Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 23 tháng 11 năm 2024,
Tham nhũng mấy năm nay "ổn định"
Quang Hưng - 21/10/2014 09:44
 
() Sáng nay (21/10), thảo luận tình hình kinh tế xã hội năm 2014 và các báo cáo Chính phủ trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIII, Đại biểu Đỗ Văn Đương – Đoàn Đại biểu Quốc hội TP. Hồ Chí Minh bức xúc vì tình hình tham nhũng, lãng phí nhiều năm nay không thuyên giảm.
TIN LIÊN QUAN
TIN LIÊN QUAN
Ụ nổi 83M nguy cơ hóa kiếp thành sắt vụn
Bắt đầu kiểm tra án tham nhũng tại 8 tỉnh
Ủy ban Kiểm tra Trung ương kiểm tra dấu hiệu vi phạm của ông Trần Văn Truyền
Việt - Nhật đối thoại chống tham nhũng tại dự án ODA
Đẩy lùi tham nhũng, hay bị tham nhũng đẩy lùi?
  Phòng chống tham nhũng 2014  
  Đoàn Đại biểu Quốc hội TP. Hồ Chí Minh thảo luận tình hình kinh tế - xã hội năm 2014. Ảnh: Hà Quang  

Theo đại biểu Quốc hội Đỗ Văn Đương, bây giờ vấn nạn tham nhũng là tệ hại. Việt Nam có mức độ tham nhũng xếp gần cuối bảng (thứ 116/175 quốc gia, vùng lãnh thổ). Đi cùng với tham nhũng là lãng phí, nhiều công trình xây xong không có người sử dụng. Ký túc xá sinh viên, công nhân khu công nghiệp hàng trăm chỗ xây xong không có người ở. Rất nhiều bến cảng xây xong không sử dụng. Rồi chi hành chính rất lớn, chi thường xuyên rất lớn. Bao năm nay chúng ta nói giảm biên chế nhưng không giảm được. Đoàn đi nước ngoài quá nhiều, nói là giảm nhưng không giảm, vẫn cứ đi.

"Những cái này tiêu tốn vô độ khiến nợ công, nợ Chính phủ tăng lên, kinh tế kém phát triển. Chi thì lắm, thu thì giảm.... Tôi đề nghị báo cáo chính phủ tập trung vào những nguyên nhân cụ thể, thiết thực và có những biện pháp quyết liệt đi vào những vấn đề như: vấn đề chống thất thu thuế, vấn đề chống lãng phí, chống tham nhũng. Tham nhũng mấy năm nay ổn định lắm vì số liệu tăng giảm không đáng kể", ông Đương nói.

Trước đó, sáng 20/10, Tổng Thanh tra chính phủ Huỳnh Phong Tranh trình bày trước Quốc hội báo cáo của Chính phủ về công tác phòng chống tham nhũng năm 2014. Theo đó, tình hình tham nhũng trong khu vực công vẫn còn nghiêm trọng, diễn ra ở nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều lĩnh vực, với mức độ ngày càng tinh vi, khó phát hiện do các đối tượng tham nhũng thường có chức vụ, quyền hạn, có trình độ hiểu biết pháp luật, quan hệ rộng, liên kết với nhau thành các nhóm lợi ích.

Báo cáo của Chính phủ cho biết, công tác phòng chống tham nhũng trong năm nay đã đạt được một số kết quả tích cực. Lực lượng cảnh sát điều tra các cấp đã thụ lý, điều tra 415 vụ án, 1.031 bị can phạm tội về tham nhũng, trong đó khởi tố mới 256 vụ, 593 bị can. Tổng tài sản thiệt hại khoảng 6.740 tỷ đồng. Tài sản thu giữ, thu hồi trên 1.500 tỷ đồng.

  kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIII  
  Đại biểu Đỗ Văn Đương - Đoàn Đại biểu TP. Hồ Chí Minh bức xúc vì tình trạng tham nhũng, láng phí.
Ảnh: Hà Quang
 

Cũng trong 9 tháng đầu năm các địa phương, đơn vị đã xử lý kỷ luật các hình thức 48 người đứng đầu thiếu trách nhiệm để xảy ra hành vi tham nhũng. Trong đó, 3 người bị xử lý hình sự, 5 người bị cách chức.

Về công tác thanh tra, kiểm toán, giải quyết khiếu nại, tố cáo góp phần phòng ngừa, phát hiện và xử lý hành vi tham nhũng từ đầu năm đến nay, báo cáo cho thấy với hơn 200.000 cuộc thanh tra hành chính, kiểm tra chuyên ngành đã phát hiện vi phạm hơn 31.800 tỷ đồng, trên 4.700 ha đất; kiến nghị thu hồi ngân sách Nhà nước trên 27.000 tỷ đồng và 3.660 ha đất. Qua đó cũng kiến nghị xử lý trách nhiệm đối với 1.688 tập thể, 2.989 cá nhân; chuyển cơ quan điều tra xử lý hình sự 61 vụ.

Qua thanh tra, kiểm toán đã phát hiện nhiều vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật, tham nhũng, phát hiện, làm rõ sai phạm và đề nghị xử lý nhiều vụ việc vi phạm pháp luật nghiêm trọng được dư luận xã hội quan tâm.

Trong năm qua, ngành thanh tra đã phát hiện 54 vụ, 87 đối tượng có hành vi liên quan đến tham nhũng với số tiền 68 tỷ đồng; đã thu hồi gần 47 tỷ đồng (đạt 68%, tăng 18% so với năm 2013).

Báo cáo của Chính phủ cũng thừa nhận, số vụ việc tham nhũng được phát hiện qua thanh tra, kiểm toán chưa tương xứng với tình hình thực tế. Việc chuyển các hồ sơ, tài liệu có dấu hiệu tham nhũng còn vướng mắc, các cơ quan vẫn chưa có sự thống nhất về tiêu chí đánh giá vụ việc cần chuyển cơ quan điều tra, nhất là các vụ phức tạp, liên quan đến nhiều ngành, nhiều cấp.

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư