
-
Vinhomes lãi lớn trong quý I/2025 nhờ các dự án tại Hải Phòng và Hưng Yên
-
Ô tô TMT ghi nhận lãi tăng trong quý I/2025 nhờ tiết giảm chi phí
-
Động lực tăng trưởng mới của PVI
-
Thép SMC đột ngột điều chỉnh lỗ thành lãi năm 2024
-
Chứng khoán VIX lên kế hoạch lãi tham vọng 1.200 tỷ đồng trong năm 2025 -
Duy trì thế mạnh, Dược Bidiphar đặt mục tiêu doanh thu 2.000 tỷ đồng năm 2025
Công ty cổ phần Tập đoàn PAN (HSX: PAN) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý I/2023. Tình hình khó khăn chung của kinh tế thế giới và Việt Nam khiến kinh doanh của PAN kém khả quan.
Quý I/2023, doanh thu hợp nhất của Tập đoàn đạt 2.635 tỷ đồng giảm 12,9% so với cùng kỳ. Sự suy giảm về doanh thu đến từ khó khăn chung của nền kinh tế thế giới cũng như Việt Nam, nhu cầu tiêu dùng suy giảm tại một số mặt hàng ở các thị trường chủ lực của Tập đoàn như cá tra, tôm, hạt điều.
Lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 106 tỷ đồng, giảm gần 37% so với cùng kỳ. Nguyên nhân chính do trong cùng kỳ quý I/2022, PAN ghi nhận khoản lợi nhuận đến từ giao dịch chuyển nhượng tại nhà máy gần 74 tỷ đồng. Nếu so sánh riêng hoạt động kinh doanh cốt lõi, PAN vẫn ghi nhận tăng trưởng 13% về lợi nhuận sau thuế.
Mặc dù doanh thu giảm, nhưng Tập đoàn vẫn đạt tăng trưởng lợi nhuận từ các hoạt động kinh doanh chính. Nguyên nhân chủ yếu do việc đẩy mạnh khai thác vùng nuôi thủy sản mới để giảm giá vốn cũng như việc cải tiến, tối ưu hóa nhà xưởng, dây chuyền đã góp phần tăng hiệu quả kinh doanh tại các công ty thành viên.
Ở lĩnh vực nông nghiệp, các mảng giống cây trồng và nông dược, khử trùng vẫn duy trì được kết quả tương đương so với cùng kỳ năm ngoái, lần lượt mang về 1.100 tỷ đồng doanh thu và 91 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế.
Lĩnh vực thủy sản, mảng chế biến xuất khẩu tôm đạt 1.010 tỷ đồng doanh thu quý I/2023, giảm 24% so với cùng kỳ do nhu cầu suy giảm từ các thị trường xuất khẩu. Tuy nhiên lợi nhuận sau thuế của mảng này lại đạt 48,6 tỷ đồng, tăng gần 15% so với cùng kỳ.
Đây là kết quả rất tích cực trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế. Động lực chính đến từ sự hiệu quả của vùng nuôi tự chủ hàng trăm héc - ta và vẫn đang tiếp tục mở rộng, cũng như tối ưu hóa trong dây chuyền sản xuất giúp cho giá thành sản xuất giảm, gia tăng biên lợi nhuận thuần.
![]() |
Ở mảng cá tra, PAN đang chịu ảnh hưởng khá mạnh trong bối cảnh thị trường xuất khẩu cũng như điều kiện kinh doanh trong nước (nguồn cung và giá cá), dự kiến doanh thu giảm 3-5% và lợi nhuận trước thuế giảm từ 15% đến 20% so với năm 2022. |
Ở mảng cá tra xuất khẩu, doanh thu đạt 124 tỷ đồng, giảm 6,7% so với cùng kỳ. Tuy nhiên lợi nhuận sau thuế đạt 9,2 tỷ đồng, tăng mạnh tới 21% so với quý I/2022. Đây là kết quả kinh doanh rất khả quan so với bối cảnh chung của ngành.
Lý do đến từ lợi thế cạnh tranh của Tập đoàn khi thị trường xuất khẩu cá tra trọng tâm là Nhật Bản, các sản phẩm chủ yếu là chế biến sâu với giá trị gia tăng cao nên ít bị ảnh hưởng. Điểm tích cực trong quý I/2023 là chi phí vẩn tải xuất khẩu giảm đáng kể, qua đó lợi nhuận sau thuế của công ty tăng mạnh so với cùng kỳ.
Ở lĩnh vực thực phẩm đóng gói tiêu dùng, mảng bánh kẹo có doanh thu đạt 242 tỷ đồng, giảm 20% so với cùng kỳ do nhu cầu tiêu dùng vào dịp Tết nguyên đán sụt giảm tương đối mạnh so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế đạt mức 3 tỷ đồng, nếu loại trừ lợi nhuận từ giao dịch chuyển nhượng nhà máy tại quý I/2022, mảng bánh kẹo vẫn giữ được mức lợi nhuận sau thuế tương đương so với cùng kỳ. Mảng hạt, snack xuất khẩu cũng đạt kết quả kinh doanh tương đương so với cùng kỳ với doanh thu đạt 75 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 2,7 tỷ đồng.
Từ quý II và đặc biệt là 6 tháng cuối năm, với sự phục hồi dần của kinh tế thế giới theo dự báo của nhiều tổ chức quốc tế, cùng với sự chuẩn bị kỹ càng về nội lực, Tập đoàn kỳ vọng sẽ có những tăng trưởng bứt phá và hoàn thành kế hoạch đã được thông qua tại Đại hội đồng cổ đông vừa tổ chức ngày 26/4 vừa qua.
Theo đó, kế hoạch kinh doanh năm 2023 với doanh thu thuần 15.156 tỷ đồng và lãi ròng 402 tỷ đồng, lần lượt tăng 11% và 7% so với kết quả năm 2022. Kết thúc năm 2022, doanh thu của PAN đạt 13.655 tỷ đồng, tăng 48%. Kết quả, công ty báo lãi sau thuế 794 tỷ đồng, tương ứng tăng trưởng 55% so với năm 2021.
Theo PAN, năm 2023 được nhận định tương đối khó khăn, từ điều kiện kinh tế vĩ mô và sự sụt giảm sức cầu tiêu dùng có thể khiến các mảng kinh doanh của PAN gặp nhiều trở ngại. Vậy nên, tập đoàn xây dựng kế hoạch kinh doanh một cách thận trọng.

-
Thép SMC đột ngột điều chỉnh lỗ thành lãi năm 2024 -
ĐHĐCĐ FECON 2025: Tập trung vào dự án hạ tầng trọng điểm, nỗ lực bứt phá trong kỷ nguyên mới -
Chứng khoán VIX lên kế hoạch lãi tham vọng 1.200 tỷ đồng trong năm 2025 -
Duy trì thế mạnh, Dược Bidiphar đặt mục tiêu doanh thu 2.000 tỷ đồng năm 2025 -
Chủ tịch PSI chỉ ra 3 lợi thế, giữ tăng trưởng cao dù "chiếc áo" vốn chật chội -
ĐHĐCĐ Vietcombank: Mục tiêu lợi nhuận thận trọng, thương vụ bán 6,5% vốn vẫn chờ nhà đầu tư -
Doanh thu Hodeco tăng 16% trong quý I/2025 lên 98,97 tỷ đồng
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 3)
-
Chất lượng làm nên thương hiệu: Bí quyết phát triển sản phẩm của Orenda
-
Beyond Digital - Dấu ấn CMC tại sự kiện công nghệ lớn nhất Hàn Quốc
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 2)
-
Acecook Việt Nam và hành trình 30 năm phát triển cùng đất nước
-
Bệnh viện Thuận Mỹ ITO Đồng Nai, thành viên Tập đoàn y khoa Hoàn Mỹ được vinh danh Doanh nghiệp phát triển vững mạnh 2025