
-
Samsung sử dụng điện mặt trời mái nhà cho nhà máy tại Việt Nam
-
Giải pháp công nghệ thúc đẩy phát triển cảng biển xanh từ Schneider Electric
-
Hải Phòng muốn tái đầu tư nguồn thu từ giao dịch tín chỉ các-bon
-
Hà Nội đẩy mạnh tăng trưởng lĩnh vực kinh tế ngành với 36 nhóm chỉ tiêu
-
Tăng cường năng lực quản lý để ứng phó với tính phức tạp của sàn giao dịch các-bon -
Doanh nghiệp vẫn khó tiếp cận vốn vay khi chuyển đổi xanh
Theo ông Trần Chí Trung, Viện Tài nguyên nước và Môi trường Đông Nam Á, Việt Nam đang gặp phải không ít những thách thức trong an ninh nguồn nước, như nguồn nước mặt phụ thuộc nhiều vào nguồn nước ngoại sinh; tác động của biến đổi khí hậu; ô nhiễm nguồn nước do hoạt động sản xuất, sinh hoạt gia tăng xả thải; vấn đề bảo vệ nguồn thủy sinh…
![]() |
Ảnh minh họa. |
Cùng với các thách thức liên quan đến an ninh nguồn nước, theo GS-TS.Nguyễn Hữu Dũng, Viện trưởng, Viện Môi trường đô thị và Công nghiệp Việt Nam cho biết, hiện nay, hệ thống quản lý chất thải rắn của Việt Nam cũng đang phải đối mặt với nhiều khó khăn do thiếu các bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh, thiếu phương pháp xử lý chất thải rắn tiên tiến, phù hợp và nguồn lực phân bổ cho công tác quản lý chất thải rắn vẫn còn hạn chế...
Đối mặt trước thách thức về an ninh nguồn nước và môi trường, các chuyên gia cho rằng, việc cải tiến công nghệ được coi là “chìa khóa” hữu hiệu nhất.
Theo đó, công nghệ cần phù hợp với tính thực tiễn, đảm bảo tối ưu chi phí và hiệu quả môi trường, giúp nước thải sau khi được thu hồi, xử lý sẽ được tái sử dụng cho mục đích công nghiệp trong khu công nghiệp, bảo đảm mô hình tuần hoàn khép kín hoặc sử dụng cho mục đích tưới cây, rửa đường...
Cùng với đó, việc ứng dụng dữ liệu đám mây và số hóa cũng là điều cần thiết nhằm quản lý hạ tầng cấp thoát nước nói chung và hệ thống xử lý nước trong khu công nghiệp nói riêng.
Các công nghệ này hứa hẹn sẽ được tìm thấy tại Triển lãm về ngành Cấp thoát nước, Công nghệ Lọc nước và Xử lý nước thải tại Việt Nam (Vietwater 2024) và Triển lãm hàng đầu về Vận tải, Xử lý Chất thải và Công nghệ Môi trường tại Việt Nam (WETV 2024) dự kiến được tổ chức từ ngày 6 - 8/10/2024, tại TP.HCM.
Sự kiện là nơi quy tụ hơn 450 doanh nghiệp từ 25 quốc gia và vùng lãnh thổ về ngành cấp thoát nước, lọc, xử lý nước và chất thải rắn.
Cập nhật thông tin về hoạt động của Triển lãm Vietwater và WETV 2024, bà Vũ Thị Dung, Giám đốc Dự án cấp cao của Công ty Informa Markets Việt Nam cho biết, Triển lãm Vietwater 2024 với danh mục sản phẩm trưng bày đa dạng, các hội thảo quốc tế và hoạt động kết nối kinh doanh thiết thực kỳ vọng mở ra một chương mới cho sự phát triển của ngành nước tại Việt Nam.
Ban tổ chức VietWater 2024 tin tưởng triển lãm sẽ là cơ hội lớn để các doanh nghiệp giao thương, kết nối, trao đổi thông tin, hợp tác, mở ra một chương mới cho sự phát triển của ngành nước tại Việt Nam.
Ngoài không gian trưng bày triển lãm, VietWater 2024 tiếp tục mang đến chuỗi hội thảo quốc tế với những chủ đề thiết thực: “Chiến lược đổi mới hợp tác nhằm thúc đẩy quản lý nước thông minh”, “Quản lý nước hiệu quả cho phát triển bền vững”, “Tái sử dụng nước đáp ứng phát triển bền vững ngành nước”… do Informa Markets Việt Nam phối hợp cùng Hiệp hội nước trong khu vực Đông Nam Á, Viện Tài nguyên nước và Môi trường Đông Nam Á, Liên hiệp các Hội Khoa học kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh tổ chức.
Điểm mới của VietWater 2024 là cuộc thi Water Hackathon và Khu trưng bày sáng kiến ngành nước (Innovation Zone) dưới hình thức trưng bày các dự án, mô hình sáng chế ngành nước, chất thải của những tổ chức và trường đại học trong thành phố như: Saigon Innovation Hub, Trường Đại học Quốc tế Việt Đức (VGU), Trường Đại học Tôn Đức Thắng, Trường Đại học Thủ Dầu Một, Trường Đại học Bách Khoa, Trường Đại học Tài Nguyên và Môi Trường, Đại học Thủy lợi...
Hoạt động này hứa hẹn sẽ là nền tảng cho chương trình chính thức của cuộc thi Water Hackathon dự kiến sẽ diễn ra vào năm tới nhằm tôn vinh các sáng chế của những tài năng trẻ của Việt Nam và trong khu vực về ngành nước, xử lý chất thải rắn.

-
Đề xuất lập Quỹ thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả -
Nông nghiệp công nghệ cao cần thêm nguồn lực từ doanh nghiệp -
Hải Phòng muốn tái đầu tư nguồn thu từ giao dịch tín chỉ các-bon -
Hà Nội: Hơn 1.000 ha đất lúa được chuyển đổi mục đích sử dụng hàng năm -
Hà Nội đẩy mạnh tăng trưởng lĩnh vực kinh tế ngành với 36 nhóm chỉ tiêu -
Tăng cường năng lực quản lý để ứng phó với tính phức tạp của sàn giao dịch các-bon -
Ngày Trái đất 22/4: Thúc đẩy sử dụng năng lượng tái tạo
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 1)
-
Tự hào một Dân tộc: Khúc ca Khải hoàn qua 50 năm Thống nhất
-
SeABank tăng 173 bậc trong bảng xếp hạng FAST500
-
Đất Xanh Miền Tây trong kỷ nguyên mới: Vững bước trở thành nhà phát triển dự án toàn diện hàng đầu Miền Tây
-
Nhựa Tiền Phong khánh thành 3 cây cầu nối yêu thương tại Long An, Kiên Giang, Hậu Giang
-
Nguồn vốn Agribank thúc đẩy kinh tế tư nhân phát huy vai trò trụ cột quan trọng của nền kinh tế