-
Lo ngại ách tắc giao thông, doanh nghiệp cung ứng hàng Tết tìm kiếm giải pháp -
Doanh nghiệp né rủi ro thị trường xuất khẩu -
Xuất khẩu sang châu Mỹ thắng lớn -
Xuất khẩu cao su lập kỷ lục thu 3,4 tỷ USD, triển vọng năm 2025 vẫn tích cực -
Cần làm gì để tiếp tục duy trì trạng thái xuất siêu? -
Xuất khẩu dệt may tăng trưởng vượt bậc nhờ chiến lược mở rộng thị trường
Điều này trên thực tế, cũng đã được Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh trong chỉ thị về bình ổn giá cả dịp Tết Giáp Ngọ 2014, ban hành đầu tháng 12/2013, khi Tết Dương lịch và Âm lịch đến gần.
Theo thông lệ, bao giờ, giá cả hàng hóa, đặc biệt là lương thực, thực phẩm cũng tăng rất cao trong dịp này. Thậm chí có năm, tình trạng khan hàng, sốt giá xảy ra, khiến sau Tết, mặt hàng giá mới hình thành, ở mức rất cao so với trước, ảnh hưởng đến đời sống nhân dân.
Năm nay, tình hình có lẽ sẽ không quá đáng ngại, chí ít khi nhìn vào diễn biến giá cả thị trường những ngày qua và khi nhìn vào diễn biến chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Hà Nội và TP.HCM trong tháng 1/2014, tháng có Tết Dương lịch. Theo đó, tương ứng ở hai thành phố lớn này, CPI tháng đầu năm chỉ tăng 0,7% và 0,4%, một mức tăng thấp so với nhiều năm trở lại đây. Xem tiếp trang 3
Chưa có số liệu thống kê CPI chính thức của cả nước trong tháng 1/2014, song nhìn vào CPI của hai đầu tàu kinh tế, cũng là hai thị trường có sức mua lớn, thì có thể khẳng định, tốc độ tăng của CPI của cả nước sẽ không cao, khó vượt qua mức 1%. Kinh tế khó khăn, sức mua yếu là lý do khiến CPI chỉ tăng ở mức vừa phải, dù Tết Dương lịch đã qua và Tết Nguyên đán cận kề.
Mặc dù vậy, không thể lơ là với kiểm soát lạm phát, đặc biệt với việc kiểm soát giá cả hàng hóa trong dịp Tết Nguyên đán này. CPI của tháng Tết Nguyên đán phần lớn sẽ được tính vào tháng 2/2014. Nếu CPI tháng này tăng cao, cũng sẽ ảnh hưởng tới CPI tháng 3 và có thể ảnh hưởng tới tốc độ tăng giá cả năm.
Càng không thể lơ là, khi nhiều dự báo cho thấy, năm 2014, sẽ có nhiều yếu tố tác động đến giá cả thị trường hơn là năm 2013. Việc Chính phủ thực hiện một chính sách tiền tệ, tài khóa cởi mở hơn để hỗ trợ cho tăng trưởng sẽ tác động tới lạm phát. Việc thị trường thế giới hồi phục, khiến giá cả nhiều mặt hàng tăng cao hơn, cũng sẽ ảnh hưởng tới việc nhập khẩu lạm phát của Việt Nam. Chưa kể, trong hành trình đi tới giá thị trường, năm 2014, sẽ còn những đợt điều chỉnh giá các mặt hàng thiết yếu, như điện, than…
Hơn thế, cũng cần phải nhắc lại rằng, so với tháng trước, đúng là CPI tháng 1 ở Hà Nội và TP.HCM chỉ tăng 0,7% và 0,4%. Nhưng nếu so với cùng kỳ năm trước, mức tăng này là 6,78% ở Hà Nội và 5,16% ở TP.HCM. Đây là mức tăng giá không hề thấp.
Diễn biến giá cả thị trường là khôn lường, nhất là vào dịp Tết. Vì thế, phải luôn kiểm soát chặt giá cả trong dịp này, tránh để lại hệ lụy đáng tiếc đến việc kiểm soát lạm phát của cả năm.
Hà Nguyễn
-
Xuất khẩu cao su lập kỷ lục thu 3,4 tỷ USD, triển vọng năm 2025 vẫn tích cực -
Quảng Ninh kích cầu tiêu dùng những ngày đầu năm 2025 -
Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi tăng trưởng mạnh -
Cơ hội thưởng thức bò Wagyu "sang chảnh" với giá thành phải chăng -
Cần làm gì để tiếp tục duy trì trạng thái xuất siêu? -
Xăng tăng giá lần thứ 3 liên tiếp từ đầu năm 2025 -
Xuất khẩu dệt may tăng trưởng vượt bậc nhờ chiến lược mở rộng thị trường
- Trải nghiệm nghỉ dưỡng trọn vẹn tại khách sạn cao cấp Legend Valley Hà Nam
- SeABank lãi trước thuế 6.039 tỷ đồng năm 2024
- Xuân Quê Hương 2025 - Gắn kết kiều bào với nhân dân trong nước
- Tập đoàn YTL cam kết đầu tư dài hạn tại Việt Nam
- ELCOM (ELC) liên tiếp trúng thầu nhiều dự án trọng điểm với tổng giá trị hơn 300 tỷ đồng
- Xuân Quê hương 2025 - “Việt Nam vươn lên trong Kỷ nguyên mới”