
-
Nhựa Pha Lê sắp chào bán riêng lẻ 20 triệu cổ phiếu với giá cao hơn thị trường
-
Vinaship lên kế hoạch thanh lý tàu Vinaship Sea đóng năm 1998
-
Sông Đà 11 huy động vốn lớn mở rộng mảng năng lượng
-
Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP.HCM sắp phát hành hơn 76,7 triệu cổ phiếu thưởng
-
Bầu Đức hé lộ khả năng lãi cao nhất lịch sử của Hoàng Anh Gia Lai -
Dự án quy mô 480 ha của Cao su Đồng Phú được chấp thuận đầu tư
Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM (HoSE) thông báo chấp thuận niêm yết cho Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam sau hơn 2 tháng doanh nghiệp này nộp hồ sơ đăng ký.
Tập đoàn Cao su Việt Nam có vốn điều lệ vốn điều lệ 40.000 tỷ đồng, đang giao dịch trên UPCoM với giá trị vốn hóa theo thị giá đến cuối giờ sáng nay là 45.200 tỷ đồng.
Về số lượng cổ phiếu niêm yết, GVR đứng đầu trên UPCoM và dự kiến giữ vị trí thứ 2 sau khi chuyển sàn sang HoSE, chỉ sau vốn hóa thị trường của Ngân hàng BIDV sau đợt phát hành riêng lẻ vừa qua.
![]() |
Công nhân khai thác mủ cao su |
Tập đoàn Cao su Việt Nam cổ phần hóa từ đầu năm 2018 và khá nhanh chóng đưa cổ phiếu lên sàn sau đó. Đợt IPO chỉ bán được 1/5 lượng chào bán, nên cổ đông Nhà nước vẫn sở hữu gần 97% vốn. Tuy nhiên, liên tục từ tháng 7/2018 đến tháng 5/2019, Công ty cổ phần Xây dựng Incontec gom được một lượng lớn cổ phần GVR, qua đó nâng tỷ lệ sở hữu lên 24,94%.
Đến cuối quý III, quy mô tài sản của Tập đoàn Cao su đạt xấp xỉ 76.020 tỷ đồng. Trong đó, lượng tiền mặt và tiền gửi ngân hàng chiếm khoảng 15% (hơn 11.000 tỷ đồng). Tỷ lệ nợ chỉ chiếm 34% tổng nguồn vốn. Ước tính trong năm 2019, Tập đoàn thu về 29.823 tỷ đồng tổng doanh thu và lợi nhuận trước thuế 5.131 tỷ đồng, lần lượt thực hiện được 123% và 98% kế hoạch cả năm.
Hệ thống của Tập đoàn gồm công ty mẹ, 8 văn phòng đại diện, 103 công ty con và 21 công ty liên kết với khoảng 82.000 người lao động hoạt động trong 5 lĩnh vực chính: khai thác cao su, chế biến gỗ, công nghiệp cao su, khu công nghiệp và nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Khoảng 35% sản lượng cao su của Việt Nam do Tập đoàn và công ty thành viên khai thác. Nguồn gỗ cao su hết thời gian khai thác được thanh lý hàng năm là nguồn nguyên liệu cho ngành chế biến gỗ của Tập đoàn.Ngoài ra, cũng có tới 4 nhà máy sản xuất MDF với công suất gần 1 triệu m3 gỗ nhân tạo.
Trong mảng đầu tư vào khu công nghiệp, Tập đoàn tham gia đầu tư 17 khu công nghiệp trong đó trực tiếp quản lý, điều hành 12 khu với diện tích đất tự nhiên gần 6.000 ha, đất thương phẩm cho thuê gần 4.400 ha được thực hiện trên quỹ đất trồng cao su chuyển đổi mục đích sử dụng đất theo quy hoạch của địa phương. Cũng từ lợi thế quỹ đất nông nghiệp sẵn có, Tập đoàn Cao su thời gian qua còn thí điểm chuyển đổi sang trồng chuối cấy mô với diện tích đến cuối năm 2018 là 200 ha.
Hiện giá cổ phiếu GVR đang giao dịch trong khoảng 11.300 đồng/cổ phiếu. HoSE chưa công bố giá tham chiếu và ngày chào sàn cụ thể. Tuy nhiên, với vốn điều lệ khủng, sự tham gia của Tập đoàn Cao su sẽ đóng góp đáng kể vào vốn hóa thị trường trên sàn chứng khoán này, hiện đang ở mức 886.102 tỷ đồng.

-
Bầu Đức hé lộ khả năng lãi cao nhất lịch sử của Hoàng Anh Gia Lai -
Dự án quy mô 480 ha của Cao su Đồng Phú được chấp thuận đầu tư -
Nam Việt lên kế hoạch với nhiều tham vọng -
Đức Long Gia Lai gần 8 năm chưa trả hết nợ trái phiếu -
Vinaconex muốn bán toàn bộ 51% vốn tại Vinaconex ITC -
Công ty chứng khoán tăng vốn để tìm động lực cạnh tranh và phát triển -
Cảng Phước An: Cổ đông đề nghị trả cổ tức, minh bạch giao dịch với bên liên quan
-
Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG
-
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ quốc tế Vietcombank JCB
-
Ngân hàng ngoại khuấy động thị trường bất động sản bằng chiến lược "cam kết dài hạn"
-
Acecook Việt Nam công bố chiến lược phát triển mới
-
Tập đoàn AEON chính thức ra mắt Chương trình Điểm thành viên “WAON POINT”
-
OBC Holdings ra mắt thị trường với dự án A&K Tower