-
Đà Nẵng ký kết hàng loạt ghi nhớ hợp tác phát triển vi mạch bán dẫn -
Đà Nẵng áp dụng chính sách ưu đãi vượt trội trong lĩnh vực vi mạch bán dẫn -
FPT cung cấp giải pháp chuyển đổi số cho hãng xe hàng đầu Nhật Bản -
Cần phải có luật hỗ trợ đổi mới sáng tạo -
Xây dựng, vận hành Cơ sở dữ liệu cụm công nghiệp cả nước -
Thủ tướng chỉ đạo tăng cường đào tạo nhân lực chất lượng cao ngành bán dẫn, AI
Tháo gỡ những khó khăn vướng mắc thực hiện phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia |
Tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc
Văn phòng Chính phủ vừa ban hành văn bản số 238/TB-VPCP ngày 22/6/2023 thông báo kết luận của Phó thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại Hội nghị giao ban với các Bộ ngành về tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025 tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06).
Thông báo nêu rõ, để triển khai có hiệu quả Đề án 06 trong các tháng cuối năm 2023, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đề nghị các Bộ, ngành bám sát 08 nhóm vấn đề, 21 nhiệm vụ cụ thể tại văn bản số 452/TTg-KSTT, ngày 23/5/2023 của Thủ tướng Chính phủ, xây dựng Kế hoạch chi tiết, phân công rõ cá nhân, tổ chức chịu trách nhiệm thực hiện, thời gian hoàn thành, thường xuyên kiểm tra, giám sát để kịp thời tháo gỡ các "điểm nghẽn" và hướng dẫn, giải đáp vướng mắc cho cấp cơ sở.
Các Bộ, ngành theo thẩm quyền thực hiện rà soát pháp luật, đặc biệt là các cơ chế, chính sách pháp luật liên quan đến quản lý dân cư theo Đề án 06 và đề xuất sửa đổi theo hướng đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin, hoàn thiện hệ sinh thái phục vụ kết nối, khai thác, làm giàu dữ liệu và các tiện ích phục vụ người dân, doanh nghiệp theo hướng dẫn của Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về rà soát văn bản quy phạm pháp luật. Bên cạnh đó cần rà soát các quy định liên quan đến đầu tư xây dựng hạ tầng, cơ chế liên thông, kết nối giữa hệ thống thông tin của Bộ, ngành mình với các cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành, hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính. Hoàn thành trong tháng 9/2023.
Bên cạnh đó, hoàn thành việc cắt giảm, đơn giản hóa các thủ tục hành chính, giấy tờ liên quan đến quản lý dân cư theo yêu cầu của Chính phủ tại 19 Nghị quyết chuyên đề; phối hợp chặt chẽ với Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ trình Thủ tướng Chính phủ cho phép xây dựng văn bản theo trình tự thủ tục rút gọn, áp dụng một văn bản sửa nhiều văn bản để khẩn trương hoàn thành việc sửa đổi, bổ sung các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền quyết định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, của Bộ, cơ quan ngang bộ trước tháng 9/2023.
Chuyển đổi từ phương thức truyền thống sang môi trường điện tử bảo đảm thực chất, hiệu quả
Phó thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu tập trung chuyển đổi quy trình, thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ công từ phương thức truyền thống sang môi trường điện tử bảo đảm thực chất, hiệu quả; chuẩn hóa, tái cấu trúc quy trình nghiệp vụ, xây dựng các biểu mẫu điện tử, phần mềm chuyên dùng, đẩy nhanh tiến độ số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính để làm giàu kho dữ liệu, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp không phải cung cấp lại các thông tin đã có. Hoàn thành trong tháng 9/2023.
Thực hiện nghiêm việc tiếp nhận, xử lý hồ sơ trực tuyến, không để tình trạng chậm hoặc để quá hạn giải quyết hồ sơ; rà soát, chuẩn hóa, điện tử hóa mẫu đơn, tờ khai theo hướng cắt giảm tối thiểu 20% thông tin phải khai báo trên cơ sở tái sử dụng dữ liệu đã được số hóa, hoàn thành trong tháng 6/2023; đẩy nhanh việc thực hiện ký số trên thiết bị di động; nghiên cứu, tổ chức triển khai thực hiện thủ tục hành chính không phụ thuộc vào địa giới hành chính. Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc địa phương trong việc tiếp nhận, giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính liên thông, nhất là các hồ sơ quá hạn.
Văn phòng Chính phủ chủ trì, phối hợp với Bộ Công an đánh giá, kiểm tra tình hình triển khai 53 dịch vụ công thiết yếu; phối hợp với các Bộ, ngành đánh giá toàn bộ các dịch vụ công trực tuyến đã được cung cấp trên Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của cơ quan mình và tích hợp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia, để từ đó lựa chọn những dịch vụ công thiết thực, tần suất sử dụng cao gắn liền nhu cầu hàng ngày của người dân, doanh nghiệp, có đầy đủ các điều kiện để cung cấp dịch vụ công trực tuyến toàn trình. Hoàn thành trong tháng 9/2023.
Đối với 02 nhóm thủ tục hành chính liên thông, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu các Bộ, cơ quan: Công an, Tư pháp, Y tế, Lao động – Thương binh và Xã hội, Bảo hiểm xã hội Việt Nam khẩn trương hoàn thiện phần mềm nghiệp vụ chuyên ngành của cơ quan mình bảo đảm kết nối thông suốt với phần mềm dịch vụ công liên thông; hoàn thiện các tài liệu hướng dẫn; tổ chức đào tạo, tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ cho các địa phương thực hiện. Hoàn thành trước ngày 30/6/2023.
Tích hợp, xác thực, hiển thị các thông tin, giấy tờ cá nhân trên ứng dụng VNeID
Phó thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu Bộ Công an chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương trong tích hợp, xác thực, hiển thị các thông tin, giấy tờ cá nhân trên ứng dụng VNeID, từng bước thay thế việc cung cấp các giấy tờ cá nhân trong thực hiện các giao dịch, thủ tục hành chính. Tiếp tục hoàn thiện ứng dụng VNeID, đa dạng hóa các tiện ích và truyền thông để người dân thuận tiện tham gia sử dụng.
Bộ Công an rà soát, đánh giá việc triển khai phần mềm dịch vụ công liên thông, khắc phục các tồn tại, bảo đảm kết nối thông suốt, cập nhật, đồng bộ trạng thái hồ sơ với hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của địa phương. Hoàn thành trước ngày 30/6/2023.
Đồng thời, hướng dẫn các Bộ, cơ quan, địa phương trong việc khai thác, trích xuất dữ liệu công dân do Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư chia sẻ với Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ, cấp tỉnh tại thời điểm giải quyết thủ tục hành chính, bảo đảm đúng thẩm quyền, phạm vi khai thác dữ liệu và tuân thủ quy định về bảo vệ dữ liệu cá nhân. Hoàn thành trước ngày 31/7/2023.
Có cơ chế, chính sách mới về đầu tư, về thuê dịch vụ công nghệ thông tin cho chuyển đổi số
Bộ Tư pháp với vai trò là thường trực Tổ Công tác của Thủ tướng Chính phủ về rà soát văn bản quy phạm pháp luật phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn các Bộ, cơ quan rà soát, xác định các văn bản quy phạm pháp luật cần điều chỉnh ngay sau khi Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi) được thông qua; kịp thời tham mưu, đề xuất Chương trình, Kế hoạch sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật nêu trên, bảo đảm việc chuyển đổi từ phương thức làm việc truyền thống sang môi trường điện tử. Hoàn thành trong tháng 8/2023.
Bộ Thông tin và Truyền thông khẩn trương hoàn thiện Quy hoạch hạ tầng thông tin và truyền thông thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành trong tháng 7/2023 để làm cơ sở pháp lý cho việc xây dựng, quản lý và vận hành Trung tâm dữ liệu quốc gia.
Khẩn trương hoàn thành Nghị định quy định danh mục cơ sở dữ liệu quốc gia, việc xây dựng, cập nhật, duy trì và khai thác, sử dụng cơ sở dữ liệu quốc gia, trình Chính phủ ban hành trong tháng 7/2023.
Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan liên quan nghiên cứu, đề xuất Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 73/2019/NĐ-CP ngày 05/9/2019 quy định quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước theo trình tự thủ tục rút gọn; trong đó, có cơ chế, chính sách mới về đầu tư, về thuê dịch vụ công nghệ thông tin cho chuyển đổi số. Hoàn thành trong tháng 7/2023.
Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư thành lập Tổ công tác tháo gỡ khó khăn về đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin.
Đồng bộ dữ liệu thuế, sử dụng căn cước công dân gắn chip, định danh điện tử là mã số thuế
Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Thông tin và Truyền thông nghiên cứu, đề xuất Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cho phép ban hành cơ chế tài chính mới về thuê dịch vụ công nghệ thông tin.
Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, các cơ quan liên quan ưu tiên bố trí nguồn kinh phí chi thường xuyên cho việc thuê dịch vụ công nghệ thông tin phục vụ triển khai Đề án 06 và chuyển đổi số; nghiên cứu phương án thu phí, giá các dịch vụ cung cấp cho người dân, doanh nghiệp để tái đầu tư, duy trì, quản lý, phát triển hệ thống công nghệ thông tin.
Bộ Tài chính xây dựng Kế hoạch, chủ trì phối hợp với Bộ Công an tập trung triển khai các giải pháp về đồng bộ dữ liệu thuế, sử dụng căn cước công dân gắn chip, định danh điện tử là mã số thuế và định danh trong các giao dịch điện tử để nâng cao hiệu quả thu thuế. Phấn đấu 100% cơ sở kinh doanh kết nối hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền vào hệ thống dữ liệu của cơ quan thuế, tập trung vào các lĩnh vực trọng tâm như: hoạt động kinh doanh ăn uống, nhà hàng, khách sạn, dịch vụ giải trí, siêu thị,...
Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, các cơ quan liên quan ưu tiên bố trí vốn đầu tư công cho các dự án công nghệ thông tin phục vụ triển khai Đề án 06 và chuyển đổi số. Chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính, Bộ Thông tin và Truyền thông nghiên cứu, đề xuất Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cho phép ban hành cơ chế, chính sách đầu tư cho chuyển đổi số vào hạ tầng, đường truyền, thiết bị, phần mềm và con người; nghiên cứu, báo cáo Thủ tướng Chính phủ phương án sửa đổi các quy định về lựa chọn nhà thầu cung cấp các sản phẩm công nghệ thông tin có tính chất đặc thù (tài nguyên tri thức, sáng tạo, mới, khó xác định giá thầu, ít nhà cung cấp...). Hoàn thành trong tháng 9/2023.
Khai thác Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thúc đẩy thương mại điện tử, quản lý thuế
Bộ Công Thương chủ trì phối hợp với Bộ Công an và các đơn vị liên quan nghiên cứu, hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật về quản lý hoạt động thương mại điện tử phù hợp với dự án Luật được ban hành theo hướng tích hợp, ứng dụng thẻ Căn cước công dân gắn chip, ứng dụng tài khoản định danh điện tử, khai thác Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thúc đẩy thương mại điện tử, quản lý thuế.
Bộ Công Thương phối hợp với Bộ Công an triển khai ngay việc tích hợp tài khoản định danh điện tử, ứng dụng thẻ Căn cước công dân gắn chip hoặc dữ liệu dân cư để xác thực chủ thể của hoạt động thương mại điện tử tham gia giao kết hợp đồng trên Trục phát triển hợp đồng điện tử Việt Nam; quản trị, vận hành, bảo đảm ổn định Trục phát triển hợp đồng điện tử Việt Nam. Bộ Công an hỗ trợ việc tích hợp tài khoản định danh điện tử để cung cấp dịch vụ xác thực điện tử.
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Bộ Công an và các cơ quan liên quan nghiên cứu có phương án cụ thể để quản lý di biến động về người lao động tại các doanh nghiệp trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao; tình hình người lao động bị mất việc làm, người đang có nhu cầu tìm kiếm việc làm; trợ giúp khi cần thiết cho người lao động hưởng các lợi ích chính đáng theo quy định của pháp luật một cách nhanh chóng, kịp thời. Báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước tháng 9/2023.
Hoàn thiện cơ sở dữ liệu quốc gia về cán bộ, công chức, viên chức
Bộ Nội vụ hoàn thiện cơ sở dữ liệu quốc gia về cán bộ, công chức, viên chức kết nối, chia sẻ dữ liệu với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, hoàn thành trong tháng 6/2023.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với Bộ Công an, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế, Bảo hiểm xã hội Việt Nam và các cơ quan có liên quan nghiên cứu, tích hợp thông tin tài khoản khách hàng qua thẻ Căn cước công dân gắn chip, ứng dụng VNeID để phục vụ chi trả lương hưu, trợ cấp an sinh xã hội, thất nghiệp, thiên tai, bệnh dịch,... thanh toán không dùng tiền mặt.
Văn phòng Chính phủ chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và cơ quan, địa phương liên quan xây dựng, hoàn thiện Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính cấp Phiếu lý lịch tư pháp, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành trong tháng 6/2023.
Văn phòng Chính phủ chủ trì phối hợp với Bộ Công an, Bộ Thông tin và Truyền thông xây dựng lịch để kiểm tra, rà soát đánh giá tình hình triển khai 53 dịch vụ công thiết yếu tại Đề án 06 và Quyết định số 422/QĐ-TTg ngày 04/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ; báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả trong tháng 9/2023.
-
Chìa khóa giải bài toán nhân lực bán dẫn -
Đã có 800.000 tài khoản được tạo trên ứng dụng iHanoi -
Hà Nội: Đảm bảo hoàn thành Kế hoạch Chuyển đổi số năm 2024 -
Đà Nẵng ký kết hàng loạt ghi nhớ hợp tác phát triển vi mạch bán dẫn -
Đà Nẵng áp dụng chính sách ưu đãi vượt trội trong lĩnh vực vi mạch bán dẫn -
FPT cung cấp giải pháp chuyển đổi số cho hãng xe hàng đầu Nhật Bản -
Nguồn vốn startup Việt 2024: Thách thức và cơ hội cho các nhà đổi mới
- Alacarte Hạ Long: Chủ động khắc phục hậu quả bão Yagi
- Hội Dầu khí Việt Nam đồng hành cùng Petrovietnam vượt nhiều khó khăn, thách thức
- Ba nhà thầu tham gia gói thầu xây lắp đường ống cấp nước tại tỉnh Hậu Giang
- Bốn nhà đầu tư tham gia đấu thầu gói thầu số 5 của Cấp nước Đồng Nai
- C.P. Việt Nam không ngừng đầu tư cho chuyển đổi xanh
- An tâm đồng hành cùng PJICO, khách hàng vững vàng vượt bão Yagi