
-
Bước chuyển trong chiến lược đầu tư của Gelex
-
Saigontel huỷ phát hành riêng lẻ và sẽ chào bán 148 triệu cổ phiếu cho cổ đông
-
PV Drilling quay trở lại kế hoạch trả cổ tức tiền mặt
-
Loạt doanh nghiệp năng lượng nhà BB Group vi phạm nghĩa vụ trái phiếu
-
Cơ Điện Lạnh có thể phát triển dự án bất động sản theo trục giao thông chính -
Vincom Retail đặt mục tiêu lãi kỷ lục 4.700 tỷ đồng
![]() |
Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, May Việt Tiến (VGG) đật mục tiêu kinh doanh sụt giảm mạnh so với kết quả thực hiện của năm 2019 |
Tổng công ty CP May Việt Tiến (mã CK: VGG) đã công bố tài liệu họp ĐHĐCĐ thường niên năm 2020. Cuộc họp dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 25/4 tới đây tại Hội trường Tổng công ty.
Theo Báo cáo tài chính hợp nhất năm 2019 đã kiểm toán, doanh thu thuần của VGG trong năm 2019 đạt gần 9.036 tỷ đồng, giảm 7% so với năm 2018. Lợi nhuận trước thuế đạt 504 tỷ đồng, giảm 13% so với 2018, lợi nhuận sau thuế đạt hơn 418 tỷ đồng, giảm sút 12% so với cùng kỳ.
Kết quả kinh doanh năm 2019 của Tổng công ty không đạt tăng trưởng như kỳ vọng. Ban lãnh đạo Tổng công ty cho biết, các doanh nghiệp dệt may đã và đang đối mặt với nhiều khó khăn do cạnh tranh từ các cường quốc Dệt may như Trung Quốc, Ấn Độ, Bangladesh. Tiêu chuẩn đánh giá của khách hàng thường xuyên yêu cầu cao, yêu cầu Tổng công ty luôn phải cải thiện.
Tại thị trường nội địa cạnh tranh, sức mua của người tiêu dùng kém, cong Tổng công ty trong giai đoạn đầu tư mở rộng đã bộc lộ những khiếm khuyết về nguồn nhân lực, thiếu nguồn cán bộ cung cấp cho các dự án đầu tư mở rộng và cung cấp các đơn vị thành viên.
Tuy nhiên, VGG vẫn là doanh nghiệp lớn trong ngành, có những sự thuận lợi nhất định, khi hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty tiếp tục duy trì sự ổn định và đảm bảo các chỉ tiêu chủ yếu. Doanh nghiệp vẫn có những khách hàng chiến lược lớn có khả năng quy hoạch chiến lược khách hàng theo hướng chuyên môn hoá trong toàn hệ thống. Doanh thu nội địa năm 2019 vượt 3% so với cùng kỳ.
Từ năm 2018 Tổng Công ty đã triển khai giai đoạn 1 dự án Việt Long Hưng tại thị xã Gò Công, tỉnh Tiền Giang và đưa vào khai thác, nâng cao năng lực sản xuất và dịch chuyển sản xuất về địa phương.
Nhưng, tình hình kinh doanh 2020 sẽ khó duy trì được như 2019, buộc doanh nghiệp phải cân đối, điều chỉnh kế hoạch sản xuất kinh doanh và mục tiêu tăng trưởng.
Từ đầu năm 2020 đến nay, tình hình đại dịch covid 19 lan rộng khắp toàn cầu đã khiến các đơn hàng xuất khẩu sụt giảm mạnh, nguồn cung nguyên liệu gián đoạn, nhiều doanh nghiệp không đủ nguyên liệu sản xuất và kịp giao hàng cho đối tác.
Các Hiệp định Thương mại giữa Việt Nam và các nước được ký kết nhưng chưa tác động tích cực tới ngành dệt may. Khủng hoảng kinh tế toàn cầu, các doanh nghiệp dệt may đã và đang đối mặt với nhiều khó khăn do cạnh tranh từ các cường quốc dệt may như Trung Quốc, Ấn Độ, Bangladesh...
Ban lãnh đạo VGG xác định, với việc đóng của 3 thị trường lớn nhất Mỹ, EU, Nhật Bản... (chiếm khoảng 65% kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may) sẽ khiến cho các doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn do đặc thù của ngành sản xuất dệt may là sản xuất theo mùa và phần lớn sản xuất để phục vụ xuất khẩu.
Việc này sẽ ảnh hưởng rất lớn tới kế hoạch sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp. VGG cũng chịu ảnh hưởng sâu rộng bởi tình hình này, vì vậy Tổng công ty đã đề ra những phương án kinh doanh phù hợp, tăng cường sự chủ động nhằm kịp thời ứng phó với tình hình diễn biến của dịch bệnh.
"Trong trường hợp tình hình dịch bệnh còn kéo dài thì buộc VGG phải tận dụng mọi nguồn lực của Tổng Công ty để thực hiện các chính sách ưu tiên giữ lao động, giữ khách hàng và thị trường để đảm bảo duy trì năng lực sản xuất và có thể nhanh chóng khôi phục và ổn định các hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty ngay sau hết dịch bệnh".
Dự liệu kinh doanh, xuất khẩu khó khăn, VGG đặt mục tiêu tổng doanh thu hợp nhất năm 2020 ước đạt 6.300 tỷ đồng còn lợi nhuận trước thuế dự kiến đạt 150 tỷ đồng, lần lượt sụt giảm 30% và 70% kết quả đạt được năm 2019. Mức thu nhập bình quân của người lao động dự kiến 10 triệu đồng/người/tháng.

-
Novaland trình 2 phương án lợi nhuận năm 2025, phát hành 350 triệu cổ phiếu riêng lẻ -
SAM Holdings muốn đưa room ngoại ở mức 49% dù cổ phiếu không kín room -
Chứng khoán HSC ước lãi quý I giảm 18%, đặt kế hoạch lợi nhuận năm 2025 tăng 24% -
PV Drilling quay trở lại kế hoạch trả cổ tức tiền mặt -
ĐHĐCĐ FPTS: Cổ đông chất vấn sự hỗ trợ từ FPT và mục tiêu lợi nhuận đi lùi -
Loạt doanh nghiệp năng lượng nhà BB Group vi phạm nghĩa vụ trái phiếu -
Cơ Điện Lạnh có thể phát triển dự án bất động sản theo trục giao thông chính
-
1 Chốt tiến độ thẩm định cao tốc Quy Nhơn - Pleiku có vốn đầu tư 43.510 tỷ đồng
-
2 Sân bay Gia Bình sẽ có công suất lên tới 5 triệu hành khách/năm trong thời kỳ 2021-2030
-
3 Ba kịch bản của ngành bất động sản Việt Nam khi Mỹ áp thuế 46%
-
4 Triệu tập kỳ họp thứ 9 Quốc hội khoá XV: Sửa Hiến pháp và 13 luật để tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy
-
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 6/4
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Nông nghiệp Công nghệ cao - Thực phẩm - Đồ uống
-
Ngày hội việc làm liệu có phù hợp cho người đi làm đã có kinh nghiệm?
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển
-
T&L Invest ký hợp tác chiến lược tại dự án Takara Hòa Bình Resort