Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 23 tháng 11 năm 2024,
Thấy gì trong mô hình cửa hàng tiện lợi ở Việt Nam?
Như Loan - 16/11/2021 18:01
 
Quá trình đô thị hóa đã khiến thói quen mua sắm của người Việt thay đổi. Thêm một chất xúc tác nữa là dịch Covid-19 bùng phát, đã khiến các cửa hàng tiện lợi phát huy tác dụng tối đa.

Mô hình này mọc lên như nấm ở Việt Nam những năm gần đây và tiếp tục phát triển theo xu hướng tích hợp đa tiện ích, đa trải nghiệm. Trong đó, có thể coi Masan - Tập đoàn Tiêu dùng - Bán lẻ hàng đầu Việt Nam là doanh nghiệp dẫn dắt, “khoác lên” mô hình này một diện mạo mới mẻ.

Nhu yếu phẩm hàng ngày, chất lượng tốt, phong phú, giá cả ổn định, bài trí khoa học

Cửa hàng tiện lợi đang nở rộ ở các đô thị

Khái niệm cửa hàng tiện lợi được hiểu là một mô hình kinh doanh bán lẻ có quy mô vừa và nhỏ, bán những mặt hàng thiết yếu cho cuộc sống hàng ngày và tương tự như một cửa hàng tạp hóa, có kết hợp với một số dịch vụ rất thuận tiện cho người tiêu dùng như bán thẻ điện thoại.

Tại đây, khách hàng có thể mua đồ ăn nhanh và sử dụng tại chỗ... Đây được xem là phiên bản nâng cấp của mô hình kinh doanh quán tạp hóa nhưng có ưu điểm về bố trí khoa học, tiết kiệm thời gian, không gian và chất lượng dịch vụ tốt hơn. Cửa hàng tiện lợi xuất hiện nhiều ở các thành phố lớn, ở những khu vực đông dân cư.

Theo thống kê của Nielsen Việt Nam, 34% người tiêu dùng thường xuyên mua sắm tại siêu thị và 29% tại siêu thị mini. Trong khi đó 22% người tiêu dùng lại chọn mua hàng tại cửa hàng tiện ích và siêu thị mini gần nơi làm việc, sinh sống. Hệ thống siêu thị mini với độ tiện lợi, dễ dàng tiếp cận các khu dân cư, với mức giá ổn định, hàng hóa chất lượng ngày càng được người dân chọn trở thành kênh mua bán thường xuyên và được mở rộng nhiều hơn ở những khu vực ngoại ô. 

Công ty nghiên cứu thị trường Q&Me đưa ra báo cáo về các cửa hàng bán lẻ phân theo khu vực. Kết quả báo cáo cho thấy khu vực miền Nam, chủ yếu là TP.HCM vẫn được các chuỗi bán lẻ tập trung nhiều nhất.

Đáng chú ý, cửa hàng tiện lợi đang dần trở nên phổ biến hơn, với sự góp mặt đáng chú ý của VinMart+, Circle K hay GS25, Family Mart, 7 Eleven... Ngoại trừ, VinMart+ và Circle K, hầu hết cửa hàng tiện lợi đều chỉ tập trung ở phía Nam, chủ yếu ở TP.HCM. Điều này đưa số cửa hàng tiện lợi được mở tại TP.HCM chiếm 73% trong khi chỉ có 17% nằm ở Hà Nội, Bình Dương 3% và Bà Rịa - Vũng Tàu 2%, còn lại ở các tỉnh khác. Bên cạnh đó, 50% chuỗi cửa hàng cà phê lớn cũng tập trung ở TP.HCM, trong khi ở Hà Nội là 21%...

Đối với quy mô siêu thị nhỏ hơn, các hệ thống tập trung phát triển ở nhiều tỉnh thành, với lợi thế quy mô nhỏ, diện tích vừa phải và hàng hóa thiết yếu, các dòng siêu thị nhỏ phù hợp với xu thế tiêu dùng thời hiện đại. Hệ thống VinMart+ là hệ thống lớn nhất, trải rộng toàn quốc với tổng số lên hơn 2.300 cửa hàng. Trong khi đó Bách hóa Xanh là hệ thống siêu thị nhỏ lớn thứ hai với 1.884 siêu thị, nhưng chỉ có tại phía nam, không có cửa hàng nào ở Hà Nội...

VinMart+ phát triển mô hình cửa hàng tiện lợi cả về lượng và chất

Để gia tăng tiện ích và trải nghiệm tối đa cho khách hàng, Tập đoàn Masan đã tích hợp thành công mô hình kinh doanh độc đáo này vào các cửa hàng VinMart+ hiện có.

Theo đó, khi mua các sản phẩm thiết yếu với chất lượng “Tươi - Ngon - Thượng hạng” tại cửa hàng VinMart+, khách hàng có thể đi vài bước chân sang ki ốt Phúc Long để mua thức uống thơm ngon, nổi tiếng. Ngay cạnh đó, khách hàng dễ dàng thực hiện luôn các hoạt động giao dịch nhanh tại quầy ngân hàng Techcombank như chuyển tiền, nộp/rút tiền mặt, mở tài khoản số đẹp và phát hành thẻ, đăng ký các dịch vụ ngân hàng điện tử. Càng tiện lợi hơn nữa, hệ thống Phano Pharmacy cũng có mặt trong không gian này để phục vụ người dùng các sản phẩm thuốc và chăm sóc sức khỏe. Mô hình này đã được khai trương tại KCD CityLand Tower (Gò Vấp) vào tháng 10 vừa qua.

Tập đoàn Masan cũng đang đẩy nhanh tiến độ nhân rộng mô hình bán lẻ tiện lợi này ở hai thành phố lớn nhất nước là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.

Thương hiệu Trà và Cafe Phúc Long kéo khách hàng trẻ tới VinMart+ thường xuyên hơn

Mới đây nhất, VinMart+ đã tích hợp thêm một mảng ghép công nghệ vào hệ sinh thái của mình. Đó là nhà mạng mới Reddi (Công ty Mobicast – Thành viên Tập đoàn Masan) với đầu số 055.

Reddi được coi là giải pháp để tích hợp sản phẩm và dịch vụ số vào nền tảng tiêu dùng, phục vụ gần 15 triệu người tiêu dùng am hiểu và thường xuyên sử dụng các dịch vụ số.

Chủ tịch HĐQT Nguyễn Đăng Quang nhận định trong Đại hội Cổ đông thường niên 2021: “Chúng ta đang kết hợp kinh nghiệm phục vụ người tiêu dùng và công nghệ vào cùng 1 nền tảng. Công nghệ không chỉ là bệ phóng cho mô hình kinh doanh sắp tới của chúng ta, mà bản thân công nghệ cũng sẽ là một mảng kinh doanh độc lập”.

Sau khi mua lại WinCommerce (tên gọi mới của VinCommerce - đơn vị chủ quản WinMart/ WinMart+), Masan không chỉ thành công ở việc cải thiện hiệu quả vận hành, mà còn “tái định nghĩa” không gian bán lẻ, đặc biệt là ở dạng cửa hàng tiện lợi, đáp ứng xu hướng tiêu dùng hiện đại, thu hút thêm nhóm các khách hàng trẻ có phong cách sống hiện đại.

Có thể hiểu, người tiêu dùng khi tham gia vào một "hệ sinh thái" này, không chỉ nhận được lợi ích mua sắm “one-stop shop (tất cả tại một điểm)” từ nhu yếu phẩm, dược mỹ phẩm, F&B cho đến dịch vụ tài chính, mà khách hàng còn hưởng chương trình loyalty tích điểm tích hợp và quy đổi quyền lợi linh hoạt từ hệ sinh thái trọn vẹn này.

Chiến lược "Point of Life" của Masan hướng đến phục vụ 35 - 50 triệu khách hàng
Masan đang từng bước hiện thực hóa chiến lược “Point of Life”, mang đến hệ sinh thái trải nghiệm phục vụ nhu cầu về tài chính, giáo dục, xã...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư