-
VSMCamp và CSMOSummit 2024: Khai mở chiến lược sales và marketing cho doanh nghiệp thời đại mới -
Quảng Ngãi gỡ vướng cho dự án 85.000 tỷ đồng của Hòa Phát -
Green i-Park và Next Group ký kết hợp tác tư vấn hỗ trợ xúc tiến đầu tư -
Nhà nước nắm 100% vốn điều lệ tại "ông lớn" đường cao tốc Việt Nam -
TP.HCM: Thẩm định Sao vàng Đất Việt tại Việt Tiến và Bibica -
Western Pacific tối ưu lợi thế cụm liên kết ngành khu công nghiệp và logistics
Cơ hội và thách thức từ toàn cầu hóa
Trong bối cảnh toàn cầu hóa, Việt Nam đang ngày càng hội nhập sâu rộng với các nước trên thế giới qua các hiệp định kinh tế đã và sắp được ký kết, khiến nhu cầu nhân lực chất lượng cao của các doanh nghiệp đang trở nên cấp bách hơn bao giờ hết.
Bạn đang ở đâu trong quá trình toàn cầu hóa? |
Chủ động trước “cuộc chơi” hội nhập, ông Lê Phước Vũ, Chủ tịch HĐQT Hoa Sen Group đã chuẩn bị kỹ chiến lược để duy trì vị thế nhà sản xuất, kinh doanh tôn, thép số 1 Việt Nam. Một trong những “vũ khí” của ông là chuẩn bị nguồn nhân lực giỏi và năng động để thực thi hiệu quả chiến lược của tập đoàn, cũng như ứng phó nhanh với mọi thách thức và biến động của thị trường.
Giống như ông Vũ, nhiều ông chủ của các tập đoàn, doanh nghiệp lớn như Viettel, FPT, Vinamilk… cũng đang “săn lùng” nguồn nhân lực chất lượng cao, sẵn sàng kết nối và kinh doanh trên phạm vi toàn cầu, để không bỏ lỡ cuộc chơi hội nhập đã gần kề.
Theo dự báo của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), khi Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) được hình thành vào cuối năm nay, quỹ việc làm của Việt Nam đến năm 2025 sẽ tăng 10,5%, trong đó nhu cầu về nhân lực trình độ cao đạt xấp xỉ 1 triệu lao động, tương ứng với mức tăng 13%.
Bên cạnh cơ hội được tự do làm việc đối với 8 ngành nghề trong Cộng đồng ASEAN, việc hình thành AEC cũng đẩy lao động Việt Nam vào thế phải cạnh tranh với nguồn nhân lực chất lượng đến từ các nước trong khu vực ngay tại sân nhà.
Ông Sanjay Kalra, Trưởng đại diện Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) tại Việt Nam cho biết, vấn đề quan trọng nhất với Việt Nam hiện nay là phải nâng cao năng lực và trình độ của người lao động, để họ nắm bắt cơ hội việc làm tốt hơn, đón đầu được làn sóng đầu tư từ nước ngoài.
Cánh cửa kết nối với thế giới
Giáo sư Gael McDonald, Hiệu trưởng Đại học RMIT Việt Nam nhận định, nhân lực được đào tạo bài bản về lĩnh vực kinh doanh quốc tế là điều kiện thiết yếu giúp kinh tế Việt Nam phát triển trong bối cảnh hội nhập.
Tuy nhiên, Giáo sư cũng cho biết, đào tạo kinh doanh quốc tế cần đem đến những trải nghiệm thực tiễn trong môi trường quốc tế cho sinh viên. Chương trình Thạc sĩ Kinh doanh quốc tế (MIB) Đại học RMIT Việt Nam chính thức giảng dạy từ tháng 10/2015 chính là nỗ lực của Trường trong việc góp phần tạo nên thế hệ những lãnh đạo đầy hoài bão, sẵn sàng tạo dấu ấn trong môi trường kinh doanh quốc tế.
Sinh viên cao học RMIT Việt Nam đang trao đổi trong một dự án nhóm |
Tại sự kiện ra mắt chương trình vào ngày 30 và 31/7 tới đây ở TP.HCM và Hà Nội, đại diện RMIT Việt Nam cùng các diễn giả sẽ trao đổi về cơ hội nghề nghiệp tại thị trường lao động quốc tế, cũng như cơ hội trao đổi và tham quan học tập tại nước Đan Mạch, Pháp, Đức, Hàn Quốc hoặc Australia.
Ông Bùi Xuân Phong, Giám đốc khối Quản trị nội bộ Tập đoàn IMPERIAL và ông Nguyễn Đức Tuấn Vinh, Tổng giám đốc Nedcoffee Vietnam cùng các giảng viên Đại học RMIT sẽ chia sẻ bí quyết thành công trong sự nghiệp thuộc các lĩnh vực quản lý, ngân hàng, khách sạn, đào tạo, tư vấn bán hàng, quản lý dự án và tái cấu trúc doanh nghiệp. Khách tham gia sự kiện sẽ hiểu hơn về cơ hội việc làm tại các doanh nghiệp đa quốc gia, đồng thời chuẩn bị sẵn sàng để trở thành công dân toàn cầu có khả năng làm việc tại nhiều nước trên thế giới.
• TP. Hồ Chí Minh: 18:00, 30/07/2015 tại KS. Pullman, 148 Trần Hưng Đạo, Q. 1
Đăng ký tại: ĐÂY
• Hà Nội: 18:00, 31/07/2015 tại Khách sạn Lotte, 54 Liễu Giai, Q. Ba Đình
Đăng ký tại: ĐÂY
• Hotline: (08) 3776 1369 (TP. HCM) và (04) 3726 1460 (HN)
-
Nhà nước nắm 100% vốn điều lệ tại "ông lớn" đường cao tốc Việt Nam -
TP.HCM: Thẩm định Sao vàng Đất Việt tại Việt Tiến và Bibica -
Western Pacific tối ưu lợi thế cụm liên kết ngành khu công nghiệp và logistics -
Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
Mcredit ghi danh Top 100 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024 -
Vỏ viên nhộng cứng của Việt Nam bị điều tra "kép" tại Mỹ -
Doanh nghiệp nhà nước phải được làm những việc khác thường - Bài 2: Điểm nghẽn của “vua tiền mặt”
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025