
-
Đẩy mạnh chuyển đổi số trong khu vực kinh tế hợp tác, hợp tác xã
-
Vietnam Security Summit 2023: Hướng đến mục tiêu kiến tạo tương lai số bền vững
-
Bắc Kạn sẽ cùng FPT xây "cao tốc chuyển đổi số"
-
Hà Nội sẽ triển khai thí điểm mô hình quận, huyện chuyển đổi số điển hình
-
Nghiên cứu phát triển, tích hợp ứng dụng cổng thanh toán, ví điện tử trên ứng dụng VneID -
Quỹ đầu tư IDG Capital Vietnam Blockchain công bố rót vốn vào 3 hạt giống tiềm năng
Tiềm năng và thách thức
Theo Báo cáo nền kinh tế số Đông Nam Á e-Conomy SEA lần thứ 7 với chủ đề “Vượt qua sóng cả, vươn mình ra biển cơ hội” do Google, Temasek và Bain & Company công bố, kinh tế Internet của Việt Nam đạt 23 tỷ USD trong năm 2022 và đang trên đà đạt 49 tỷ USD vào năm 2025 - tăng trưởng nhanh nhất tại khu vực.
Bộ Thông tin và Truyền thông - cơ quan thường trực của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số cho biết, năm 2022, tổng doanh thu toàn ngành công nghệ thông tin, viễn thông (ICT) Việt Nam đạt khoảng 148 tỷ USD, tỷ trọng kinh tế số đạt 14,26% GDP. Để đạt được mục tiêu đến năm 2025, kinh tế số chiếm 20% GDP theo kịch bản phát triển nhanh, Việt Nam cần duy trì mức tăng trưởng kinh tế số bình quân hằng năm khoảng 20%, gấp hơn ba lần tăng trưởng GDP dự kiến.
“Chuyển đổi số góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng, kiểm soát lạm phát, đảm bảo các cân đối lớn; nâng cao năng lực cạnh tranh, hiệu quả sản xuất - kinh doanh, giảm chi phí, tăng năng suất lao động, mở ra không gian phát triển mới”, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc và Phiên họp lần thứ 5 của Ủy ban Quốc gia Chuyển đổi số và Tổ công tác triển khai Đề án 06 của Chính phủ về phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 vào cuối tháng 2/2023.
Chuyển đổi số là thời cơ cho Việt Nam đột phá trở thành một quốc gia phát triển. Tuy nhiên, để chuyển đổi số nhanh, thông minh và xanh hơn, vẫn còn nhiều thách thức đặt ra. Đó là các vấn đề về quyết tâm chính trị, hành lang pháp lý, nguồn nhân lực và hạ tầng số.
Điển hình, ở khía cạnh chuyển đổi số gắn với tăng trưởng xanh, việc phát triển bền vững, thân thiện với môi trường chưa được quan tâm đúng mức. Ước tính, ngành ICT chiếm khoảng 5-9% tổng lượng điện năng tiêu thụ toàn cầu và khoảng 3% lượng khí thải. Nhu cầu tiêu thụ năng lượng của ngành ICT ngày càng tăng cùng với số lượng thiết bị, hệ thống mạng, các trung tâm dữ liệu, các tài sản số hóa.
Những khuyến nghị quý giá
Những bài học kinh nghiệm từ các quốc gia phát triển sẽ là các gợi ý quý giá để Việt Nam đạt được mục tiêu trên.
Theo ông Denis Brunetti, Chủ tịch Ericsson Việt Nam, Myanmar, Campuchia và Lào, công nghệ 5G sẽ cho phép các ngành công nghiệp thúc đẩy chuyển đổi số và giảm yêu cầu năng lượng, cũng như lượng carbon thải ra. Ericsson sẽ tiếp tục chia sẻ kinh nghiệm 5G toàn cầu của mình với các khách hàng tại Việt Nam, giúp đảm bảo triển khai dung lượng và phủ sóng thành công, với chú trọng vào hiệu suất mạng ổn định, khả năng mở rộng, tính đơn giản và bảo mật.
Còn đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) cho hay: “Bài học quan trọng từ kinh nghiệm của chúng tôi ở EU là hài hòa tiêu chuẩn bảo vệ dữ liệu khi đã thử nghiệm và chứng minh kỹ lưỡng để giảm thiểu ảnh hưởng không tích cực và xây dựng lòng tin của công chúng và doanh nghiệp”.
Trong khi đó, ông David Liden, Cao ủy Thương mại Thụy Điển tại Việt Nam cho biết, từ năm 2000, Thụy Điển đã ban hành Đạo luật Chữ ký điện tử giúp ích rất nhiều trong ký kết, lưu trữ và truy tìm các tài liệu quan trọng, như hợp đồng lao động hoặc hợp đồng dịch vụ. Chỉ một hành động này đã giúp giảm lượng khí thải phát sinh từ việc di chuyển vật lý, sử dụng giấy và năng lượng được sử dụng để duy trì các địa điểm lưu trữ.
Các doanh nghiệp ICT Việt Nam mong muốn Chính phủ và các bộ, ngành nhanh chóng hoàn thiện hệ thống luật pháp theo yêu cầu hội nhập quốc tế và phát triển kinh tế số, tuân thủ các chuẩn mực quốc tế. Quốc hội xem xét ban hành Luật Giao dịch điện tử sửa đổi, có quy định và cơ chế phù hợp để điều chỉnh hoạt động của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp tương thích với nền kinh tế số. Kiện toàn bộ máy và nâng cao năng lực tham mưu quản lý nhà nước và thực thi pháp luật về chuyển đổi số từ Trung ương đến địa phương.
Đồng thời, khuyến khích đầu tư cho kinh tế số cần tập trung hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa giữ vai trò nòng cốt trong quá trình chuyển đổi số. Xây dựng và tổ chức triển khai Đề án Chuyển đổi số doanh nghiệp nhà nước đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
Cộng đồng doanh nghiệp cũng mong mỏi cơ quan quản lý nhà nước nghiên cứu xây dựng chính sách hỗ trợ về vốn, khoa học công nghệ, ưu đãi về thuế cho các lĩnh vực kinh tế số, các khu công nghệ cao, các công viên phần mềm. Thí điểm xây dựng những “khu kinh tế số” để thu hút sự đầu tư của các doanh nghiệp kinh tế số gắn với xây dựng hệ sinh thái đổi mới sáng tạo ở Việt Nam…

-
Tiêu chí đánh giá phát triển hạ tầng số của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
-
Đẩy mạnh chuyển đổi số trong khu vực kinh tế hợp tác, hợp tác xã
-
Vietnam Security Summit 2023: Hướng đến mục tiêu kiến tạo tương lai số bền vững
-
Herbalife Việt Nam được vinh danh "Top Công nghiệp 4.0 Việt Nam" với ứng dụng My VNClub
-
Bắt đầu mở bán tên miền chuyển đổi số -
Hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính được cung cấp cả bản điện tử từ 1/6/2023 -
Bắc Kạn sẽ cùng FPT xây "cao tốc chuyển đổi số" -
Trung tâm Dữ liệu quốc gia: “Trái tim” của chuyển đổi số -
Hà Nội sẽ triển khai thí điểm mô hình quận, huyện chuyển đổi số điển hình -
Nghiên cứu phát triển, tích hợp ứng dụng cổng thanh toán, ví điện tử trên ứng dụng VneID -
Việt Nam xuất hiện sàn thương mại điện tử dành riêng cho giải pháp số và an ninh mạng
-
Samsung Việt Nam tăng cường nguồn nhân lực cho những bước tiến mới tại Việt Nam
-
Hướng đi nào cho các doanh nghiệp Việt Nam trong biến động kinh tế?
-
Lộ diện chủ nhân mới của chiếc Vertu Signature chính hãng đắt nhất Việt Nam
-
M Village của Nguyễn Hải Ninh ra mắt dòng khách sạn lifestyle ngay tại trung tâm TP.HCM
-
Công bố Top 10 Ngân hàng Sáng tạo và Kinh doanh hiệu quả
-
Generali khẳng định vị thế tài chính vững mạnh