-
Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương: Cơ hội rộng mở cho nhà đầu tư -
350 tỷ đồng nâng cấp, sửa chữa hồ Kẻ Gỗ; Huy động hơn 39 tỷ USD làm 183 km metro -
Đề xuất thành lập Khu Kinh tế Ninh Cơ: Động lực tăng trưởng mới cho Nam Định -
Lấp khoảng trống hậu dự án BOT -
Vì sao trung tâm logistics tại TP.HCM chưa hấp dẫn nhà đầu tư? -
Động thái mới tại Dự án BOT Cảng hàng không Phan Thiết
Tập đoàn Trường Thành Việt Nam và Công ty TNHH BGrimm Power (Vương quốc Thái Lan) tổ chức lễ động thổ Nhà máy điện mặt trời Hòa Hội tại xã Hòa Hội, huyện Phú Hòa.
Dự án có công suất thiết kế 214,16MWp với tổng mức đầu tư trên 4.900 tỷ đồng, với diện tích khoảng 256 ha do Tập đoàn Trường Thành Việt Nam và Công ty TNHH BGrimm Power cùng làm chủ đầu tư. Trong đó, quy mô công suất giai đoạn 1 khoảng 80,31 MWp và giai đoạn 2 khoảng 133,85 MWp, công suất phát lên lưới khoảng 179,52 MW, sản lượng điện sản xuất khoảng 334.148 MWh/năm, điện bán lên lưới điện 220KV.
Dự kiến, dự án sẽ hoàn thiện và vận hành vào quý II/2019. Đây là dự án đã được Thủ tướng Chính phủ xác định là một trong những dự án trọng điểm trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030.
Ông Trần Hữu Thế, Phó chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên cho rằng, đây sẽ là một cột mốc quan trọng trong chương trình phát triển nguồn năng lượng mới của Phú Yên. Việc ưu tiên sử dụng năng lượng sạch thay thế các nguồn năng lượng truyền thống sẽ góp phần giảm thiểu tốc độ ô nhiễm môi trường, đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.
Phú Yên đang nổi lên như một địa phương thu hút mạnh mẽ các dự án điện mặt trời công suất lớn. Với điều kiện tự nhiên ưu đãi, có tiềm năng phát triển nguồn năng lượng xanh. Nhiều nhà đầu tư đang tiếp cận, nghiên cứu, khảo sát lập dự án khai thác các nguồn năng lượng tái tạo trên địa bàn tỉnh khiến hoạt động đầu tư diễn ra sôi động.
Để phục vụ các nhà đầu tư, mới đây UBND tỉnh Phú Yên đã công bố 14 điểm có tiềm năng phát triển dự án điện năng lượng mặt trời trên địa bàn nhằm thu hút mạnh mẽ hơn nguồn vốn đầu tư và tạo điều kiện thuận lợi các nhà đầu tư đến tiếp cận, nghiên cứu đầu tư dự án.
Theo đó, các địa điểm tiềm năng được triển khai tại tám huyện, thị xã, thành phố, trên các vùng đồi núi bằng phẳng, đất mặt nước chuyên dùng, đất lúa đã được quy hoạch thành khu công nghiệp đa ngành. Đất để triển khai các dự án có tổng diện tích gần 5.160 ha và công suất dự kiến đạt 3.541 MW.
-
Vì sao trung tâm logistics tại TP.HCM chưa hấp dẫn nhà đầu tư? -
Động thái mới tại Dự án BOT Cảng hàng không Phan Thiết -
Phấp phỏng chờ mặt bằng xây trạm dừng nghỉ cao tốc -
Xử lý kiến nghị của Geleximco về tháo gỡ thiếu hụt nguồn cát cho giao thông -
TP.HCM chốt 11 vị trí dọc các tuyến metro để phát triển mô hình TOD -
Quảng Ngãi xây dựng tiêu chí đấu thầu chọn nhà đầu tư dự án có sử dụng đất -
Lợi thế hạ tầng giao thông - động lực mới trên “chuyến tàu” logistics tại miền Trung
- Công ty TNHH Thiết bị Dầu khí Schoeller Bleckmann Việt Nam nhận Giải thưởng Doanh nghiệp Xuất sắc châu Á 2024
- C.P. Việt Nam tham gia hợp tác công tư thúc đẩy chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm
- THILOGI - trợ lực lớn cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu
- Chứng khoán Nhất Việt nhận giải “Doanh nghiệp xuất sắc” tại Giải thưởng Doanh nghiệp châu Á 2024
- Đa dạng mô hình kinh doanh hấp dẫn tại Yên Bình New Horizon
- Bà Ngô Thu Hà được vinh danh là Doanh nhân xuất sắc châu Á 2024