
-
Cầu vốn vay mua nhà sẽ trở lại khi mặt bằng lãi suất ổn định
-
Tín dụng chính sách xã hội ổn định sau sáp nhập
-
Cuộc đua thị phần “nóng” hơn khi bỏ room tín dụng
-
Tín dụng tăng mạnh trong nửa đầu năm 2025
-
Cách Techcombank sinh lời tự động tối ưu hoá giá trị cho khách hàng -
Lợi nhuận 6 tháng của Nam A Bank tăng 14% so với cùng kỳ năm ngoái
![]() |
Phát biểu tại Hội thảo Tổng quan thị trường tài chính năm 2015, do Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia tổ chức sáng nay (14/3), ông Vũ Viết Ngoạn cho rằng, khu vực ngân hàng vẫn còn “mỏng manh”.
Thứ nhất, nợ xấu của hệ thống ngân hàng vẫn còn rất lớn. Nợ xấu nằm trong bảng cân đối tài sản của các ngân hàng hiện chỉ có 120 nghìn tỷ đồng, song số nợ vẫn nằm tại VAMC lên tới 245.000 tỷ đồng.
Thứ hai, cơ cấu kỳ hạn cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Cụ thể, các ngân hàng vẫn chủ yếu huy động vốn ngắn hạn (dưới 1 năm) trong khi cho vay trung, dài hạn đã chiếm tới 55% tổng tín dụng.
“Hệ thống ngân hàng đang tiềm ẩn rủi ro thanh khoản. Nguyên nhân chủ yếu do tín dụng trung và dài hạn chiếm tới 55%, trong khi vốn huy động trung và dài hạn chỉ 10%. Tốc độ tăng trưởng tín dụng trung và dài hạn lên tới 31,8%, năm 2014 chỉ là 20,2%. Nếu nhà điều hành không có giải pháp điều chỉnh kịp thời thì các ngân hàng sẽ lâm vào khó khăn thanh khoản, sức khoẻ tiếp tục “mong manh” và không thể được coi là trụ cột, bệ đỡ bền vững của nền kinh tế”, ông Vũ Viết Ngoạn cảnh báo.
Theo ước tính của Ủy ban giám sát tài chính quốc gia, trong năm 2015 vừa qua, tín dụng tăng tới 19%, đồng thời cũng khiến nợ xấu phát sinh mới lên tới 45.000 tỷ đồng. Đây là nguy cơ của hệ thống ngân hàng những năm sau.
Đặc biệt, nợ xấu hiện đang tập trung ở một số ngân hàng yếu kém. Trong đó, riêng nợ xấu của 3 ngân hàng được mua 0 đồng năm 2015 chiếm 30,8% nợ xấu của hệ thống ngân hàng. 3 ngân hàng này bao gồm: NH thương mại cổ phần (TMCP) Xây dựng Việt Nam; Ngân hàng TMCP Đại Dương và NH TMCP Dầu khí toàn cầu.
Liên quan đến rủi ro tín dụng bất động sản, ông Trương Văn Phước, Phó chủ tịch Ủy ban giám sát tài chính quốc gia cho rằng, tín dụng trung dài hạn tăng tới quá nhanh đòi hỏi cần có sự điều chỉnh. Tuy nhiên, nếu nói rằng tín dụng trung, dài hạn năm qua tập trung vào bất động sản cũng không chính xác. Tín dụng trung, dài hạn tăng thời gian qua một phần do chính sách cơ cấu nợ theo Quyết định 780 (NHNN cho phép chuyển một phần nợ ngắn hạn thành nợ trung, dài hạn). Mặc dù vậy, tín dụng bất động sản tăng tới 29% là con số cần cảnh báo.
Cùng với thanh khoản, nợ xấu, một vấn đề nữa được nhiều chuyên gia kinh tế lo lắng là lãi suất đang có chiều hướng tăng lên.
"Áp lực thanh khoản đang có hiện tượng tăng lên. Lãi suất đang tiếp tục tăng và theo tính toán của chúng tôi, có thể tăng 1-2% so với mặt bằng năm 2015. Như vậy không thể đơn giản nói rằng doanh nghiệp vẫn có thể mở rộng sản xuất kinh doanh một cách bình thường như năm ngoái được", ông Lê Đức Thúy, nguyên Thống đốc NHNN băn khoăn.

-
Tín dụng tăng mạnh trong nửa đầu năm 2025 -
Cách Techcombank sinh lời tự động tối ưu hoá giá trị cho khách hàng -
Lợi nhuận 6 tháng của Nam A Bank tăng 14% so với cùng kỳ năm ngoái -
Techcombank Investment Summit 2025: “Việt Nam mới - Tầm nhìn kiến tạo giá trị” -
Cake by VPBank và hành trình xây dựng ngân hàng số theo định hướng tài chính toàn diện -
Vàng thế giới hồi phục, giá SJC niêm yết 120,8 triệu đồng/lượng -
Tín dụng có điều kiện: Giải pháp xóa trần tín dụng ở Việt Nam
-
Thực thi ESG chuẩn quốc tế, Meey Group củng cố nội lực và tạo đà tăng trưởng bền vững
-
DKSH Việt Nam thúc đẩy đổi mới và tuân thủ trong ngành chăm sóc cá nhân
-
Mùa hè sôi động với ưu đãi hấp dẫn khi mua Omoda C5 và Jaecoo J7 trong tháng 7
-
SeABank tổ chức “Ngày hội đổi rác lấy quà” - Lan tỏa lối sống xanh vì Hà Nội sạch đẹp
-
Thông báo mời quan tâm dự án Tòa nhà Trụ sở chính VietinBank
-
Vietnam Airlines thông báo phát hành 900 triệu cổ phiếu ra công chúng