
-
Hải Phòng đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển công nghiệp công nghệ cao
-
Liên danh GELEXIMCO trúng thầu cao tốc Nam Định - Thái Bình vốn 19.784 tỷ đồng
-
Tầm nhìn chiến lược cho Trung tâm tài chính TP.HCM
-
TP.HCM đánh thức ”rồng xanh”
-
Hành trình từ vùng đất mới đến thành phố năng động nhất quốc gia -
Thủ tướng thúc tiến độ triển khai dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng
Theo kế hoạch, TAL sẽ xây dựng ở KCN Đại An một dự án dệt, may, với vốn đầu tư giai đoạn I khoảng 200 triệu USD, sau đó đầu tư tiếp 200 triệu USD nữa, thu hút khoảng 3.500 công nhân.
![]() | ||
TAL muốn xây dựng thêm nhà máy ở Việt Nam nhằm đón đầu cơ hội do Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) mang lại |
Trên thực tế, TAL đã công bố kế hoạch này từ giữa năm ngoái và đã tới nhiều địa phương để khảo sát, hòng tìm kiếm một địa điểm đặt nhà máy thích hợp, như Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Hà Nam… Tuy nhiên, địa điểm cuối cùng chưa được chốt.
Lãnh đạo tỉnh Hải Dương cũng đã yêu cầu TAL sớm hoàn thiện các báo cáo về quy mô đầu tư xây dựng nhà máy, công nghệ sản xuất, công nghệ xử lý nước thải… để tỉnh xem xét và có chủ trương cụ thể.
TAL đã có mặt tại Việt Nam từ năm 2004, với Nhà máy Dệt may Việt Mỹ (TAV Limited), được đặt tại KCN Phúc Khánh (tỉnh Thái Bình), với tổng vốn đầu tư 40 triệu USD. Là một tập đoàn dệt may lớn của Hồng Kông, TAL xuất khẩu tới 90% sản phẩm sang thị trường Mỹ, với các thương hiệu như Burberry, Brooks Brothers, Banana Republic, Tommy Hilfiger… Ở Mỹ, cứ 6 chiếc áo sơ mi được bán ra, thì có chiếc là do TAL sản xuất. Do vậy, TAL mong muốn xây dựng thêm nhà máy ở Việt Nam nhằm đón đầu cơ hội do Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) mang lại.
Khi Việt Nam gia nhập TPP, khi xuất khẩu hàng dệt may sang Mỹ, TAL sẽ được hưởng mức thuế suất 0%, thay vì 7% như hiện nay.
Không chỉ TAL, xu hướng gần đây, nhiều nhà đầu tư trong lĩnh vực dệt, may đã tìm đến Việt Nam như là một trong những địa điểm đầu tư hàng đầu, nhằm đón đầu cơ hội của TPP.
Mới đây nhất, Texhong (Hồng Kông) cũng đã nhận giấy chứng nhận đầu tư dự án sơ sợi 300 triệu USD nữa ở Quảng Ninh, sau một dự án 300 triệu USD khác đang hoạt động ổn định.
Giữa tháng 9/2014, Bình Dương cũng đã trao giấy chứng nhận đầu tư cho 37 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài, trong đó có dự án 120 triệu USD của Công ty TNHH liên doanh Nam Phương Textile. Đây cũng là dự án trong ngành dệt may, được thực hiện để chuẩn bị cho thời điểm Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) dự kiến sẽ được ký kết vào nữa đầu năm 2015.
Trong khi đó, Esquel Garment Manufacturing cũng đã quyết định tăng vốn đầu tư từ 25 triệu USD hiện tại lên 60 triệu USD để mở rộng nhà máy dệt may của mình ở Bình Dương.
Nguyên Đức
-
Hành trình từ vùng đất mới đến thành phố năng động nhất quốc gia -
Thủ tướng thúc tiến độ triển khai dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng -
Việt Nam sẽ đóng vai trò ngày càng quan trọng trên trường quốc tế -
Hải Dương đẩy nhanh giải phóng mặt bằng, tạo mặt bằng sạch cho các khu công nghiệp -
Huế: Hợp long cầu vượt cửa biển Thuận An -
Hà Nội quyết chi gần 12.000 tỷ đồng cho dự án cầu Ngọc Hồi -
Sôi động những công trường cao tốc “không nghỉ” lễ
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 3)
-
Chất lượng làm nên thương hiệu: Bí quyết phát triển sản phẩm của Orenda
-
Beyond Digital - Dấu ấn CMC tại sự kiện công nghệ lớn nhất Hàn Quốc
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 2)
-
Acecook Việt Nam và hành trình 30 năm phát triển cùng đất nước
-
Bệnh viện Thuận Mỹ ITO Đồng Nai, thành viên Tập đoàn y khoa Hoàn Mỹ được vinh danh Doanh nghiệp phát triển vững mạnh 2025