-
Cổ phiếu HTL lên đỉnh 7 năm khi tăng cổ tức từ 20% lên 65% -
Thêm 2 công ty chứng khoán bị phạt hàng trăm triệu đồng -
VN-Index quay đầu giảm nhẹ sau 4 phiên tăng liên tiếp -
Dùng dằng thoái vốn nhà nước tại Bidiphar -
VN-Index tăng phiên thứ tư liên tiếp, lên 1.288 điểm -
Hơn 277.000 tỷ đồng trái phiếu được huy động
Cổ phiếu ngành bán lẻ, hàng tiêu dùng và hàng không phục hồi nhờ kỳ vọng hậu giãn cách. |
VN-Index rơi mạnh phiên ATC, nhóm vốn hoá vừa giảm nhiệt, cổ phiếu hàng không - bán lẻ ngược dòng
Cả ba sàn chứng khoán Việt Nam đóng cửa trong sắc đỏ trong phiên giao dịch ngày đầu tuần, chung xu hướng với đa phần các sàn chứng khoán Đông Nam Á. VN-Index giao dịch giằng co, từng có thời điểm vượt mốc 1.350 điểm, nhưng chỉ giữ được trong thời gian ngắn. Chỉ số sàn HoSE cũng từng nhiều lần dừng chân trước ngưỡng kháng cự trên trong tuần trước nhưng đều không thành công.
Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index giảm 3,88 điểm (-0,29%) xuống 1.341,43 điểm. HNX-Index giảm 1 điểm (-0,29%) xuống 349,05 điểm. UPCoM-Index giảm 0,15 điểm (-0,16%) xuống 95,26 điểm.
VN-Index tiếp tục không vượt qua được ngưỡng 1.350 điểm. |
Số mã chứng khoán giảm chiếm ưu thế, tập trung ở nhóm cổ phiếu vốn hoá vừa và nhỏ. VN30-Index giảm 0,23%, VNMid-Index “bốc hơi” tới 1,1%. Nhóm này đã từng tăng khá ở tuần trước khi nhiều cổ phiếu vốn hoá lớn hụt hơi. Ở chiều ngược lại, chỉ số đại diện nhóm cổ phiếu vốn hoá nhỏ lại tăng 0,62% nhưng không đủ để kéo chỉ số chung tăng điểm.
Các cổ phiếu tác động tiêu cực nhất đến VN-Index phiên 13/9 lần lượt là GVR, VCB, HPG, CTG, BID. Nhóm ngân hàng góp tới 6 “gương mặt”, còn nhóm bất động sản cũng có VHM và KBC trong top 10 kéo chỉ số giam điểm. Trên sàn HNX, nhóm cổ phiếu ngân hàng cũng trở thành tội đồ. NVB, SHB, SHS và MBS tác động tiêu cực nhất đến chỉ số. Cổ phiếu NVB sau khi duy trì 3 phiên ở mức đỉnh giá mới (34.700 đồng/cổ phiếu) đã giảm 9,5% chỉ trong phiên hôm nay. Cổ phiếu này đã đánh rơi toàn bộ nỗ lực đi lên suốt gần 2 tuần qua.
Phần lớn cổ phiếu nhóm ngân hàng đều đóng cửa trong sắc đỏ, trừ VPB, TPB... Cổ phiếu của Vietcombank – tổ chức niêm yết có vốn hoá lớn nhất thị trường giảm tới 1,1%. Nhóm chứng khoán cũng chung diễn biến. Chỉ một số ít cổ phiếu giữ được sắc xanh như VND, FTS, WSS… còn đa phần đều giảm so với cuối tuần trước.
Cá biệt, Chứng khoán APG tiếp tục tăng kịch biên độ. Cổ phiếu công ty chứng khoán này đang nằm trong tầm ngắm M&A của Louis Capital (mã TGG). Một loạt cổ phiếu liên quan đế nhóm Louis gồm TGG. SMT, AGM đều tăng trần.
Tại phiên 13/9, nhiều nhóm ngành tiêu lội ngược dòng thị trường, tiêu biểu là nhóm bán lẻ, hàng tiêu dùng. Cổ phiếu FPT Retail (FRT), Digiworld (DGW) tăng kịch biên độ. MWG cũng tăng 5,1% và là cổ phiếu tác động tích cực nhất đến chỉ số bên cạnh một số cổ phiếu ngành hàng tiêu dùng như SAB (+6,67%), VNM (+0,81%), MSN (+0,46%).
Nhóm hàng không đã hồi phục khá tuần trước nhờ kỳ vọng mở lại đường bay nội địa. HVN tăng kịch biên độ. Ngày 14/9 sẽ là thời hạn cuối cùng để các cổ đông Vietnam Airlines nộp tiền mua cổ phiếu trong đợt chào bán tăng vốn cho cổ đông hiện hữu. Cổ phiếu một số công ty dịch vụ hàng không như Nội Bài Cargo (NCT) hay Sasco (SAS) đều hồi phục tăng khoảng 4%. Một số cổ phiếu khách sạn cũng hồi phục mạnh như Ninh Vân Bay (NVT), Khách sạn Sài gòn (SGH) hay Quốc tế Hoàng Gia (RIC) đều tăng.
Khối ngoại tiếp tục bán ròng, tập trung cổ phiếu họ nhà Vin
Ngoài sự hồi phục của nhiều nhóm cổ phiếu neo theo kỳ vọng nền kinh tế hậu giãn cách, điểm tích cực của phiên hôm nay còn là sự tăng trưởng của dòng tiền. Thanh khoản thị trường tăng mạnh so với phiên trước. Tổng giá trị giao dịch trên ba sàn đạt 29.088 tỷ đồng. Trong đó, riêng giá trị khớp lệnh tăng 25,8% lên 27.226 tỷ đồng.
HPG, VHM tiếp tục đạt mức thanh khoản trên ngàn tỷ đồng.Tuy nhiên, khá bất ngờ khi giao dịch chuyển nhượng cổ phiếu KBC tăng vọt lên 1.180 tỷ đồng. Cổ phiếu của ông lớn ngành bất động sản khu công nghiệp đã quay đầu giảm tới 5,8% trong phiên và cũng là một trong 10 cổ phiếu tác động tiêu cực nhất đến VN-Index.
Giao dịch cổ phiếu này chủ yếu bởi nhà đầu tư trong nước. Trước khi rơi sâu hôm nay, KBC cũng đã tăng 34,75% kể từ giữa tháng 7/2021. Khối ngoại tiếp tục ghi nhận phiên thứ 11 liên tiếp bán ròng. Tuy vậy, giá trị bán ròng đã giảm còn 289 tỷ đồng. Các nhà đầu tư nước ngoài tập trung bán ở cổ phiếu VIC và VHM. Trong khi đó, THD được mua vào hơn 117 tỷ đồng. Lực mua trên cũng góp phần đưa cổ phiếu này tăng 1,46% so với cuối tuần trước.
-
Dùng dằng thoái vốn nhà nước tại Bidiphar -
Loạt quỹ đầu tư cổ phiếu chiến thắng thị trường -
Góc nhìn TTCK tuần 14-18/10: VN-Index có thể tiếp tục dao động trong biên độ hẹp tại 1.260-1.300 điểm -
Ngân sách nhà nước chi 306.128 tỷ đồng cho giáo dục, đào tạo -
VN-Index tăng phiên thứ tư liên tiếp, lên 1.288 điểm -
Chứng khoán APG: Sắp lộ diện bên mua là tổ chức -
Hơn 277.000 tỷ đồng trái phiếu được huy động
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 14/10 -
2 Góc nhìn TTCK tuần 14-18/10: VN-Index có thể tiếp tục dao động trong biên độ hẹp tại 1.260-1.300 điểm -
3 Ép mua bảo hiểm khi vay vốn: Giám sát chặt các ngân hàng có tỷ lệ tái ký năm thứ hai thấp -
4 Các đại dự án giao thông “ăn đong” từng mét mặt bằng -
5 Chung cư liên tục được hỏi mua, đất nền được gom để xây sân pickleball
- GELEX thăng hạng trong Top 100 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam 2024
- Lợi nhuận TCH tăng mạnh nhờ bàn giao gần 300 sản phẩm
- Cathay Life được vinh danh giải thưởng "Thương hiệu Vàng thời đại số" năm 2024
- Sacombank Golf Championship 2024 nhân ngày Doanh nhân Việt Nam
- Đâu là điểm đến mới cho dòng tiền đầu tư tại các thủ phủ công nghiệp?
- Những câu nói của bà Mai Kiều Liên làm nên "chất' Vinamilk