-
Cần thiết sửa đổi Luật An toàn thực phẩm -
Phê duyệt danh sách thành viên Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển ngành Dược Việt Nam -
Bản đồ Cơ sở phòng bệnh dại tiêu chuẩn ABI: Công cụ hỗ trợ phòng chống bệnh dại -
“Vượt sóng, vươn khơi” đưa thực phẩm chức năng “made in Vietnam” ra thế giới -
Xử phạt các cơ sở thực phẩm chức năng vi phạm số tiền hơn 12 tỷ đồng -
Hàng bánh cốm gia truyền Nguyên Ninh bị dừng hoạt động vì vi phạm an toàn thực phẩm
Thống kê cho thấy tuổi thọ trung bình của người Việt Nam đã tăng từ 73,3 tuổi lên 73,7 tuổi, tuy nhiên, sang đến năm 2021, tuổi thọ trung bình đã giảm nhẹ xuống còn 73,6 tuổi do ảnh hưởng của dịch Covid-19.
Ngành Y tế đối diện với thách thức khi khi người Việt có nhiều năm "sống trong bệnh tật" |
Cũng theo Bộ Y tế, mỗi người Việt Nam trung bình có tới 10 năm phải sống với bệnh tật, vì vậy, ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng sống và làm giảm số năm sống khỏe mạnh. Gánh nặng bệnh tật do các bệnh không lây nhiễm chiếm đến 73,66% số ca mắc và 78,6% số ca tử vong.
Nói về chất lượng dân số người Việt, lãnh đạo Tổng cục Dân số và Kế hoạch hoá gia đình, Bộ Y tế thừa nhận, người cao tuổi đối diện với gánh nặng "bệnh tật kép" và thường mắc các bệnh mạn tính như mạch vành, tăng huyết áp, tiểu đường, thoái hóa khớp, ung thư... Ngoài ra còn các hội chứng đặc trưng ở người già như suy giảm nhận thức, lú lẫn, trầm cảm, suy giảm trí nhớ...
Theo một nghiên cứu của Bệnh viện Lão khoa Trung ương, những bệnh nhân trên 80 tuổi có đến 6 bệnh phối hợp như đái tháo đường, tăng huyết áp, thoái hóa khớp, parkinson, sa sút trí tuệ, đột quỵ...
Tình trạng này không chỉ làm suy yếu khả năng lao động, giảm thu nhập mà còn làm tăng chi tiêu y tế. Chi phí điều trị mỗi năm dành cho cho người cao tuổi thường cao gấp 8-10 lần người trẻ. Chăm sóc sức khỏe vừa là nhu cầu, vừa là thách thức lớn đối với người cao tuổi.
Vị lãnh đạo này cũng lo ngại người cao tuổi gia tăng sẽ là gánh nặng phụ thuộc đối với người lao động. Theo đó, Việt Nam chính thức bước vào giai đoạn già hóa dân số từ năm 2011, nhanh hơn so với các dự báo trước đó là vào năm 2017.
Số người cao tuổi ở Việt Nam liên tục tăng nhanh trong những năm trở lại đây. Hiện có khoảng 11,4 triệu người cao tuổi (chiếm khoảng 11,86% dân số).
Tỷ lệ người cao tuổi ngày càng gia tăng trong cơ cấu dân số gây áp lực lớn lên hệ thống an sinh xã hội, hệ thống y tế trong đó có chuyên ngành lão khoa.
Trong công tác chăm sóc sức khoẻ, theo giới chuyên gia, Việt Nam đang thiếu bác sĩ chuyên lão khoa, điều dưỡng có kinh nghiệm, hệ thống viện dưỡng lão có hoặc không có chăm sóc y tế còn ít. Nguồn nhân lực chăm sóc người già chủ yếu dựa vào người nhà và ngày càng giảm.
Các chuyên gia y tế cũng đề xuất để chăm sóc toàn diện cho người già và tiến tới đáp ứng nhu cầu khi tỉ lệ người cao tuổi tăng lên, các bệnh viện đều cần thành lập khoa lão để tiếp nhận điều trị cho người cao tuổi.
Bên cạnh đó, cần thành lập thêm hệ thống viện dưỡng lão có chăm sóc y tế, trung tâm chăm sóc ban ngày cung cấp dịch vụ cho người cao tuổi, xây dựng các khu nhà ở, chung cư có hệ thống chăm sóc, tiện ích dành riêng cho người già...
Ngoài ra, cần thêm nhiều dịch vụ cho người già như dọn nhà, giặt giũ, đi chợ, trợ giúp bữa ăn, dịch vụ vui chơi giải trí cho người già...
Các chuyên gia cũng gia đánh giá, cùng với hệ sinh thái độc đáo, môi trường sống trong lành, lý tưởng, người già sẽ khỏe hơn nếu được ở giữa một cộng đồng.
Bởi khi có những người bạn đồng niên, người cao tuổi sẽ cảm thấy vui vẻ hơn rất nhiều, từ đó giúp nâng cao cả vể thể chất lẫn tinh thần.
Ông Nguyễn Trung Anh, Giám đốc Bệnh viện Lão khoa Trung ương cho biết, việc chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi là nhu cầu cấp thiết đặt ra trong khi dịch vụ y tế cho người cao tuổi ở Việt Nam còn hạn chế.
Tuy nhiên, Việt Nam đang thiếu bác sĩ lão khoa, điều dưỡng lão khoa, thiếu nhân lực chăm sóc người cao tuổi… Bên cạnh đó, hệ thống nhà dưỡng lão, trung tâm bảo trợ xã hội còn hạn chế cả về số lượng và chất lượng.
Nói thêm về thực tế này, ông Nguyễn Thanh Bình, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu trí nhớ và sa sút trí tuệ, Bệnh viện Lão khoa Trung ương cho hay, chúng ta chưa đào tạo được nhân viên y tế chuyên sâu cho từng lĩnh vực chuyên môn chăm sóc người cao tuổi. Ngay cả với bệnh sa sút trí tuệ, một số bác sĩ vẫn có thể nhầm lẫn với bệnh lý tâm thần.
Hiện bảo hiểm y tế cũng chỉ mới chi trả phần khám và thuốc cho bệnh nhân sa sút trí tuệ đến khám tại bệnh viện tuyến Trung ương.
Các bệnh viện tuyến dưới, các kỹ thuật phục hồi chức năng, chăm sóc giảm nhẹ, kỹ thuật can thiệp chưa được bảo hiểm y tế thanh toán cũng tạo áp lực kinh tế đối với người già.
Cũng theo đại diện Bệnh viện Lão khoa Trung ương, vừa qua cơ sở đã tiến hành một cudộc khảo sát đánh giá hệ thống chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại 3 miền. Hiện chưa có kết quả cuối cùng, nhưng về cơ bản, lực lượng chăm sóc người cao tuổi còn đang thiếu.
Trong khi chưa thể có được hệ thống chăm sóc sức khỏe người cao tuổi thật tốt, theo xu thế chung của thế giới, theo các chuyên gia y tế, cần phải hỗ trợ cho người cao tuổi kiến thức và kỹ năng tự phục vụ bản thân.
Bên cạnh đó, ngành Y tế cần sớm tăng cường đào tạo nhân lực bác sĩ và điều dưỡng chăm sóc, xây dựng các mô hình, chương trình đào tạo tốt để đáp ứng chuyên môn cho người làm chuyên ngành.
Để có nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ công tác chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, theo Giám đốc Bệnh viện Lão khoa Trung ương, bộ môn lão khoa của Đại học Y Hà Nội đã đào tạo được thế hệ các bác sĩ nội trú, đa khoa tốt.
Bên cạnh đó, Bệnh viện Lão khoa Trung ương cũng tích cực phối hợp các tỉnh, thành phố để phát triển để khoa lão tại bệnh viện tỉnh.
“Hiện Bệnh viện Lão khoa Trung ương đã thành lập hơn 30 khoa Lão khoa tại các bệnh viện tỉnh. Có những bệnh viện chưa có lão khoa riêng mà ghép trong tim mạch lão khoa, cơ xương khớp lão khoa cũng đã chăm sóc người cao tuổi rất tốt”, TS. Trung Anh cho biết.
Ngoài ra, theo TS.Nguyễn Trung Anh, dinh dưỡng lâm sàng và phục hồi chức năng là phương thuốc hữu hiệu để phục vụ người cao tuổi. Vì thế, hiện ngành Lão khoa đang tập trung đào tạo và phát triển mạnh hai mũi nhọn này để chăm sóc cả về thể chất và tinh thần cho người già.
Trong đó, công tác phục hồi chức năng sẽ được mở rộng phục hồi cả về ngôn ngữ, vận động, tiêu hóa, nuốt… "Chúng tôi đang có kế hoạch mở rộng Khoa Phục hồi chức năng, trang bị nhiều trang thiết bị hơn, tuyển dụng và đào tạo nhiều cán bộ phục hồi chức năng và mời chuyên gia phục hồi chức năng chuyên sâu để phát triển mạnh mũi nhọn này", TS.Trung Anh cho biết.
-
Cần thiết sửa đổi Luật An toàn thực phẩm -
Phê duyệt danh sách thành viên Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển ngành Dược Việt Nam -
Bản đồ Cơ sở phòng bệnh dại tiêu chuẩn ABI: Công cụ hỗ trợ phòng chống bệnh dại -
Hồi sinh sự sống cho nhiều bệnh nhân từ tạng hiến của người cho chết não -
Giảm ngộ độc thực phẩm tập thể, cách nào? -
Tăng quyền lợi cho bệnh nhân mắc các bệnh hiểm nghèo -
“Vượt sóng, vươn khơi” đưa thực phẩm chức năng “made in Vietnam” ra thế giới
- GREENFEED và hành trình nỗ lực kiến tạo nền nông nghiệp bền vững
- Nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ cộng đồng - Cần một hợp tác toàn diện
- 1Business - Chìa khóa vàng trong quản trị doanh nghiệp thời đại số
- La Queenara Hội An: Bí quyết đầu tư khách sạn tạo dòng tiền
- Petrocons thông báo Danh mục thoái vốn tại các đơn vị doanh nghiệp (Kỳ 3)
- Khu công nghiệp Gilimex: Xây dựng nền tảng cho ngành công nghiệp hiện đại và bền vững