-
Petrovietnam bứt phá, chuyển đổi hiệu quả thành Tập đoàn Công nghiệp Năng lượng Quốc gia -
Soi thưởng Tết của doanh nghiệp địa ốc phía Nam -
Sản xuất công nghiệp năm 2025 nhắm mốc tăng trưởng 9-10% -
Đề xuất nâng vốn điều lệ của “ông lớn” đường cao tốc Việt Nam lên 38.251 tỷ đồng -
Vietnam Airlines, VNPT, TKV, PVN... trước thời điểm chia tay CMSC -
Đổi mới sáng tạo - Bí quyết dẫn đầu của Suntory PepsiCo Việt Nam
Kể câu chuyện này, TS. Nguyễn Phương Bắc, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Ninh gọi đây là một sáng kiến cải cách. “Trong bối cảnh kinh doanh khó khăn hiện tại, chỉ một động thái nhỏ như vậy cũng có thể níu chân doanh nghiệp ở lại, cố gắng vượt qua khó khăn”, ông Bắc tin tưởng.
Không phải bỗng nhiên, vị chuyên gia nhắc đến địa phương được cho là có vị trí... khuất nẻo, không có nhiều lợi thế cạnh tranh, nhưng đã đứng bền 15 năm trong tốp 5 địa phương đứng đầu Bảng Xếp hạng năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) nhờ sự chấm điểm cao của cộng đồng kinh doanh.
Tốc độ doanh nghiệp tạm dừng, rút lui khỏi thị trường trong 2 tháng đầu năm 2024 tăng cao, vượt qua cả số doanh nghiệp gia nhập, đi ngược với thông lệ (doanh nghiệp gia nhập cao hơn rút lui). Trong bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước còn khó dự báo, đây được cho là thách thức nhiều mục tiêu tăng trưởng của nền kinh tế trong năm nay.
Thậm chí, tình hình trên đã bắt đầu làm khó mục tiêu trực tiếp liên quan đến số lượng doanh nghiệp tại Nghị quyết 02/NQ-CP của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2024. Đó là, số doanh nghiệp gia nhập thị trường (thành lập mới và quay trở lại hoạt động) năm 2024 tăng ít nhất 10% so với năm 2023; số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường năm 2024 tăng dưới 10% so với năm 2023.
Mặc dù quyết định đầu tư hay rút lui khỏi thị trường của doanh nghiệp phụ thuộc vào cơ hội đầu tư, kinh doanh, sức khỏe và năng lực của nhà đầu tư, doanh nghiệp, nhưng thực tế cho thấy, yếu tố niềm tin luôn chiếm trọng số rất lớn.
Trong nhiều cuộc làm việc giữa cộng đồng doanh nghiệp với Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương, các doanh nghiệp thường chia sẻ, họ sẽ tiếp tục đầu tư, chấp nhận rủi ro, chi phí trước mắt nếu nhìn thấy rõ tính dự báo được của cơ chế, chính sách; thấy được sự chắc chắn, khả thi trong nỗ lực đồng hành của chính quyền với các vấn đề của doanh nghiệp... Ngược lại, khi không tìm kiếm được cơ sở cho niềm tin kinh doanh, thì doanh nghiệp, nhà đầu tư sẽ chọn phương án tạm lui, chờ thời.
Chính vì vậy, trong bối cảnh hiện tại, khi những khó khăn, thách thức được nhận diện là kéo dài, phức tạp, nhiều chuyên gia kinh tế không khỏi băn khoăn trước việc, tại sao lại giới hạn nhiều giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp chỉ khoảng 6 tháng, mà không thể kéo dài 1 năm, thậm chí 2 năm. Mặc dù khi xây dựng và ban hành chính sách, thông điệp được đưa ra luôn là sẽ tùy tình hình để kéo dài thời gian hỗ trợ, song trong kinh doanh, doanh nghiệp rất khó đưa ra các quyết định dài hơi dựa trên các chính sách ngắn hạn.
Nhưng, đòi hỏi duy trì niềm tin dài hạn cho doanh nghiệp không chỉ giới hạn ở tư duy, cũng như các giải pháp, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp. Những lo ngại về khả năng chồng chéo, thậm chí là xung đột giữa các quy định pháp luật của các bộ, ngành tiếp tục là nỗi ác mộng của các doanh nghiệp dù Quốc hội, Chính phủ cũng đã nhiều lần chỉ đạo, nhấn mạnh rằng, các bộ, ngành tham mưu phải kiên quyết loại bỏ chồng chéo pháp luật để tạo thuận lợi cho kinh doanh. Lo ngại đang nổi lên khi thời gian soạn thảo các nghị định, thông tư thực hiện Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Đất đai, Luật Các tổ chức tín dụng... đang đến giai đoạn cuối, nhưng cơ hội tiếp cận, tham gia góp ý của doanh nghiệp chưa nhiều.
Song, các chuyên gia lại kỳ vọng, hiện chính là thời điểm để đặt niềm tin dài hạn cho cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư về một môi trường kinh doanh an toàn, thuận lợi, có thể tiên liệu được, để thúc đẩy phát triển kinh doanh. Chỉ cần doanh nghiệp nhìn thấy, được tham gia các hoạt động giám sát độc lập quá trình soạn thảo văn bản, thì điều đó sẽ góp phần đảm bảo nguyên tắc thống nhất, không xung đột, nhanh chóng đi vào cuộc sống của hệ thống văn bản.
Nhiều khi, thay đổi lớn lại đến từ những hành động nhỏ, thực chất, đáp ứng đúng nhu cầu của người dân, doanh nghiệp...
-
Cơ hội mở rộng xuất khẩu nông, lâm, thủy sản -
Vietnam Airlines, VNPT, TKV, PVN... trước thời điểm chia tay CMSC -
Đổi mới sáng tạo - Bí quyết dẫn đầu của Suntory PepsiCo Việt Nam -
Giữ chân khách hàng cũ - biện pháp “tăng thu, giảm chi” hiệu quả -
Tập đoàn Khang Điền vinh dự góp mặt trong "Top 10 Sao Vàng đất Việt 2024" -
Ngành Hải quan áp lực thu ngân sách xuất nhập khẩu trong năm 2025 -
Thương nhân đầu mối phải báo cáo định kỳ về triển khai kinh doanh xăng E5RON92
-
1 Thủ tướng: Ngành Kế hoạch và Đầu tư tiếp tục phát huy tinh thần "5 tiên phong" -
2 Hải Phòng thu hút 4,7 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài trong năm 2024 -
3 Toàn ngành Kế hoạch - Đầu tư và Thống kê đang đứng trước thời khắc lịch sử mới của đất nước và của ngành -
4 Bộ Xây dựng và Bộ Giao thông vận tải sau hợp nhất sẽ giảm 41% số đầu mối -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 29/12
- Vinarice: Khát vọng nâng tầm hạt gạo Việt Nam
- Nhôm Grando được vinh danh giải Sao Vàng đất Việt 2024
- Cảng Container quốc tế Tân Cảng Hải Phòng đón TEU thứ 1.500.000
- Herbalife - Lan tỏa lối sống năng động từ Lễ hội đếm ngược đến đường chạy bán marathon
- Các địa phương áp dụng quy định mới về phân lô bán nền ra sao
- VinaLiving chính thức bàn giao các căn hộ nghỉ dưỡng cao cấp tại The Ocean Resort Quy Nhon by Fusion