kỹ thuật viên và công nhân thi công Tập đoàn Đèo Cả họp giao ca đầu ca sáng thi công hầm Núi Vung thuộc Dự án xây dựng đường cao tốc Bắc - Nam phía Đông, đoạn cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo |
Là doanh nghiệp định hướng phát triển bền vững mà ở đó, con người là yếu tố then chốt làm nên thành công, việc tuyển dụng nhân sự luôn được Tập đoàn Đèo Cả - doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực đầu tư, thi công các công trình hạ tầng giao thông luôn chú trọng để đáp ứng sự phát triển của tổ chức.
Lấy con người làm gốc
Chỉ tính riêng từ đầu năm 2023 đến nay, với khối lượng công việc tiếp tục tăng mạnh đến từ các dự án thuộc cao tốc Bắc - Nam như Quảng Ngãi - Hoài Nhơn, Cam Lâm - Vĩnh Hảo, Chí Thạnh - Vân Phong hay những công trình hầm xuyên núi đã tăng tốc hoàn thành trong năm là hầm Thung Thi, hầm Trường Vinh cùng nhiều dự án trọng điểm tại các địa phương, Tập đoàn Đèo Cả đã tăng cường đội ngũ nhân sự, tạo công ăn việc làm thêm cho 2.874 người lao động trong đó bao gồm 280 nhân sự khối văn phòng và gần 2.594 nhân sự khối công trường, hiện trường dự án. Trong đó, tại các công trình Đèo Cả thực hiện, việc sử dụng lao động địa phương luôn được ưu tiên, góp phần giải quyết việc làm, an sinh xã hội tại địa phương.
Cũng trong năm 2023, Tập đoàn Đèo Cả đã thiết lập và tăng cường quan hệ hợp tác với Trường Đại học GTVT TP.HCM, Trường Đại học Xây dựng miền Trung, Trường Đại học Quy Nhơn, Trường Cao đẳng Giao thông vận tải Trung ương V, Trường Cao đẳng Giao thông vận tải đường bộ… Sinh viên, học viên ở các đơn vị đào tạo này được tạo điều kiện để tiếp cận môi trường làm việc thực tế và nếu phù hợp có thể “đầu quân” cho Đèo Cả.
Bên cạnh công tác tuyển dụng, hoạt động đào tạo cũng được người đứng đầu Tập đoàn này là Chủ tịch Hồ Minh Hoàng chú trọng đẩy mạnh, tạo cơ hội cho đội ngũ CBNV nâng cao trình độ, kinh nghiệm chuyên môn, kỹ năng “thực chiến”. Tiêu biểu phải kể đến là lớp thạc sĩ điều hành cao cấp tại Trường Kinh tế quốc dân dành cho hơn 30 nhân lực chủ chốt của Đèo Cả vừa tốt nghiệp đầu năm 2023.
Cụ thể, trong tháng 9/2023, Trường Đại học GTVT TP.HCM phối hợp với Tập đoàn Đèo Cả thành lập Viện Nghiên cứu - Đào tạo Đèo Cả, hướng tới đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành giao thông vận tải, nghiên cứu khoa học và ứng dụng - tư vấn - chuyển giao công nghệ thực hiện các dự án. Trước đó, từ tháng 4, Trung tâm Huấn luyện thực hành Đèo Cả được khánh thành, phục vụ mục tiêu đào tạo, tập huấn cho nhân lực Tập đoàn và các công ty thành viên.
Tập đoàn Đèo Cả xác định con người và văn hoá là những thứ không thể vay mượn mà tự doanh nghiệp phải tự xây dựng và phát triển. Chính vì vậy, Tập đoàn Đèo Cả đã có chiến lược đào tạo phát triển toàn tiện. Ở cấp lãnh đạo, Tập đoàn quy hoạch, luân chuyển, thử thách, tổ chức đào tạo cấp quản lý: thạc sĩ, tiến sĩ.
“Ngay như bản thân tôi và các anh em trong Ban điều hành cũng là sản phẩm của quá trình đào tạo phát triển này. Chúng tôi đã trải qua các vai trò như thư ký, trợ lý, lãnh đạo các bộ phận chuyên môn, cấp điều hành. Chúng tôi được đào tạo bài bản qua các lớp chương trình thạc sĩ điều hành, các chương trình đào tạo khác. Trong năm 2023, tôi và các anh em điều hành khác đã tốt nghiệp, hoàn thành lớp thạc sĩ điều hành cao cấp tại Trường Kinh tế quốc dân”, ông Nam chia sẻ.
Ở cấp các ban chuyên môn, việc đào tạo nhằm đúc kết kinh nghiệm, bài học từ các dự án mà Tập đoàn đã triển khai thành các bài giảng, để phổ biến cho các dự án mới.
Đặc biệt, đào tạo tay nghề để người lao động đặc biệt là công nhân trên các công trường được trang bị kỹ năng sống, nâng cao tay nghề. Đồng thời chúng tôi tổ chức các cuộc thi để tìm kiếm tay nghề giỏi để người lao động có cơ hội phát triển chuyên môn, tạo ra không khí lao động thi đua trên công trường.
Đào tạo văn hoá nhằm tan toả văn hoá, giúp cho người lao động có chung nhận thức, hành động hướng đến mục tiêu chung của Tập đoàn.
“Qua việc đào tạo, đến nay Tập đoàn đã chủ động xây dựng được đội ngũ nhân lực từ cấp chuyên môn đến cấp quản lý, người lao động kỹ sư công nhân có trình độ, chuyên môn thích ứng kịp với sự phát triển, khối lượng tăng trưởng đột biến của ngành giao thông trong thời gian qua và chiến lược phát triển bền vững của Tập đoàn”, lãnh đạo Tập đoàn Đèo Cả chia sẻ.
Công tác đào tạo nội bộ cũng được xây dựng thường xuyên dựa trên kết quả khảo sát, đánh giá về thế mạnh, tồn tại, nhu cầu của từng dự án, đơn vị, bộ phận chuyên môn. Qua đây có thể thấy, người lao động “đầu quân” và gắn bó tại Tập đoàn Đèo Cả không chỉ có thu nhập và các chế độ đãi ngộ ổn định, mà về lâu dài còn có cơ hội được củng cố kiến thức, tay nghề và nâng cao hiệu quả công việc, phát triển năng lực nghề nghiệp cho chính bản thân mình.
Các chương trình đạo tạo của Tập đoàn rất thiết thực. Bên cạnh bổ túc kiến thức chuyên môn cho từng bộ phận, cán bộ nhân viên cũng thường xuyên được chia sẻ về văn hoá doanh nghiệp để người lao động có thể hiểu rõ nhiều hơn về công ty, tạo động lực lao động và gắn bó.
Anh Cao Tấn Lực – Kỹ thuật hiện trường Gói XL08 dự án Cam Lâm – Vĩnh Hảo cho biết là các chương trình đạo tạo của Tập đoàn rất thiết thực. Bên cạnh bổ túc kiến thức chuyên môn cho từng bộ phận, cán bộ nhân viên cũng thường xuyên được chia sẻ về văn hoá doanh nghiệp để người lao động có thể hiểu rõ nhiều hơn về công ty, tạo động lực lao động và gắn bó.
“Tôi đã vào Tập đoàn Đèo Cả từ năm 2017, đến nay đã được gần 8 năm và xác định sẽ gắn bó lâu dài với Tập đoàn. Trước mắt, khi hoàn thành nhiệm vụ tại Dự án Cam Lâm – Vĩnh Hảo tôi sẽ tiếp tục các dự án khác theo sự điều động của Ban điều hành”, anh Cao Tấn Lực chia sẻ.
Bữa cơm trưa trên công trường của công nhân Tập đoàn Đèo Cả. |
Không ai bị bỏ lại phía sau
Còn một lý do quan trọng khác khiến người lao động gắn bó với Tập đoàn Đèo Cả, thậm chí có công nhân kỹ thuật gắn bó cả chục năm là việc doanh nghiệp xây dựng hạ tầng giao thông hàng đầu Việt Nam đã luôn quan tâm, tạo điều kiện ăn ở tốt nhất cho người lao động trên công trường, kể cả những công trường vùng sâu vùng xa.
Ông Ngọ Trường Nam, Tổng giám đốc Tập đoàn Đèo Cả cho biết, Tập đoàn đã nhận thức rõ con người là yếu tố quan trọng trong sự phát triển của doanh nghiệp và xã hội. Để đảm bảo an sinh xã hội cho những người lao động các cấp chúng tôi tập trung:
“Chúng tôi đã thay đổi khái niệm “lán trại hiện trường” thành “văn phòng, nhà ở hiện trường” với cơ sở vật chất trang thiết bị tốt nhất. Những điều kiện này không chỉ dành cho các cấp quản lý mà từng công nhân cũng được chăm lo, đảm bảo nơi ăn chốn nghỉ đàng hoàng (có điều hoà, nước nóng, bếp ăn tập thể, khu thể thao) nhằm đảm bảo điều kiện làm việc, sinh hoạt tốt nhất cho người lao động, giúp tái tạo sức lao động, tăng hiệu suất làm việc”, ông Nam cho biết.
Theo anh Cao Tấn Lực, không chỉ riêng anh mà tất cả anh em lao động tại Tập đoàn Đèo Cả đều cảm nhận rằng chế độ đãi ngộ và nơi ăn ở tốt hơn những công ty cũ. Để các anh em kỹ thuật, công nhân có sức khoẻ và có thời gian thoải mái sau giờ làm việc trên công trường, việc ăn, nghỉ, vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh khu ở làm việc rất được công ty chú trọng.
Bên cạnh đó, Tập đoàn Đèo Cả còn cung cấp các chính sách phúc lợi như bảo hiểm y tế, bảo hiểm tai nạn, bảo hiểm xã hội, các chế độ nghỉ phép phù hợp. Thường xuyên kiểm tra khám sức khoẻ định kỳ để đảm bảo sức khỏe và an toàn cho nhân viên. Chăm lo đời sống, đưa đón CBCNV trong các ngày nghỉ, ngày Lễ, Tết. Tập đoàn cũng tổ chức các hoạt động văn hoá, văn nghệ, các cuộc thi giúp đời sống tinh thần của người lao động phong phú hơn.
Anh Trần Văn Thức - Nhân viên lái máy ủi tại Gói thầu XL02 dự án Cao tốc Quảng Ngãi - Hoài Nhơn chia sẻ: Những ngày Tết, anh em ở lại công trường làm việc với tinh thần rất phấn khởi vì được lãnh đạo quan tâm, hỏi thăm rất nhiều. Đặc biệt còn được lì xì và cùng nhau gói bánh chưng, ăn bánh trà và hàn huyên ngày Tết. Suất ăn những ngày này cũng phong phú các món mang hương vị ngày Tết và khẩu phần cũng tăng lên giúp chúng tôi vơi đi nỗi nhớ nhà.
Đặc biệt, trong suốt quá trình làm việc ở đây, anh Thức và mọi người được đào tạo rất nhiều, trong đó đào tạo an toàn lao động được ban điều hành chú trọng. Và sau mỗi đợt đều cấp chứng chỉ, nhờ đó mà anh em công nhân dạn dĩ, tự tin hơn trong công việc
Chính những điều này đã khiến người lao động coi Tập đoàn Đèo Cả yên tâm công tác, coi Đèo Cả như một mái ấm thứ hai của mình.
Trên thực tế, ở Tập đoàn Đèo Cả, dù trong hoàn cảnh khó khăn, công việc ổn định cùng các chế độ, chính sách đãi ngộ dành cho người lao động luôn được đảm bảo.
Đặc thù hoạt động đầu tư, xây dựng các dự án công trình giao thông, không phải lúc nào mọi công việc cũng trôi chảy thuận lợi. Khi là khó về cơ chế chính sách, khi là bởi vấn đề nguyên vật liệu, giải phóng mặt bằng, khi là do thời tiết không ủng hộ… cản trở hoạt động thi công.
Thay vì để người lao động tạm nghỉ, cắt giảm lương chờ khó khăn qua đi, Tập đoàn Đèo Cả luôn chủ động khắc phục vượt khó, bố trí công việc phù hợp cho người lao động. Không chỉ là để đảm bảo tiến độ dự án, mà bởi ban lãnh đạo Tập đoàn luôn ý thức về việc gánh trên vai là kế sinh nhai của hàng trăm, hàng ngàn lao động dự án.
Còn nhớ giai đoạn đại dịch Covid-19 hoành hành khiến nền kinh tế chao đảo, mọi hoạt động sản xuất kinh tế trong nước và quốc tế bị xáo trộn, thì guồng máy của doanh nghiệp này vẫn luôn được ban lãnh đạo nỗ lực vận hành.
Theo ông Nam, chế độ trả lương của Tập đoàn đã hình thành một văn hoá “không bao giờ nợ” hay “chậm lương” ngay cả những lúc khó khăn nhất như dịch Covid.
Đây là điều mà ít có doanh nghiệp giao thông nào làm được bởi đặc thù hoạt động đầu tư, xây dựng dự án công trình giao thông, gặp nhiều khó khăn về cơ chế chính sách, nguyên vật liệu, giải phóng mặt bằng, thời tiết.
“Thay vì để người lao động tạm nghỉ cắt giảm lương thì chúng tôi luôn chủ động khắc phục, bố trí công việc phù hợp cho người lao động. Nhiều giải pháp được thực hiện để đảm bảo thu nhập cho người lao động, mục tiêu là “không ai bị bỏ lại phía sau", các quỹ tài chính luôn được dự phòng để doanh nghiệp quản trị rủi ro, ưu tiên hàng đầu là chế độ cho người lao động. “Nợ lương" hay “cắt giảm lương là những điều chưa từng có trong hệ thống Đèo Cả”, lãnh đạo Tập đoàn Đèo Cả khẳng định.
Một lớp đào tạo kỹ năng quản lý, điều hành cho các cán bộ quản lý do Tập đoàn Đèo Cả tổ chức. |
Rộng cửa chào đón người lao động mới
Năm 2024, với những nhiệm vụ mới mà Đèo Cả tiếp tục được Nhà nước, các địa phương tin tưởng giao phó, nhu cầu tuyển dụng lao động tại Tập đoàn giao thông này dự kiến lên đến hơn 3.000 lao động trên khắp mọi miền đất nước.
Bên cạnh tuyển dụng, các hoạt động đào tạo sẽ tiếp tục được đẩy mạnh nhằm tạo điều kiện cho CBCNV tiếp cận tri thức mới và vận dụng vào thực tiễn công việc, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Có thể nói, Đèo Cả không chỉ là một môi trường doanh nghiệp lý tưởng để làm việc, đây còn là nơi góp phần “tôi luyện” những thế hệ nhân tài “thực chiến” cho đất nước.
Dư địa phát triển ngành giao thông ở Việt Nam còn rất lớn, không chỉ ở lĩnh vực đường bộ, phát triển đường sắt đang được Nhà nước chú trọng quan tâm, định hướng triển khai trong giai đoạn tới. Trong bối cảnh đó, Tập đoàn Đèo Cả định hướng phát triển mạnh mẽ cả về quy mô doanh nghiệp và các sản phẩm thực mang giá trị thực cho đất nước, mở rộng hoạt động sang lĩnh vực đường sắt, tăng cường hợp tác, tiếp cận và cải tiến khao học công nghệ để đón đầu xu thế.
Song hành với công cuộc phát triển nước nhà thông qua các công trình hạ tầng giao thông, chúng ta còn nhìn thấy ở doanh nghiệp này là tinh thần trách nhiệm xã hội, mà minh chứng rõ ràng nhất chính là tạo công ăn việc làm với chế độ đãi ngộ xứng đáng, tạo cơ hội để người lao động phát triển chuyên môn nghiệp vụ và gắn bó đồng hành cùng tổ chức. Đây cũng chính góp phần vào phát triển kinh tế, an sinh xã hội, mang lại cuộc sống an toàn, sung túc cho con người đất nước Việt Nam.
Theo ông Ngọ Trường Nam, để vươn tầm quốc tế thì đội ngũ nhân sự phải có tầm quốc tế. Để làm được điều đó Tập đoàn Đèo Cả đã có sự hợp tác với nhiều doanh nghiệp, trường đào tạo trên thế giới nhằm thu hút các chuyên gia cùng hợp tác, đào tạo. Qua đó nâng cao trình độ nhân sự của Tập đoàn.
Hiện nay có những nhân sự được Tập đoàn Đèo Cả trả lương lên đến 15.000USD/ tháng để cùng đồng hành để triển khai các nhiệm vụ hướng đến mục tiêu vươn tầm quốc tế.
Ông Siah Chee Seng – một nhân sự nước ngoài đang làm việc cho Tập đoàn Đèo Cả cho biết, ông đã có trên 30 năm làm việc trong lĩnh vực xây dựng cầu đường, phần lớn trong đó là làm việc với các nhà thầu nước ngoài như Pháp, Nhật. Năm 2022 đi qua hầm Đèo Cả, khi đó vị chuyên gia này đã có ấn tượng khi biết rằng đây là dự án do một công ty Việt Nam đảm nhiệm hoàn toàn.
Từ đó vị chuyên gia này quan tâm đến tên Đèo Cả và dần dần biết rằng Đèo Cả không chỉ làm hầm mà còn là nhà đầu tư và tổng thầu nhiều dự án giao thông quan trọng khác. Sau này khi có dịp gặp gỡ Chủ tịch Tập đoàn Đèo Cả Hồ Minh Hoàng, vị chuyên gia này đã rất thích cách ông Hoàng chia sẻ về kế hoạch và tầm nhìn của ông để Đèo Cả tham gia các dự án lớn, đặc biệt là các dự án đòi hỏi công nghệ thi công hiện đại như cầu có khẩu độ lớn, cầu dây văng v.v.
Ông Siah Chee Seng cũng đặc biệt đồng ý với quan điểm “Nghĩ khác biệt, tạo cách biệt” của ông Hoàng, vì đây là cách để đưa Đèo Cả vượt hẳn lên nhà đầu tư và tổng thầu hạ tầng giao thông hàng đầu Việt Nam và cạnh tranh tại thị trường nước ngoài.
Vì vậy khi Chủ tịch Hoàng muốn ông tham gia và trở thành một phần trong kế hoạch tương lai của Đèo Cả, ông Siah Chee Seng đã nhanh chóng nhận lời.
“Tôi cũng rất thích môi trường làm việc cởi mở của Đèo Cả, đội ngũ lãnh đạo trẻ rất có năng lực, các kỹ sư nhiệt huyết, chế độ phúc lợi tốt. Tôi tin rằng đội ngũ này sẽ thực hiện thành công tầm nhìn mà Chủ tịch Hoàng đề ra”, ông Siah Chee Seng chia sẻ.
-
Phát triển bền vững với Cụm liên kết ngành Khu công nghiệp & Logistics -
Trái phiếu xanh, chứng chỉ carbon: Khuyến khích đầu tư bằng công cụ thuế -
Quản lý khoáng sản hiệu quả hơn nhờ luật mới và chính sách cải cách -
Quảng Ninh thúc đẩy phát triển kinh tế di sản -
“Xây Tết 2025” tặng quà cho công nhân tại Hưng Yên -
Phát động Giải Báo chí Phát triển Xanh lần thứ nhất -
Hệ thống lưu trữ năng lượng tại Vinpearl đi vào vận hành
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 23/12 -
2 Ngân hàng Nhà nước bán khoảng 2 tỷ USD can thiệp tỷ giá trước áp lực đồng USD mạnh -
3 Tạo cơ chế khác biệt để kích hoạt mở rộng cao tốc TP.HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận -
4 Nhà đầu tư ngoại gia nhập cuộc đua làm đường cao tốc TP.HCM - Mộc Bài -
5 Mặt bằng lãi suất duy trì mức thấp trong năm 2025?
- VPBank 5 năm liên tiếp được Mastercard vinh danh nhiều giải thưởng danh giá
- Beiersdorf Việt Nam được vinh danh “Nơi làm việc tốt nhất châu Á 2024”
- Công ty SAVISTA ký kết hợp tác với Hiệp hội Bất động sản Bình Dương
- Nhà đầu tư ngày càng chú trọng yếu tố pháp lý của dự án
- Vinamilk đồng hành cùng các đội Robotacon Việt Nam tỏa sáng tại đấu trường quốc tế
- Conic Boulevard bùng nổ giao dịch tại lễ mở bán