
-
Chuẩn bị xem xét nhiều dự án luật quan trọng tại Kỳ họp Quốc hội thứ 10
-
TP.HCM: Chức danh trưởng, phó khu phố mới sẽ được chỉ định
-
Tiếp tục sửa Luật Đất đai, tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp
-
Thành lập Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh An Giang
-
Lãnh đạo Quảng Trị làm việc với các nhà đầu tư, thúc đẩy tiến độ các dự án -
Công bố quyết định thành lập Thi hành án dân sự tỉnh An Giang
Tại Hội thảo, Phó Giám đốc Sở Công thương Thái Bình Phạm Ngọc Kế cho biết, sản phẩm chủ yếu ngành dệt may Thái Bình tương đối đa dạng, gồm sợi, khăn, quần áo may sẵn,… Đến tháng 3/2018, ngành dệt may có 315 doanh nghiệp, chiếm 10,88% doanh nghiệp trong tỉnh, tổng vốn 12.374,5 tỷ đồng. Trong đó có 137 doanh nghiệp dệt, 178 doanh nghiệp sản xuất trang phục. Tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2011 – 2017 là 7,42%, tạo việc làm cho 77.558 lao động, chiếm 45,7% tổng số lao động toàn ngành công nghiệp tỉnh.
![]() |
Đại diện Phòng Thương mại Công nghiệp Pháp tại Việt Nam - ông Guilaume Crouzet giới thiệu về Hiệp định Thương mại tự do Châu Âu. |
Năm 2017, giá trị sản xuất ngành dệt may đạt 14.310,12 tỷ, chiếm 30,36% giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp. Kim ngạch xuất khẩu đạt 1,172,4 tỷ USD, chiếm 83,2% kim ngạch xuất khẩu toàn tỉnh.
Định hướng phát triển ngành dệt may Thái Bình trong thời gian tới là tập trung đầu tư sản xuất xơ sợi phục vụ trong nước và xuất khẩu. Chuyển mạnh từ gia công sang mua nguyên liệu bán sản (FOB), hình thành trung tâm thiết kế thời trang kết hợp cung cấp dịch vụ, nguyên phụ liệu,… Tăng cường đổi mới công nghệ, nâng cao trình độ thiết kế, quảng bá thương hiệu. Tiếp tục kêu gọi các dự án kéo sợi, dệt may đồng bộ và phát triển công nghiệp hộ trợ cho ngành may. Chú trọng phát triển thị trường, đặc biệt là Hoa Kỳ và EU,…
Đại diện Phòng thương mại Công nghiệp Pháp tại Việt Nam - ông Guilaume Crouzet cho biết, một trong những nhiệm vụ của CCIFV tại Việt Nam là trao đổi thông tin và kinh nghiệm giữa các thành viên, quảng bá hình ảnh nước Pháp tại Việt Nam, tạo thuận lợi về trao đổi hàng hóa, dịch vụ, nguồn vốn giữa hai quốc gia. CCIFV luôn sát cánh cùng doanh nghiệp Pháp chủ động nghiên cứu thăm dò thị trường Việt Nam thông qua sự trợ giúp cụ thể và những giải pháp thiết thực.
CCIFV cũng giới thiệu về Hiệp định Thương mại tự do Liên minh châu Âu - Việt Nam và mong muốn các doanh nghiệp của Thái Bình sẽ chủ động quảng bá, ứng dụng thông tin, tham gia triển lãm, tìm kiếm khách hàng và cơ hội xuất khẩu sang Pháp và các nước châu Âu.
Đại diện đơn vị triển lãm The Sourcing Connection trình bày nội dung về triển lãm và các thông tin cần thiết khi tham gia gian hàng tại The Sourcing Connection 2018. Đây là sự kiện lớn dành cho các nhà sản xuất hàng may mặc đến từ châu Á - Thái Bình Dương tới tham gia.
Hội thảo cũng dành thời gian để các doanh nghiệp may mặc của Thái Bình trao đổi thảo luận với CCIFV về cơ hội xuất khẩu hàng hóa sang Pháp, cách quảng bá sản phẩm sang thị trường châu Âu và Pháp, kinh nghiệm tham gia triển lãm...

-
Công bố quyết định thành lập Thi hành án dân sự tỉnh An Giang -
Bộ Tài chính tăng tốc cải cách, quyết liệt về đích mục tiêu tăng trưởng -
Sản lượng điện sản xuất và nhập khẩu nửa đầu năm tăng 2,67% -
Thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia đồng bộ với mô hình chính quyền địa phương hai cấp -
Xem xét điều chỉnh Chương trình lập pháp năm 2025 -
Chuyển đổi ngoạn mục: Gần 1.500 hộ kinh doanh "lột xác" thành doanh nghiệp trong 6 tháng -
Thành lập Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Gia Lai
-
Phố thêm đông nhờ đường đã thông
-
LOTTE MART và những nỗ lực hướng đến thực hiện trách nhiệm ESG
-
BSR chính thức ra mắt sản phẩm lưu huỳnh hạt - bước tiến mới trong tối ưu hóa sản phẩm phụ
-
Người Việt cần học cách bảo vệ tài sản trước khi đầu tư
-
OPES đạt cú đúp tại giải thưởng quốc tế Insurance Asia Awards 2025
-
Tây Bắc Group nối dài hành trình kiến tạo giá trị mới